Đề cương ôn tập văn 7 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Aries Ayano

Đề 1: Biểu cảm về mùa em yêu (mùa xuân)

Đề 2: Cảm nghĩ về thầy cô

Đề 3: Nêu biểu cảm về văn bản "Một thứ quà của lúa non: Cốm" (vừa có bài văn, vừa có đoạn văn)

Trang Thùy
19 tháng 12 2017 lúc 7:24

đề 1

Trong thơ văn ngàn đời, cảnh sắc thiên nhiên luôn là đề tài. Tuy cũ nhưng không bao giờ nhàm chán – đối với các thi nhân. Và ắt hẳn, mùa xuân cũng là một ví dụ điển hình như thế. Mùa xuân mang vẻ đẹp rất đỗi dịu dàng, khiến nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng phải thốt lên:

“Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.

Sột soạt gió trêu tà áo biếc,

Trên giàn thiên lý bóng xuân sang.”

Bài văn biểu cảm về mùa xuân của tôi

Biểu cảm về mùa xuân của tôi

Mùa xuân là mùa bắt đầu của đất trời. Không còn cảnh giá buốt lạnh lẽo như mùa đông. Cũng không có những tia nắng chói chang nóng bức như mùa hè. Mùa xuân là một sự kết hợp hoàn hảo và hài hòa giữa các yếu tố: chút gió dìu dịu còn sót lại, chút nắng nhè nhẹ khẽ chiếu qua cành lá. Mùa xuân đến với một không khí trong lành và dễ chịu như thế!

Xuân chính là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc. Từng lộc non sau mùa đông buốt giá như được bừng tỉnh, khẽ mở mắt mà ngắm nhìn vạn vật xung quanh cũng dang dần thay đổi. Lộc non đã hé – những búp non cứ xanh mơn mởn như một cô gái xuân thì đang e ấp diễm lệ. Nào chỉ thay lá, cây cối còn được điểm tô bởi muôn vàn nụ hoa tươi thắm. Nào là hoa cúc, hoa lan, hoa lay ơn,…cứ đua nhau khoe sắc trước sắc xuân. Xuân ở miền Bắc đặc trưng bởi hoa đào hồng thắm, riêng miền Nam lại dịu dàng với sắc mai vàng tươi. Nhìn ngọn cây ngọn cỏ như tươi vui hơn trong cơn mưa phùn đầu năm, thấy thấp thoáng những nụ mai đang dần hé là đã biết, mùa xuân đang dần đến rồi!

Xuân về, chim muông khắp nơi cũng bay về tận hưởng thời khắc đẹp nhất của đất trời. Chim én bay liệng thành từng hàng báo hiệu mùa xuân đã đến. Chim sẻ, chim ri,…cứ hót líu lo tạo thành một khúc hợp xướng vô cùng rộn rã. Giữa những thay đổi của thiên nhiên vạn vật, con người như được tiếp thêm sinh khí để hòa vào niềm vui chung của đất trời. Người người nhộn nhịp sắm sửa, trang hoàng lại nhà cửa. Rồi cả gia đình cùng vây quần lại làm những món ăn truyền thống, cùng hồi hộp đón thời khác chuyển mình kì diệu giữa hai năm…Người lớn bận rộn, trẻ con háo hức,…nhưng tựu trung lại, ai ai cũng đều yêu quý mùa xuân. Bởi mùa xuân, cũng chính là mùa đoàn tụ!

Ai yêu cái đẹp không từng rung động trước mùa vẻ đẹp của xuân. Ai đi xa nhà không từng hồi hộp mỗi khi tết đến xuân về. Chỉ cần ngồi bên mâm cơm ngày đầu năm mới, những ưu tư, phiền muộn, những lo lắng, tủi hờn như cũng tiêu tan, nhường chỗ cho nhưng niềm vui hoan hỉ bên người thân, bè bạn. Không khí tươi vui của đất trời như đang lan truyền sang tâm khảm của con người, mang cho họ những cảm xúc thân tình, hạnh phúc.

Tôi rất yêu thích mùa xuân bởi những vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa mà nó mang lại. Còn bạn, bạn cũng yêu thích mùa xuân như tôi chứ?

