Ôn tập tiếng Việt 6

Nguyễn Thị Yến Nhi

Đề 1: Phân tích hình tượng Bác Hồ trong bài Đêm nay Bác ko ngủ.

Đề 2: Nêu cảm nghĩ của em về thái độ của Dế Mèn trước cái chết của Dế Choắt trong bài Bài học đường đời đầu tiên.

Đề 3: Phân tích nhân vật Ph răng trong bài Buổi học cuối cùng.

Đề 4: Phân tích cảnh chợ Năm Căn.

Giúp em với ạ!!!!

Thảo Phương
2 tháng 3 2019 lúc 12:05

ĐỀ 1:

1. Phần Mở bài

- Đêm nay Bác không ngủ là bài thơ sống mãi với thời gian. Đây là bài thơ hay nhất của nhà thơ Minh Huệ viết về Người. Bài thơ dựa trên sự kiện: trong chiến dịch biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.

- Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với Bộ dội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.

- Bác Hồ hiện lên trong bài thơ vừa giản dị, thân quen gần gũi như người cha, người ông vừa đẹp lung linh như một ông tiên trong câu chuyện cổ tích.

2. Phần Thân bài

a). Hình ảnh Bác Hồ thể hiện qua.Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân

Trong bài Sáng tháng năm, nhà thơ Tố Hữu đã viết về Bác Hồ kính yêu:

Người là Cha, là Bác, là Anh Quả Lim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ

Điều đó một lần nữa được nhà thơ Minh Huệ khẳng định qua bài Đêm nay Bác không ngủ.

* Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác dành cho bộ đội và nhân dân trước hết thể hiện qua việc Bác thức trắng đêm để suy nghĩ.

- Ngay đầu bài thơ, tác giả viết:

Anh đội viễn thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ.

Đang ngủ say chợt tỉnh giấc, anh đội viên ngạc nhiên khi thấy Bác vẫn còn chưa ngủ. Suốt ngày hành quân, đêm là lúc mọi người cần ngủ để đủ sức mai tiếp tục hành quân. Ây vậy, mà Bác vẫn còn ngồi đó:

Lặng yên bên bếp lửa

Vẻ mặt Bác trầm ngâm

Ngoài trời mưa lâm thâm

Mái lều tranh xơ xác.

- Đêm khuya, mọi người yên giấc, một mình Bác ngồi bên bếp lửa hồng với vẻ mặt trầm ngâm, vẻ mặt “trầm ngâm” của Bác là vẻ mặt của người ông, người cha đang suy nghĩ mà tác giả đã phát hiện và miêu tả một cách thành công. Phải là người có chiều sâu trong nghĩ suy mới có vẻ mặt như vậy.

- Trời sắp sáng, anh đội viên thức dậy và:

Anh hốt hoảng giật mình

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc.

Hình ảnh Bác hiện lên trong những câu thơ trên đã làm lay động tâm hồn người đọc. Dường như Bác đã hóa thân thành bức tượng tuyệt đẹp bên bếp lửa hồng. Hai từ láy “đinh ninh”, “phăng phắc” đã diễn tả mức độ tột cùng của sự im lặng. Hai từ đó có tác dụng nhấn mạnh Bác dang chìm trong những suy nghĩ về các chiến sĩ, về đoàn dân công, về dân, về nước.

* Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác dành cho hộ đội và nhân dân thể hiện qua những việc làm cụ thể bác dành cho các chiến sĩ.

- Bác đốt bếp lửa hồng để sưởi ấm cho các chiến sĩ ngon giấc trong đêm đông lạnh giá giữa núi rừng phương Bắc “Người cha mái tóc bạc Dốt lửa cho anh nằm”.

- Bác đi đắp chăn để giữ hơi ấm cho các chiêm sĩ ngon giấc.

- Bác nhón chân nhẹ nhàng đế các chiến sĩ không giật mình tỉnh giấc.

Bằng những việc làm rất cụ thể trong đêm đông, ta cũng thấy được lòng yêu thương, quan tâm và lo lắng sâu sắc của Bác dành cho các chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm sóc, được Bác chia sẻ tình yêu thương.

* Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác dành cho bộ đội và nhân dân được thể hiện dân qua lời bộc bạch trực tiếp.

- Thể hiện qua lời dặn dò của Bác đối với người đội viên:

Chú cứ việc ngủ ngon

Ngày mai đi dánh giặc.

- Thể hiện qua lời Bác nói với anh đội viên:

Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn...

