Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trăng Đêm

đề 1:

phần cuối truyện lỗi lầm và sự biết ơn có viết:" mỗi chúng ta hãy học cách viết những đau buồn ,ân hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa trên đá"

Hãy nêu ý kiến của em về lời khuyên trên

đề 2:

nghị luận về vấn đề sau: tự học là cách học hiệu quả nhất

Nguyễn Thiên Trang
4 tháng 5 2018 lúc 11:52

Gợi ý:
“Mỗi chúng ta hãy học cách viết những đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa trên đá”.
Hãy nêu ý kiến kiến của anh/chị về lời khuyên trên.
Nêu vấn đề
Giải thích
- “Học cách viết nỗi đau buồn, thù hận trên cát” nghĩa là học cách tha thứ cho những ai đó đã gây ra cho ta những đau buồn, tai họa, bất hạnh trong cuộc đời.
- “Học cách khắc ghi những ân nghĩa trên đá” nghĩa là luôn biết trân trọng là khắc sâu mãi mãi lòng biết ơn đối với những ai đã giúp đỡ ta, nhất là trong những hoàn cảnh éo le.
Bàn luận
a. Phân tích – chứng minh
- Đau buồn, thù hận là những điều không may, nỗi bất hạnh xảy ra không ai muốn. Đối với mỗi con người, trong cuộc đời ít nhiều cũng trải qua đau buồn, gặp những xung đột, mâu thuẫn có khi dẫn đến thù hận.
- Không tha thứ, bỏ qua, quên đi những chuyện đau buồn, oán hận, lỗi lầm người khác gây ra cho mình thì sẽ mãi gây ra mâu thuẫn, luôn sống trong thù hận, và gây thù hận cho nhau không chỉ ở thế hệ này mà còn ở cả các thế hệ sau.
- Ân nghĩa là những điều tốt, những điều luôn cần có trong mỗi con người. Ghi nhớ, không quên ân nghĩa là truyền thống đạo lí của dân tộc, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
- Dân tộc ta sống vốn trọng tình nghĩa, có lòng vị tha (“Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, “mình vì mọi người”)
(Học sinh chọn dẫn chứng minh họa phù hợp)
b. Đánh giá – mở rộng
- Lời khuyên trên đúng với mỗi con người và luôn phù hợp với mỗi thời đại. Đây là một lời khuyên mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
- Phê phán lối sống vô ơn, cũng như những kẻ nuôi dưỡng mầm mống của thù hận.
- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối với cái xấu, cái ác lộng hành, chúng ta không nên bàng quan, xem thường mà cần phải đấu tranh không khoan nhượng, có thế mới góp phần cái thiện tồn tại để phát triển và mới tạo điều kiện tốt cho những điều tốt đẹp, cho ân nghĩa trường tồn.
Bài học nhận thức và hành động
a. Nhận thức
- Sống ân nghĩa và biết tha thứ là cách tốt nhất để nuôi dưỡng tâm hồn và làm cho cuộc sống của ta trở nên đẹp đẽ, thực sự có ý nghĩa.

b. Hành động
- Bản thân mỗi người cần nỗ lực vượt lên lòng thù hận, sống nhân ái, vị tha, biết trọng ân nghĩa, … Đó là nét đẹp trong nhân cách làm người.
- Ứng xử cao thượng trong cuộc sống thường ngày, từ những điều nhỏ nhất.

Nguyễn Thiên Trang
4 tháng 5 2018 lúc 11:52

1.Trong cuộc sống có lẽ ai cũng cần đến sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ từ những người xung quanh để vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Và cũng không ít lần ta thất vọng vì những việc làm sai trái của bè bạn, người thân. Bạn nên làm gì trong những hoàn cảnh đó? Hãy tha thứ, quên đi những hận thù và phải luôn ghi nhớ công ơn của những người đã giúp đỡ bạn, người đã mang đến cho bạn cuộc sống tươi đẹp ngày hôm nay. Đó cũng chính là ý nghĩa giáo dục mà câu chuyện " Lỗi lầm và sự biết ơn" muốn gửi đến chúng ta.

" Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người".Đó là câu nói của người bị miệt thị trong câu chuyện. Thật vậy, câu nói đã mang đến cho người đọc, người nghe rút ra được bài học kinh nghiệm sống đẹp cho bản thân.