đề 2

Ai ai trong cuộc dời học sinh cũng có một người thầy hay một người cô giáo mà mình yêu mến. kính trọng. Em cũng vậy. Trong năm năm học tiêu học, có nhiêu cô dạy em và cô nào em cùng yêu mến, kính trọng nhưng người khiến em yêu mến nhất chính là cô Mai. Cô Mai là giáo viên chù nhiệm cùa em khi học lớp năm dưới mái trường tiểu học. Lương Thị Tuyết Mai là tên cô. Ôi! Cái tên mới đẹp làm sao! Cô có vóc dáng hơi mập nhưng khá cao. Em được biết cô năm nay bốn mươi tuổi nhưng em thấy cô như trẻ hơn cái tuổi của minh. Khuôn mặt cô hình trái xoan rất đẹp. Mái tóc cô dài, óng à, có màu đen nhánh thường dược cô buộc lên cao cho gọn. Trông cô thật trẻ trung khi buộc cao tóc lên bởi vì mái tóc đó rất hợp với khuôn mặt hình trái xoan của cô. Cô có một đôi mắt rất đẹp, nổi bật trên khuôn mặt. Dưới đôi mắt tinh anh kia là một cái mũi dọc dừa, thanh tú làm sao! Cô rất hay cười và mỗi lần cười cô lại để lộ hàm răng trắng tinh, đều tăm tẳp đàng sau đôi môi đỏ tươi. Nước da cô trắng ngần, tuyệt đẹp. Mỗi khi cô bước đi trên bục giảng là tà áo dài tím lại phấp phới bay. Trong lớp em, ai cũng bảo là cô đẹp nhất trường. Đứa nào cũng ước được đẹp giống cỏ một chút thôi cũng được. Cô Mai là một giáo viên nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề; đi dạy đã gần hai mươi năm. Cô Mai rất thương yêu học sinh và lúc nào cùng muốn giúp đỡ học trò học giỏi, đạt kết quá tốt. Trong lớp em năm đó có khoảng chừng bảy bạn học không tốt. Cô liền dạy phụ đạo thêm cho các bạn đến khi nào các bạn tiến bộ hẳn và cô không nhận một đồng nào từ phụ huynh. Cô còn cố gắng đến trường sớm để cùng truy bài với chúng em. Không những vậy, cô còn quan tâm giúp đỡ các bạn nghèo, khó khăn. Bằng chứng là cô Mai đã đến tận nhà các bạn nghèo đê tặng quà, làm ba mẹ các bạn rất càm động. Có lần bạn Tú Anh bị bệnh nặng phai nghỉ học cả tuần, cô liền đến thăm và nhờ chúng em chép bài hộ bạn. Các phụ huynh và chúng em rất cảm động trước tấm lòng yêu thương rộng lớn của cô đối với học sinh. Mẹ em bảo rằng: “Cô Mai đúng là một giáo viên giỏi, tận tâm với học sinh. Mẹ rất mừng vì con được cô dạy học.”. Em thầm nghĩ rằng mẹ nói thật đúng vi cô Mai là giáo viên giỏi, tận tâm khi mà chúng em không hiểu chỗ nào là cô sãn sàng giảng lại kĩ hơn cho chúng em hiểu. Em thấy mình may mắn khi được vào học lớp cô. Đối với đồng nghiệp, cô Mai luôn vui vẽ, cởi mở và cô luôn dìu dắt các đồng nghiệp trẻ. kính trọng các thầy cô lớn tuổi hơn mình. Em được biết rang, gia đình cô chẳng khá giã gì. Chồng cô là thương binh luôn yếu ớt và bệnh tật. Cô còn có hai con nhỏ nên gia đình luôn gặp khó khăn nhưng cô lại bỏ tiền túi ra để mua quà thưởng cho các bạn học giỏi, chăm ngoan. Em thấy cô thật đáng khâm phục. Hôm có kết quả thi cuối kì hai, cô đã thường cho các bạn cao điểm nhất một cây bút máy màu xanh rất đẹp mà đến giờ em vẫn còn giữ. Bây giờ em đã trở thành một học sinh lớp bảy, nhưng em vẫn nhớ đến người giáo viên dạy mình năm lớp Năm. Em thật sự yêu mến, kính trọng và rất khâm phục cô Mai. Đến giờ em vẫn chưa thể về trường cũ thăm cô được. Em cảm thấy mình thật có lỗi khi ngày 20/11 không về thăm cô. Cô Mai là người em yêu mến, kính trọng vì cô là giáo viên hết sức thương yêu học sinh. Em luôn mong cô được khoẻ mạnh, hạnh phúc, được học sinh yêu mến. Cô Mai ơi, một ngày nào đó em sẽ về thăm cô!