Là vị lãnh tụ của dân tộc phải lo biết bao việc lớn, nhưng Bác đã rất quan tâm đến những việc cụ thể hằng ngày của đoàn dân công. Tấm lòng của Bác như tấm lòng của người cha đành cho những đứa con thân yêu của mình.

b). Hình ảnh Bác Hồ thể hiện qua tấm lòng yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ

- Anh đội viên ngạc nhiên khi đêm đã khuya mà Bác vẫn còn thức.

- Anh đội viên hốt hoảng khi thấy trời gần sáng mà bác vẫn ngồi ngồi im lặng bên bếp lửa hồng để suy suy nghĩ, lo lắng cho mọi người.

- Hình ảnh Bác hiện lên trước mắt anh đội viên cao đẹp lồng lộng:

Anh dội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

- Tấm lòng của Bác đôi với anh đội viên nói riêng, đôi với những người chiến sĩ nói chung thật ấm áp. Sự nồng ấm của tình thương ấm hơn cả ngọn lửa hồng trong đêm đông giá rét. Và chỉ có Bác kính yêu của chúng ta mới có tấm lòng bao la rộng mở như vậy:

“Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông mọi kiếp người.”

(Tố Hữu)

- Với tình cảm yêu thương và kính trọng, anh đội viên lo lắng cho Bác vì:

Chiến dịch hãy còn dài

Rừng lắm dốc, lắm ụ

Đêm nay Bác không ngủ

Lấy sức đâu mà đi.

Tóm lại: Qua lời kể, qua suy nghĩ và tình cảm của người đội viên, ta thấy Bác hiện lên trong bài thơ vừa gần gũi thân quen vừa cao đẹp lồng lộng.

3. Phần Kết bài

- Bằng sự kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật và bình luận trữ tình, Minh Huệ đã khắc họa thật thành công hình tượng Bác Hồ.

- Hình tượng Bác là hình tượng trung tâm của bài thơ. Giữa cảnh đêm đông của núi rừng lạnh giá thời chiến tranh, Bác hiện lên đẹp như một vị tiên ông trong câu chuyện cổ tích.

- Học bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, em càng thấy kính yêu và biết ơn.

Người nhiều hơn bởi Bác không chỉ là người chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc, Bác còn là vị cha già hiền đức của nhân dân Việt Nam.

minh nguyet
1 tháng 3 2019 lúc 20:11

Tham khảo:

Đề 1:

Bác Hồ vị cha già vĩ đại, vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam. Mỗi con dân Việt Nam đều có những hình dung khác nhau về Bác, nhưng đều thống nhất ở điểm: Bác là con người của sự hài hòa giữa cái giản dị và thanh cao, là người luôn lo cho dân, cho nước. Và trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ Bác cũng hiện lên dung dị, đẹp đẽ và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Mở đầu bài thơ không phải chân dung hào nhoáng của một vị lãnh tụ, Bác hiện lên thật gần gũi, giản dị biết bao:

Lặng yên bên bếp lửa

Vẻ mặt Bác trầm ngâm

Hình ảnh Bác hiện lên trong một đêm mưa, giữa cái lạnh của núi rừng thật đẹp và đáng trân trọng. Đáng trân trọng hơn nữa, khi vị lãnh tụ ấy hòa mình vào nhịp sống chung của các chiến sĩ, cũng chịu biết bao rét mướt, khổ cực. Đó chính là vẻ đẹp nhân cách sáng ngời của Bác.

Không chỉ dừng lại ở đó, Bác còn là người chu đáo, ân cần khi sợ các cháu lạnh đã đi dém chăn từng người một, cẩn trọng và nhẹ nhàng để giấc ngủ của những chiến sĩ không bị gián đoạn. Ở đoạn này tác giả đã sử dụng vô cùng đắt giá hình ảnh so sánh: “Bóng bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng” . Trái tim ấm áp, sự quan tâm của Bác đối với các chiến sĩ chính là ngọn lửa thiêng liêng bất diệt, xua tan cái lạnh giá của mùa đông. Đồng thời qua hình ảnh đó ta cũng thấy Bác chẳng khác nào một người cha đang đi chăm sóc những đứa con thân yêu của mình. Sự vĩ đại của Bác không ồn ào, khoa trương mà luôn lặng lẽ, âm thầm. Trái tim nhân hậu bao la, tình yêu thương Bác dành cho đồng bào cũng được nhà thơ Tố Hữu nhắc đến trong một bài thơ khác:

"Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông mọi kiếp người"