Điều mà anh chàng bị miệt thị ghi lên cát là lần anh bị người bạn tốt nhất miệt thị. Đó đúng là một kỷ niệm buồn, đáng quên đi. Anh ta đã ghi lên cát để điều đó bị xóa nhòa theo thời gian, bị cát vùi lấp đi cũng như sẽ tan biến dần trong lòng người. Còn khi người bạn tốt nhất của anh đã cứu anh thì điều đó được khắc lên đá, điều đó sẽ không bao giờ bị xóa nhòa cũng như điều tốt đẹp một khi đã đi sâu vào lòng người thì sẽ không bao giờ quên." Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá". Đó là câu cuối chuyện mà tác giả muốn gửi đến chúng ta. Đúng vậy, hãy biết quên đi sự hận thù, đừng mang nó trong lòng, hãy biết ghi nhớ ân nghĩa. Có như vậy chúng ta mới có thể sống đẹp và thấy cuộc đời này có ý nghĩa hơn.


Vậy nỗi buồn đau là gì mà ta phải ghi nó lên cát? Nỗi buồn là khi em bé bị ốm, gia đình khát khao có tiếng cười của em... Nỗi buồn là khi ông nội tôi qua đời, là khi đứa cháu bé bỏng ngày nào vẫn được ông thương yêu, chiều chuộng khóc sưng cả mắt vì nhớ ông... Hay nỗi buồn chỉ đơn giản là khi bị mẹ mắng vì làm sai, là khi bị điểm kém và hối hận vì đã đi chơi không lo học bài... Hàng ngày ta gặp phải nhiều nỗi buồn đau, bất hạnh và nhiều khó khăn thử thách trong cuộc sống. Nhưng hãy nhìn về phía tương lai đừng để những nỗi buồn giày vò bạn. Vì thế, hãy quên đi những nỗi buồn đau đã làm khổ bạn và tiếp tục bước đi.


Bạn biết không hậu quả ghê gớm và tai hại nhất do nỗi buồn gây ra chính là sự thù hận. Ta thù hận những người đã làm cản trở bước tiến trên con đường sự nghiệp mà ta hàng mơ ước. Ta thù hận những người bạn đã chế giễu ta chỉ vì ta sinh ra trong một gia đình nghèo. Hay ta hận những người đã chà đạp lên tình cảm trong trắng của lứa tuổi học trò, chúng đưa ra làm trò cười là đề tài chế giễu của những kẻ ngu ngốc. Bạn đừng nghĩ rằng sự thù hận chỉ là những ghen tức ở trong lòng, mà nó chính là thứ vũ khí sắc bén nhất cho những tội ác. Nó dẫn ta lấn sâu vào con đường tội lỗi. Và dường như cái đích của sự thù hận chính là khi ta đã " trả thù" cho những người đã gieo dắt vào trong long ta sự thù hận đó chính là những tội ác không thể tha thứ được. Và đau khổ hơn nữa, khi ta đã đi đến cái đích cuối cùng thì không chỉ đối phương hay nói cách khác là kẻ thù của ta bị tổn thương mà ngay cả bản thân mình cũng tan nát.


Thay vì luôn nhớ tới nỗi buồn và thù hận bạn hãy khắc ghi những ân nghĩa trong lòng. Vậy bạn có biêtd ân nghĩa là gì? Ân nghĩa là khi ta nhận từ bố món quà sinh nhật, là khi cầm trên tay quả khế do tay bà vun trồng. Ân nghĩ là những hành động thể hiện sự biết ơn được nhắc trong bài thơ " Biết ơn":


Ăn một đĩa muống
Nhớ người làm ao,
Ăn một quả đào
Nhớ người vun gốc,
Ăn một con ốc
Nhớ người đi mò,
Sang đò
Nhớ người chèo chống,
Nằm võng
Nhớ người mắc dây,
Đứng mát gốc cây
Nhớ người vun xới.


Ghi nhớ ân nghĩa là hành động thể hiện sự biết ơn, kính trọng người đã giúp đỡ mình, đó là một nghĩa cử cao đẹp làm tâm hồn mình trong sáng hơn. Đối với mỗi người ghi nhớ ân nghĩa trước hết là với những người đã sinh thành dưỡng dục hay cưu mang mình, đó là những người không thể thiếu trong cuộc đời mình. đặc biệt công lao của cha mẹ- người đã sinh ra và dạy dỗ ta nên người có lẽ không có giấy bút nào ghi hết:



Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.


Đó là công ơn của mẹ, của những người phụ nữ nông dân, sự hi sinh đó là vì con cái, vì một tương lai tươi sáng hơn. Bên cạnh đó, chúng ta phải ghi nhớ ân nghĩa của mọi người xung quanh, của thầy cô, bạn bè. Họ luôn có mặt bên cạnh ta, an ủi chia sẻ những lúc ta gặp phải chuyện buồn hay có những niềm vui. Thầy cô luôn hết mình dạy dỗ cho ta những điều hay lẽ phải để sau này trở thành người có ích cho xã hội. Thầy cô như người chèo đò đưa ta đến bến bờ hạnh phúc. Phải biết ghi lòng tạc dạ những công ơn của thầy cô. Thật đáng xấu hổ cho những kẻ không biết trân trọng điều này!