đề 3

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, trên văn đàn Việt Nam xuất hiện một hiện tượng mới lạ của văn học: Thạch Lam. Là thành viên của Tự sự văn đoàn nhưng khác với những người anh của mình, Thạch Lam không khai thác đề tài từ những tình yêu trai gái lãng mạn, mà hướng ngòi bút của mình vào thế giới của những điều bình dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống con người. Là một cây bút tinh tế, nhạy cảm, văn Thạch Lam đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp về cuộc sống và con người.

Từ một cây bút sở trường về truyện ngắn, vốn đã nổi tiếng trên văn đàn bởi những truyện ngắn giàu chất thơ, Thạch Lam đặt chân lên một miền đất mới của văn chương và gặt hái được nhiều thành công vang dội bằng tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường.

Tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường viết về những nét sinh hoạt, những thứ quà bình dị, những phố phường, cửa hiệu., ở Hà Nội trước năm 1945. Đây là một sáng tác có giá trị rất lớn về văn hoá, phong tục và chứa đựng cả tấm lòng yêu mến quê hương đất nước, những quan niệm cần trân trọng. “Một thứ quà của lúa non: Cốm” là một sáng tác trong tập tuỳ bút ấy.

Cốm là một thứ quà bình thường và phổ biến trong dân dã. Nhưng đã mấy ai như Thạch Lam, lại có con mắt tinh tường và sự cảm nhận sâu sắc đến thế.

Mạch cảm xúc của bài văn bắt đầu từ hương thơm của lá sen, trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ. Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm, thứ quà đặc biệt của lúa non. Một cảm giác thật tinh tế. Cảm giác ấy càng tinh tế hơn khi nhà văn mở rộng lòng mình để đón nhận tất cả hương vị nồng nàn và thanh khiết của cánh đồng lúa, của lúa non:

Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, nhủ báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc đầu tiên làm trĩu thân lúa non tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của lúa non không. Trong cái vỏ xanh kín, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.

Một đoạn văn thật hay và thấm đượm cảm xúc trữ tình, gợi lên cho người đọc cái tình quê bâng khuâng, man mác.

Cốm là một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Nhưng để có thứ quà ấy, còn nhờ đến bàn tay khéo léo của con người. Ngòi bút Thạch Lam đã khéo dẫn dắt người đọc đến chiêm ngưỡng tài hoa của những người làm cốm. Nhà văn không đi sâu miêu tả công việc làm cốm, mà chỉ lưu ý rằng đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn. Trong cảm xúc của Thạch Lam, hình ảnh những cô gái hàng cốm làng Vòng hiện ra xiết bao thân thương, trìu mến.

Từ cái cảm nhận về hương cốm và sự hình thành hạt cốm từ những gì tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người, mạch cảm xúc của Thạch Lam chuyển sang ca ngợi giá trị của Cốm:

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dăng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.

Một giá trị đặc sắc chứa đựng trong những hạt cốm bình dị, khiêm nhường mà không phải ai cũng nhận thấy. Phải yêu quê hương đất nước, yêu những sản vật của quê hương đất nước nhiều như Thạch Lam mới có thể phát hiện ra cái chân giá trị ấy của cốm.

Những dòng bình luận của Thạch Lam về giá trị của việc dùng cốm làm lễ vật sêu tết đem đến cho người đọc một cảm nhận mới mẻ, giúp ta hiểu ra được cái ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong tục lệ giản dị này. Một nét đẹp văn hoá cần phải giữ gìn. Chỉ tiếc cho những kẻ không có học, học đòi bắt chước người ngoài. Một sự phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía.

Ở đoạn cuối cùng của bài tuỳ bút, Thạch Lam chuyển sang bàn luận về sự thưởng thức cốm. Trong chúng ta mấy ai đã nghĩ tới việc phải ăn món quà bình dị đó như thế nào? Với Thạch Lam, ăn Cốm vốn là thưởng thức những giá trị kết tinh ở đó, vì thế: Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu cả lại trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.

Chao ôi, cảm quan nghệ thuật của Thạch Lam mới tinh nhạy làm sao, khiến ta không thể không ngẫm suy.

Bài tuỳ bút kết thúc bằng một lời đề nghị hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu mà vuốt ve. Phải, nên trân trọng cái lộc của Trời, cái khéo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức... sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ được tươi sáng hơn nhiều lắm.