(Theo chân Bác – Tố Hữu)

Đoạn đối thoại trực tiếp giữa anh đội viên và Bác càng bộc lộ rõ hơn nữa những đức tính, tình cảm tốt đẹp ở Bác. Trước thái độ năn nỉ mong Bác đi ngủ của anh đội viên, Bác tâm sự đầy chân thành và xúc động: “Bác thức thì mặc bác/ Bác ngủ không yên lòng/ Bác thương đoàn dân công/…Càng thương càng nóng ruột/ Mong trời sáng mau mau” . Làm sao có thể ngủ được khi những chiến sĩ ngoài kia vẫn đang phải chịu khổ cực, gió rét. Bác thương vô cùng những người chiến sĩ khi họ được trang bị vô cùng ít ỏi, thiếu thốn nhiều thứ, chỉ có lá cây thay chiếu để nằm, manh áo mỏng manh dùng để làm chăn, trong khi thời tiết ngày càng khắc nghiệt, những cơn mưa rả rích suốt đêm khiến cho cái lạnh càng trở nên giá buốt hơn. Bởi vậy, một người cha như Bác sao có thể yên lòng mà ngủ ngon khi những đứa con thương yêu của mình phải chịu cực khổ.

Tấm lòng, tình yêu thương bao la của Bác dành cho mọi người đã khiến anh đội viên vô cùng cảm phục, yêu mến, cũng bởi vậy mà “Anh thức luôn cùng Bác” , để chia sẻ nỗi lo toan, vất vả với Bác. Quá trình tiếp xúc, chứng kiến những hành động, việc làm, những lời tâm sự chân thật, đầy ấm áp của Bác đã đưa anh đội viên đi đến một nhận thức, một khái quát: “Đêm nay Bác ngồi đó/ Đêm nay Bác không ngủ/ Vì một lẽ thường tình/ Bác là Hồ Chí Minh” . Hai câu thơ cuối đã nói lên trọn vẹn tấm lòng bao la, tình yêu thương tha thiết mà cả cuộc đời này Bác dành cho dân tộc, cho đất nước.

Qua lời kể của anh đội viên với lớp ngôn ngữ giản dị, những hình ảnh so sánh đặc sắc (Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lựa hồng) , hoán dụ (Người cha mái tóc bác/ Đốt lửa cho anh nằm); điệp ngữ (Đêm nay Bác không ngủ) ,… Ngoài ra, bài thơ như một câu chuyện, với sự sắp đặt các sự kiện một cách tinh tế, khéo léo, tác giả đã lần lượt mở ra vẻ đẹp trong tâm hồn, nhân cách của Bác. Với sự kết hợp hài hòa của tất cả các yếu tố nghệ thuật trên, Minh Huệ đã dựng lên chân dung Bác Hồ vừa dung dị, đẹp đẽ vừa ngời sáng nhân cách.

Đọc những dòng thơ cuối cùng, gấp lại trang sách, hình ảnh của Bác hiện lên qua trang thơ thật đẹp biết bao. Vẻ đẹp của bác là sự hòa quyện giữa cái bình thường và cái phi thường, giữa cái giản dị và thanh cao của nhân cách, của tấm lòng bao dung, vị tha, luôn yêu thương và quan tâm đến mọi người bằng cả trái tim chân thành và tin yêu.

Đề 3:

Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng " của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, Phrăng là một chú bé vô tư và hồn nhiên. Tuy đã trễ giời đến lớp nhưng vì mải chơi, Phrăng đã có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng cỏ. Phrăng cũng như bao đứa trẻ khác, cậu ham chơi, hiếu động và vô lo vô nghĩ. Nhưng điều đặc biệt khiến em vô cùng yêu mến Phrăng đó là tình yêu nước thiết tha ở cậu bé. Tình yêu nước ấy được thể hiện rõ trong buổi học Pháp văn cuối cùng. Khi nghe thầy Ha-men thông báo người dân vùng An-dát không còn được học tiếng Pháp nữa, Phrăng đã cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Tâm trạng của Phrăng đã có sự biến đổi sâu sắc, cậu cảm thấy ân hận vì đã lãng phí thời gian học tập, không nhớ các quy tắc phân từ của tiếng Pháp. Khi nghe thầy Ha-men giảng bài, Phrăng cảm thấy trân trọng thầy giáo của mình, cậu cũng chưa bao giờ thấy mình hiểu bài nhanh đến thế. Diễn biến tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng đã cho ta thấy được tình yêu nước sâu sắc và mãnh liệt ở chú bé. Em vô cùng yêu mến chú bé Phrăng

Đề 4:

Một vẻ đẹp nữa của Cà Mau là chợ Năm Căn. Là hình ảnh độc đáo của "xóm chợ vùng rừng cận biển" với "những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa...", những ngôi nhà gạch "văn minh hai tầng", "những đống gỗ cao như núi", "những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn...". Tất cả tạo nên sự "ồn ào, đông vui, tấp nập".