Ân nghĩa còn là thủy chung với chính mình, với quá khứ đã qua, phải luôn nhớ về những kỉ niệm đẹp, hay những ngày nghèo khó đã trôi qua để sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn trong tương lai. Đó cũng là việc làm thể hiện lòng biết ơn với những người đã góp công xây dựng và bảo vệ đất nước để ta được sống trong một đất nước độc lập, tự chủ. Trong thực tế mỗi người dân Việt luôn nhớ tới ngày giỗ Tổ Hùng Vương- Tổ tiên của người Viẹt đã có công lớn trong việc dựng nước và giữ nước:


Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giổ Tổ mùng 10 tháng 3.


Trong những ngày toàn dân đang hân hoan chào mừng đại lễ " 1000 năm Thăng Long- Hà nội" hãy hướng về cội nguồn của mình, về thủ đô Hà Nội thân yêu và làm những công việc thiết thể hiện lòng biết ơn, ghi nhớ ân nghĩa.


Qua câu chuyện " Lỗi lầm và sự biết ơn" và những việc làm thiết thực trong đời sống hãy rút ra kinh nghiệm sống cho bản thân để hướng tới một tương lai tốt đẹp đang chờ đón bạn. Phải biết quên đi nỗi dau buồn và sự thù hận, ghi nó lên bãi cát và luôn ghi nhớ ân nghĩa để nó được khắc ghi lên đá, trong lòng người. Và hãy nhớ rằng một trái tim khỏe mạnh là một trái tim luôn hướng về lòng nhân đạo, niềm vui và không có chỗ cho sự hận thù.


Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, tương lai đang rộng mở phía trước hãy sống hết mình vì mọi người và đừng bao giờ quên những ân nghĩa mà mọi người đã làm cho mình. Đừng làm mất thời gian cho nỗi buồn và sự hận thù để thấy cuộc sống mới tươi đẹp và có ý nghĩa làm sao.

Nguyễn Thiên Trang
4 tháng 5 2018 lúc 11:54

đề 2:Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc học tập cũng phát triển theo. Chính vì vậy giới học sinh chúng ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Nhưng theo tôi: trong học tập, tự học là cách học tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong khi học. Và khi nói đến vấn đề này, tôi muốn mọi người hiểu được trước nhất là ý nghĩa của việc học rồi mới đến cách tự học. Vậy học là gì ?

Tự học là gì ? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực,khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mười lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Thêm việc ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn...dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập.

Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng "học vẹt": học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đền được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến mọi người đâm nãn chí. Một khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao.

Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi,từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh,những kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp,tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành,giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng,củng cố và nâng cao kiến thức đã học.Vì vậy,chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình.Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập,có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công như Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa,nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng,chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay...hayTrạng nguyên lừng danh Mạc Đinh Chi, lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo cách học bắt đom đóm bỏ vỏ trứng mà sau đỗ trạng, đi xứ làm rạng danh nước nhà, được phong "Lưỡng Quốc Trạng Nguyên" vang danh hai nước, ghi vào sử sách nhân loại về những tấm gương tự học sáng ngời. Tuy phương pháp tự học đã có từ lâu đời những đó là một phương pháp rất có hiệu quả cho việc học tập.Tôi khẳng định rằng tự học là chìa khóa,là con đường đưa ta đến thành công...Vị lãnh tụ vĩ đại ngày trước của dân tộc Việt Nam ta cũng đã từng nỗ lực tự học, Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi và đã thành công,thông thuộc được nhiều ngôn ngữ của các nước trên thế giới và tìm ra được con đường cứu nước,đưa cả dân tộc Việt Nam ra khỏi ách đô hộ của giặc Tây tàn ác, hướng đến nền độc lập,dân chủ,tự do,hạnh phúc ngày nay.

Chính vì vậy,tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập,mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể.Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học,chúng ta sẽ thành công,sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình.Nếu chúng ta học tập thành công,chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội,cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.


Các câu hỏi tương tự
lê phạm gia hân
Xem chi tiết
Fancy UvU
Xem chi tiết
Đặng Văn Cường
Xem chi tiết
Đăng Đào
Xem chi tiết
NHUNG PHẠM
Xem chi tiết
Nguyen Thi Thu Hoa
Xem chi tiết
Nguyễn như Quỳnh
Xem chi tiết
maya phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Linh
Xem chi tiết