Một lời đề nghị thật đẹp, thật thiết tha của một ân tình sâu nặng với thứ quà của lúa non.

Để biểu đạt ý tưởng và cảm xúc, Thạch Lam rất chú ý tới việc sử dụng những từ ngữ chọn lọc tinh tế, những câu văn giàu nhịp điệu, những hình ảnh giàu chất thơ. Vì thế bài tuỳ bút trở thành một sáng tác nghệ thuật khá đặc sắc, thấm đượm chất trữ tình.

Văn Thạch Lam quả là làm cho tâm hồn người ta phong phú và thanh sạch hơn.

banhqua CHÚC BAN HỌC TỐT


Nguyễn Hải Đăng
19 tháng 12 2017 lúc 12:15

1Đông qua là xuân tới. Khi từng đàn chim én chao lượn trên bầu trời mang thông điệp báo hiệu mùa Xuân đang về. Không như mùa đông lạnh giá, mùa hè chói chang ánh nắng, mùa thu buồn với những chiếc lá vàng rơi, mùa xuân mang tới cho chúng ta một không khí ấm áp, dịu hiền. Cái thời điểm kỳ diệu của mùa Xuân khiến tâm hồn người ta bừng lên sự sống mới. Mùa xuân được ví như một nàng chúa xuân xinh đẹp mà Thượng Đế đã ban tặng cho loài người. Đó là một món quà vô giá. Tô điểm cho cảnh đẹp mùa xuân là những loài hoa sặc sỡ và đặc biệt không thể thiếu là cành mai, bông đào. Nó đã trở thành biểu tượng đặc sắc nhất trong những ngày Tết hàng năm.

Xuân về, chim muôn cũng từ khắp nơi bay về hưởng sắc cảnh mùa xuân, mùa hội tụ sau một thời kỳ trú đông dài. Mùa xuân - mùa của sự sinh sôi. Mùa đem tới sức sống mới cho vạn vật trong đó cũng có cả Con người chúng ta. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi, len qua từng chiếc lá, cành cây, ngọn cỏ. Hơi xuân lướt nhẹ nhàng qua từng con phố, bay trên những con đường, hòa vào dòng người hối hả một cách chậm rãi để người người cảm nhận được mùa Xuân đang về. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi000, vạn vật như bừng tỉnh sau những đêm dài lạnh lẽo của Mùa Đông, hít từng hơi nhỏ thấm sâu vào đường gân thớ mạch, đánh thức những gì còn trong cơn "ngái ngủ".

Mùa Xuân - mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mãi, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú giúp chúng mau lớn nhanh để chuẩn bị đón những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi "sắc" của hoa, bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Trên núi rừng xa xôi, hoa mơ đang nở rộ trắng khắp một vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa đào tô thắm vùng Đông Bắc còn hoa mai hòa mình vào ánh nắng vàng rực rỡ của Miền Nam. Trên khắp các làng quê, đường phố cây cối đều khoác trên mình một lớp chồi biếc xanh tươi mang đầy nhựa sống.

Con người cũng không nằm ngoài lẽ tự nhiên ấy. Với tất cả dân tộc trên Trái đất, bất kể khác biệt về văn hóa, mùa xuân là mùa của tình yêu, mùa gửi gắm những yêu thương tới mọi người. Xuân về cùng với quất hồng, đào thắm và những cánh én xôn xao, ta nghe tiếng khèn gọi bạn tình ở trên vùng núi cao, thấy những ánh mắt lúng liếng trao duyên ở các đám hội đồng bằng. Và đó đây là những đám rước người yêu thương về "dinh".