Năm Căn là một thị trấn "anh chị rừng xanh" rất trù phú nơi vùng đất cuối cùng Tổ Quốc. Đoàn Giỏi vừa liệt kê vừa miêu tả làm nổi bật sức sống và vẻ đẹp độc đáo của Năm Căn. Đây là một câu văn sử dụng rất đắt ẩn dụ, nhân hóa thể hiện cách nghĩ, cách nói của người nông dân Nam Bộ: "Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một thị trấn anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên một vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Cảnh vật và cuộc sống đa dạng, phong phú, sôi nổi. Có những hầm than gỗ đước... Có cảnh buôn bán rất độc đáo mà ở miền Bắc không có. Những ngôi nhà bè - những khu phố nổi - ban đêm đèn măng xông chiếu rực trên mặt nước. Người đi mua "có thể cập thuyền lại, bước sang...", hoặc gọi một món xào, một món nấu Trung Quốc, hoặc mua một đĩa thịt rừng nướng ướp kèm theo vài cút rượu. Cũng có thể mua cây kim cuộn chỉ, một bộ quần áo may sẵn, một món nữ trang đắt giá "mà không cần phải bước khỏi thuyền". Thật dân dã mà thuận tiện, sông nước mà văn minh. Người bán hàng, hoặc là những người con gái Hoa kiều "xởi lởi", hoặc những người Chà Châu Giang "bán vải", hoặc những bà cụ già người Miên "bán rượu". "Những khu phố nổi" với cảnh mua bán tấp nập, với đủ các giọng nói "líu lô", đủ kiểu ăn vận "sặc sỡ", đã tô điểm cho Năm Căn "một màu sắc độc đáo"... Có yêu mến Năm Căn mới viết hay và đậm đà thế!

Trang văn "Sông nước Cà Mau" cho thấy bút pháp nghệ thuật miêu tả đặc sắc của Đoàn Giỏi. Cảnh vật biến hóa, màu sắc biến hoá. Bầu trời, biển đông, dòng sông, kênh, rạch, rừng đước, chợ Năm Căn vừa hoang dã hùng vĩ, vừa dào dạt sức sống, xa lạ mà mến thương. Thiên nhiên bao la, hào phóng; con người thì mộc mạc, hồn hậu.

Trang văn của Đoàn Giỏi như đưa ta đi thăm thú sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, tưởng như được đến chơi chợ Năm Căn, bước lên ngôi nhà bè mua một món hàng lưu niệm...

B.Thị Anh Thơ
1 tháng 3 2019 lúc 19:49

Đề 1:

Như mọi người đã biết,Bác Hồ -vị cha già kính yêu của dân tộc,Người đã lèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến bờ vinh quang. Trong tâm trí Bác luôn thường trực những nỗi lo,những suy nghĩ về dân,về nước :“Hôm nay ,đồng bào miền Nam ngoài ấy như thế nào?” “Các chiến sĩ dân công đang ở trên rừng có rét lắm không?”… “Bác Hồ”,một cái tên mà hễ nhắc đến là mỗi người dân Việt Nam dù ở thành thị hay nông thôn ,dù đồng bằng ha y miền núi ,dù trong nước hay đang ở nước ngoài đều biết đến và dành riêng cho người một tình cảm sâu đậm nhất. Giống như một nhà thơ đã từng viết:
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”
Kính thưa quý thầy cô cùng các bạn !
Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhiều bài thơ viết về chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.Trong số đó ,có bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”của nhà thơ Minh Huệ.Bài thơ được viết giữa năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt .Bằng những vần thơ sâu lắng, thiết tha,Minh Huệ đã khắc hoạ lại hình ảnh một vị lãnh tụ qua cách nhìn của người chiến sĩ giữa rừng sâu Việt Bắc,Bác Hồ cùng chiến sĩ ra trận,cùng trú quân dưới một túp lều tranh đơn sơ trong khu rừng già rét buốt. Bài thơ đã làm dâng trào trong con tim bao người đọc một nỗi niềm xúc động “Đêm nay Bác không ngủ”đã đọng lại trong em hình ảnh Người cha già kính yêu của dân tộc đang thổn thức giữa trời đêm lạnh giá.Bác lo cho việc nước, việc quân, Bác không ngần ngại hi sinh giang khổ để trực tiếp chỉ huy bộ đội đánh giặc .Bác trầm ngâm,đăm chiêu lặng lẽ…trong khi mọi người đang ngủ ngon.Bác xem những chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình.Trong bài,nhà thơ đã viết:
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người, từng người một
Bác nhóm lên ngọn lửa yêu thương từ con tim của mình để truyền hơi ấm cho con cháu.Điệp ngữ “từng người”đã thể hiện tình cảm bao la của Bác dành cho các chiến sĩ.Đối với ai Người cũng chia đều cho họ một tình cảm yêu thương ,đằm thắm, nhẹ nhàng mà cao cả.Làm cho mọi người cảm thấy hạnh phúc,ấm áp biết bao cho dù đang ở nơi rừng núi sâu thẳm lạnh buốt.trong bài,Minh Huệ không tả cái lạnh ở rừng núi Việt Bắc mà chỉ viết rằng:
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác
Chỉ qua hai câu thơ,tác giả đã thể hiện được sự thiếu thốn về vật chất của những chiến sĩ và Bác Hồ ở chốn rừng sâu Việt Bắc.Giữa làn mưa phùn dai dẳng,mọi người cùng nhau dựng lên lán trại bằng tranh đơn sơ,dưới tán cây xanh thẳm.Tuy thiếu thốn về vật chất,nhưng các chiến sĩ lại được.Bác thắp sáng ngọn lửa tâm hồn,Bác yêu thương ,chăm sóc từng li từng tí cho mọi người, cho đất nước như người cha chăm sóc cho đàn con thân yêu của mình.người cha ấy đã trằn trọc suốt đêm lo lắng cho chiến dịch đang còn dở dang:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ
Đoạn thơ trên tuy mộc mạc,giản dị nhưng đã lột tả được tình cảm của bác đối với dân tộc,với đất nước.Bác thức suốt đêm với bao nỗi niềm,với bao tình thương.Bác như bức tường thành vững chãi bảo vệ cho các chiến sĩ ở ngoài mặt trận vượt qua bao thử thách.Bác là người cha già của đất nước với bao nỗi lo toan sớm hôm,đáng nhẽ ra Bác phải là người đi ngủ sớm nhất để có sức lo cho chiến dịch còn cả đoạn đường dài nhưng “không!”Người vẫn thức suốt đêm để giữ sự bình yên cho giấc ngủ của mọi người.Sự “trầm ngâm trên nét mặt”, “lặng yên bên bếp lửa”đã thể hiên một tâm hồn đang nặng trĩu những nỗi lo âu.Tuy bề ngoài nhẹ nhàng,lặng lẽ nhưng trong thâm tâm Bác là cả một khối suy nghĩ khổng lồ,Bác luôn ôm cả trăm công ngàn việc và điều đó đã làm cho anh đội viên cảm động về tình cảm của Bác với non sông,với mọi người:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Càng nhìn Bác,anh đội viên càng khám phá ở Bác bao điều kì diệu về một con người nguyện hi sinh trọn cuộc đời vì dân tộc.Ánh lửa rừng mà Bác nhóm nên đã sáng rực lên tấm lòng nhân ái bao la của Bác.Người đã chăm sóc cho các anh chiến sĩ như tình cha con ruột thịt.