Nguyễn Hải Đăng
19 tháng 12 2017 lúc 12:17

2Có lẽ trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành , thầy cô giáo cũng có công lao rất lớn . Còn đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì thầy cô giáo chính là những người cha , người mẹ thứ hai.
Thầy cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em . Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh . Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến .Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị . Thầy cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn , thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ . Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển,lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn , để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui ,niềm không chỉ riêng của chúng em , mà còn của thầy cô nữa.Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng ,cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.
Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường.Đó là khoảng thời gian đẹp nhất ,thời của tuổi mộng mơ,của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi,của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em ,uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn .Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó , thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa , là biết cách cư xử cho phải phép . Rồi từng ngày ,chúng ta bướclên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức .Thầy cô luôn dõi theo chúng ta . Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ , một lần không thuộc bài ,thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở .Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức ,cho chúng em một tương lai tươi đẹp .
Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Nguyễn Huệ, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt ,mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ.Ở đây,thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy,người cô mà còn là người cha người mẹ .Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc ,những tâm sự của chúng em .Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng.Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em .Thầy cô khẽ cười và gật đàu khi chúng em cúi chào lễ phép .Nhưng thầy cô buồn khi chứng kiến chúng em hỗn láo.Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư,để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em.Vâng,tất cả ,tất cả ,từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng,vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.
Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc.Tình mẫu tử ,tình phụ tử ,tình anh em và cả tình thầy trò .Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau .Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò ,một tình thầy trò thực thụ.Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô.Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11.Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em.Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện .Thầy cô ơi ,thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời.Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô.Xin hãy tin vào chúng em!