Ánh lửa Bác nhóm lên không đơn giản chỉ là ánh lửa rừng mà còn là ánh lửa của lòng yêu nước từ tận đáy lòng,tình thương nồng ấm dành cho các anh chiến sĩ giữa màn đêm lạnh giá.Người đã truyền thêm sức mạnh cho con dân nước Việt Nam để đưa chiến dịch đi đến thành công.Chính sự chăm chút của Bác đã làm cho anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên,cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng,anh cảm thấy hình ảnh Bác như kì vĩ hẳn lên:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Bằng biện pháp tu từ so sánh,tác giả đã thể hiện hình ảnh lớn lao của Bác Hồ trong mắt anh chiến sĩ và trong mắt mỗi người dân Việt Nam.Bác như một ông tiên trong những câu chuyện cổ tích,ông tiên to lớn,vĩ đại, bóng hình ông “lồng lộng”,ông tiên đã đem ánh lửa soi sáng mọi nẻo đường trên khắp dải đất hình chữ S.Bác đã mang phép màu đến cho nước Việt,đưa cả dân tộc đến bến bờ thành công.Tình cảm của người cha dành cho những đứa con của mình thật lớn lao và sâu nặng.
Lần thứ ba thức dậy,anh đội viên hoảng hốt khi thấy Bác vẫn còn ngồi đó:
Lần thứ ba thức dậy
Anh hoảng hốt giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc
Lần thứ ba anh đội viên thức dậy,đã sau mấy giờ đồng hồ mà Bác vẫn còn ngồi đó với bao tâm tư.Chi tiết này đã thể hiện được sự quan tâm, lo lắng của anh chiến sĩ đối với Bác,đối với người cha của dân tộc.Cho dù nghe lời khuyên của Bác,anh chiến sĩ vẫn đi ngủ nhưng thỉnh thoảng lại tỉnh giấc.anh không thể ngủ được khi người cha của mình vẫn còn ngồi lặng lẽ ở đó.Và từ lần đầu,anh chỉ mới thầm thì hỏi nhỏ, sang đến lần thứ ba anh đã hoảng hốt nằng nặc mời Bác ngủ:
-Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! mời Bác ngủ!
Đoạn thơ trên đã đảo trật tự ngôn từ,lặp cụm từ: “Mời Bác ngủ,Bác ơi”diễn tả tăng dần sự bồn chồn, lo lắng cho sức khoẻ Bác Hồ của anh chiến sĩ.Mặc dù đã ba lần anh đội viên tha thiết mời Bác ngủ nhưng Người vẫn cứ thức,Người còn động viên anh chiến sĩ :
Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bằng cách trả lời dứt khoát mà giản dị , mộc mạc,Bác đã động viên anh chiến sĩ đi ngủ để ngày mai đánh giặc. Còn Bác,Bác thức để lo cho non sông, đất nước,Bác ngủ không an lòng vì trong lòng còn bao nỗi lo âu.Cả một khối công việc đang chất đầy trong bộ não của Bác.Và để cho anh đội viên khỏi phải băng khoăn,muốn cho anh an lòng đi ngủ,bác đã giải thích:
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Một nỗi xúc động đột ngột dâng trào trong anh chiến sĩ.hiểu được tấm lòng của Bác,anh chiến sĩ vô cùng vui sướng.Anh muốn chia sẻ niềm lo toan với Bác và đã thức luôn cùng Bác.Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại,một người cha hiền hậu,Bác không chỉ lo những việc lớn mà còn nghĩ đến từng miếng ăn, giấc ngủ của người dân.Hình ảnh “Anh đội viên nhìn Bác,Bác nhìn ngọn lửa hồng”thật đẹp mà cao quý.Đó là cái đẹp của tình cảm cha con chân thành,cái đẹp của ánh lửa Bác nhóm lên trong lòng anh chiến sĩ và tất cả người dân Việt Nam.Ở đoạn kết,Minh Huệ đã viết :
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
Lẽ thường tình ấy đơn giản,dễ hiểu mà sâu sắc.Vì tên Người là Hồ Chí Minh.Vì người đã từng ra trận, đồng cam cộng khổ với các chiến sĩ, dân công. Ba chữ “Lẽ thường tình” hiện ra trong lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng tốt đẹp về vị lãnh tụ kính yêu.Ôi! Bác thật là một con người vì nước quên thân,đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung,thương cỏ hoa.
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa.

B.Thị Anh Thơ
1 tháng 3 2019 lúc 19:50

Đề 2:

Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Thông qua đó, tác giả thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I của tác phẩm, kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên.
Dế Mèn là một chú có ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú tuổi còn trẻ nên còn nông nổi và có tính tự lập rất cao (tự đào hang sâu). Một lần để ra oai với Dế Choắt, Dế Mèn đã chêu chị Cốc làm ra kết cục đau thương cho Dế Choắt. Dế mèn đã rất hối lỗi và từ đó rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

Các câu hỏi tương tự
Jennifer Cute
Xem chi tiết
Phạm Hà Phương
Xem chi tiết
YTB.Trí Never TĐ
Xem chi tiết
Huy Nguyễn
Xem chi tiết
Yen Phung
Xem chi tiết
hanie anh
Xem chi tiết
阮草~๖ۣۜDαɾƙ
Xem chi tiết
Phạm Thị Minh Trang
Xem chi tiết
Alevis Strack
Xem chi tiết