Nguyễn Hải Đăng
19 tháng 12 2017 lúc 12:19

3

3Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Trên mảnh đất Việt Nam, cây lúa - hạt gạo đã trớ thành biêu tượng cho vẻ đẹp kì diệu của mảnh đất và tâm hổn tinh tế của con người. Bằng một tình yêu đằm thắm, nhà thơ Nguyền Đình Thi trong tác phẩm Bài ca Hắc Hải đã ca ngợi đồng lúa, đất trời Việt Nam trong hai câu thơ rất truyền cảm như trên. Trước Nguyễn Đình Thi có một nhà văn, bằng thiên tuỳ bút vãn xuôi cũng đã dành tình yêu và biết bao ngôn từ đẹp như thơ để ca ngợi cây lúa Việt Nam. Đó là Thạch Lam (1910 - 1942) với bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm. Cốm là sản vật được tạo nên bởi những hạt lúa nếp non, một sản vật độc đáo của ruộng đồng nhiều miền quê Việt Nam, nhưng không đâu làm ra được loại cốm thơm, dẻo, ngọt ngon bằng làng Vòng, trước kia là ngoại thành, nay thuộc quận Cầu Giấy, nội thành thủ đô nước ta. Xin mời bạn cùng tôi đọc văn Thạch Lam, thưởng thức cốm Vòng - đặc sản Hà Nội, đặc sản Việt Nam. Tuỳ bút là một thể loại văn xuôi miêu tả hình ảnh, ghi chép sự việc, từ đó biểu hiện những suy nghĩ, cảm xúc của tác giả. Tuy gần với văn tự sự, nhưng tuỳ bút thiên về biểu cảm, ngôn ngữ giàu hình ảnh, đậm chất trữ tình. Bài tuỳ bút : Một thứ quà của lúa non : Cốm của Thạch Lam là như thế. Bài văn nói về cốm Vòng Hà Nội bình dị, thanh nhã, bằng một ngòi bút đa dạng, phong phú, lúc miêu tả, khi kể chuyện, vừa tả vừa biểu cảm, vừa kể vừa suy ngẫm, bình luận... Cái tôi trữ tình của nhà văn ẩn sau câu chữ, hoà vào ngôn từ, cuốn theo, trôi nổi chập chờn trong nhạc điệu, thanh sắc của văn chương. Tuy viết theo tuỳ hứng, ngẫu hứng, nhưng bài văn vẫn bố cục mạch lạc. Do dó ta có thể cảm nhận bài văn theo ba đoạn : Đoạn một : Từ đầu đến "... chiếc thuyền rồng". Từ hương thơm của lúa non mùa thu, nhà văn nhớ đến cốm và sự hình thành của cốm Vòng - một thứ quà tinh tuý của thiên nhiên hoà quyện bàn tay khéo léo của người dân làng Vòng. Đoạn hai : Từ "Cốm là thức quà riêng biệt...." đến "... kín đáo và nhũn nhặn". Nhà văn nêu những giá trị của cốm. Bên cạnh trái hồng đỏ, cốm trở thành vật phẩm thanh nhã, trong những sinh hoạt cộng đồng mang thuần phong mĩ tục Việt Nam. Đoạn còn lại: Từ "Cốm không phải thức quà..." đến hết. Nhà văn bàn về cách thưởng thức, cách ăn cốm sao cho tinh tế, nhũn nhặn, phù hợp với những đặc điểm thanh khiết, tao nhã của thứ sản phẩm kết tinh nhiều giá trị của đất trời quê hương nước Việt. Đi vào mỗi đoạn văn, chúng ta hiểu và suy ngẫm, rung cảm được biết bao điếu quý báu. Mở đầu bài tuỳ bút, vào đoạn một, cảm hứng của nhà văn được gợi lcn từ hương thơm của lá sen, đầm sen cuối hè, báo hiệu sang thu, báo mùa về "của thứ quà thanh nhã và tinh khiết". Thứ quà gì, nhà văn chưa nói ngay mà dùng một câu hỏi gợi trí tò mò của người đọc. Từ đó, dẫn chúng ta qua những cánh đồng xanh, nhìn ngắm những hạt thóc nếp trĩu thân, ngửi mùi thơm thoang thoảng của lúa non... Ở đây, nhà văn sử dụng ngòi bút miêu tả kết hợp cảm xúc và suy ngẫm rất tinh tế. Nhiều tính từ, động từ gợi tả nối nhau xuất hiện : nhuần thấm, thanh nhã, tinh khiết, thơm mát, trắng thơm, phảng phất, trong sạch... Mắt quan sát, mũi cảm nhận, tâm hồn đắm say của người nghệ sĩ khiến cho những hạt sữa của bông lúa, tiền thân của cốm được liên tường và đánh giá bằng những hình ảnh đẹp, cao quý làm sao. Nào là thức quà thanh nhã vù tinh khiết. Nào là hương vị ngàn hoa cỏ, chất quỷ trong sạch của trời. Hạt cốm chưa hoài thai mà đã được giới thiệu bằng biết bao lời vãn đẹp như thơ vậy. Do đó, ở đoạn ngắn tiếp theo, nhà văn chỉ nói sơ qua về cách làm cốm, giới thiệu sơ qua về những cô gái làng Vòng quẩy gánh cốm bán trên các phố phường Hà Nội, người đọc cũng đã thấy khát khao được nhìn ngắm, chiêm ngưỡng, chứ chưa dám ước được ăn cốm. Đó vừa là thứ quà tinh khiết của đất trời, vừa là những hạt lúa nếp non trắng như sữa được nhào nặn, hoá thân trong bàn tay khéo, trong dáng hình xinh xinh thơ mộng và nhất là trong đức tính cần cù đầy sáng tạo của người dân quê Hà Nội xưa. Nhà văn viết: cốm là quà của lúa non. Nhưng qua đoạn một của thiên tuỳ bút, chúng ta hiểu rằng cốm là báu vật hoà quyện hương trời, sữa lúa và tài năng, tâm hổn người nông dân Việt Nam, người nghệ sĩ chân lấm tay bùn Việt Nam. Nếu ai được đọc thêm bài Cốm, cũng thuộc thể văn tuỳ bút do nhà văn Nguyễn Tuân viết năm 1973, sẽ cảm nhận rõ thêm quá trinh vật vã, gian khổ của hạt lúa non để thành hạt cốm. Nhưng hẹn dịp khác. Bây giờ ta hãy trở lại với Thạch Lam. Sang đoạn thứ hai, nhà văn tiếp tục cảm nhận, đánh giá rồi miêu tả những vẻ đẹp của cốm. Ông gọi cốm là "quà riêng biệt" là "thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát". Cốm "mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quệ nội cỏ An Nam". Cốm dùng làm quà sêu tết với sự "vương vít của tơ hồng"... Cốm còn đẹp hơn nữa, duyên hơn nữa khi gặp gỡ và vương vít với những trái hồng chín. Nhà văn đã dùng bao nhiêu ý hay, lời đẹp để so sánh, miêu tả cặp bạn bè "tốt đôi" giữa cốm và hồng. "Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thám của hổng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau đe hạnh phúc được lâu bền". Đúng là một đoạn thơ bằng văn xuôi, đã nâng giá trị của cốm, thứ quà đồng quê lên tầm ngọc quý biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi, góp phần vun xới cho biết bao đôi lứa Việt Nam bền lâu, chung thuỷ. Những suy ngẫm của chúng ta về vẻ đẹp và giá trị của cốm sau đoạn một đã dược Thạch Lam minh hoạ bằng những câu văn bình luận đẫm chất trữ tình. Ông không chỉ trân trọng hạt cốm mà còn trân trọng cả những tập quán có tính truyền thống mang bản sắc văn hoá Việt Nam. Lời văn và ý tưởng của ông cách chúng ta hơn nửa thế kỉ mà vẫn nóng hổi tính thời sự, nhất là mấy câu ông viết trong ngoặc dơn, ngỡ như chỉ điểm xuyết tình cờ mà biết bao day dứt có ý nghĩa cảnh tỉnh nghiêm khắc : "Thật đáng tiếc... những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bảy hào nhoáng và thô kệch bắt chước người ngoài...". Nếu ở doạn thứ nhất, ngòi bút nhà văn vừa miêu tả vừa biểu cảm, thì đến đoạn thứ hai này vẫn vừa tả vừa biểu cảm, nhưng bổ sung thêm một chút bình luận. Tuỳ bút là như thế, ngòi bút nhà văn vừa ngẫu hứng trôi theo cảm xúc nhưng vẫn lắng sâu những suy luận, triết lí, thơ và văn xuôi hài hoà, mạch văn thông thoáng mà vẫn tập trung vào chủ đề... Đến đoạn văn cuối, chất luỳ bút tiếp nối. Ngòi bút Thạch Lam vừa tiếp tục ca ngợi vẻ dẹp và giá trị của cốm, vừa bình luận, nhắn gửi bạn đọc về cách thưởng thức, cách ăn cốm. "Cốm không phải thức quà của người ăn vội ; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ...". Đoạn văn mở đầu bằng câu chốt như thế. Ý tưởng và cảm xúc của tác giả tập trung ở cụm từ "ăn cốm phải ... thong thả và ngẫm nghĩ". Vì sao thế ? Vì cốm chứa trong nó sự tinh tuý của hương sen mang thêm mùi ngan ngát của hoa sen, của đầm nước và được chào mời bời cô gái làng Vòng có đôi tay mềm mại "giờ từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng "lá cốm" sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào". Cốm Vòng Hà Nội mang tinh hoa của đất Tràng An thanh lịch như thế không thể chấp nhận bất cứ cách đối xử thô bạo, tầm thường, thiếu thanh lịch nào! Thạch Lam nâng niu từng từ ngữ, trau chuốt từng câu văn mà ờ đó mỗi từ, mỗi câu còn vương mùi thơm thoang thoảng tinh khôi, thanh đạm của thứ quà đặc sản thủ đô. Do đó, nghe lời căn dặn về cách ăn cốm của nhà văn, chúng ta dễ dàng đồng tình và thầm hứa với nhà văn sẽ làm như vậy "Hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ... Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của níĩười, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa..." để con người "được trang nhã và đẹp đẽ hơn...". Với Thạch Lam, ăn cốm là thưởng thức những giá trị kết tinh của bao nhiêu báu vật trên đất trời Việt Nam. Đấy là cái nhìn văn hoá của cách ăn uống, chúng ta gọi là văn hoá ẩm thực. Đấy cũng là tình yêu và niềm tự hào của nhà văn đối với quê hương, đồng ruộng, cây lúa và con người Việt Nam nói chung, mảnh đất và con người Hà Nội nói riêng. Tuy chưa được ăn cốm, nhưng lúc đọc vãn Thạch Lam, chúng ta như đang được thướng thức thứ quà tinh khiết, thanh cao, quà của lúa non, quà của bàn tay lao động và quà ngôn ngữ tiếng Việt rất tinh tế, tài hoa trong thiên tuỳ bút. Văn Thạch Lam cũng là một loại cốm dịu dàng, thanh đạm của tâm hồn người nghệ sĩ Việt Nam, những giọt sữa tinh khiết của tiếng Việt chúng ta... "Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ...". Xin hãy đọc lại và ghi nhớ câu văn đặc sắc ấy của bài tuỳ bút. Và xin hãy mãi mãi biết ơn nhà văn Thạch Lam, bới vì, bằng sự tinh tế và tấm lòng trân trọng, nhà văn đã phát hiện được nét đẹp văn hoá dân tộc trong thử quà giản dị mà dặc sắc : Cốm Vòng - đặc sản Hà Nội, đặc sản Việt Nam.


Các câu hỏi tương tự
HOW TO LÀM
Xem chi tiết
Hương giang
Xem chi tiết
Yến Hoàng
Xem chi tiết
Yến Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thiên Nhi
Xem chi tiết
Hà Khánh Thi
Xem chi tiết
Đỗ Thu Thuỷ
Xem chi tiết
Yến Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Thi NGuyễn
Xem chi tiết