Các môi trường địa lý

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hàn Hạ Dii

Đây là những câu hỏi ôn tập thi HKI (Part 1) - Mong các bạn giúp mình giải nhanh !!!
Câu 1 : Nêu vị trí và đặc điểm khí hậu môi trường đới ôn hòa ?
Câu 2 : Nêu sự phân hóa của môi trường đới ôn hoà.
Câu 3 : Cho biết đặc điểm nền nông nghiệp tiên tiến đới ôn hòa
Câu 4 : Ngành nông nghiệp đới ôn hoài có đặc điểm gì?
Câu 5 : Đô thị hóa ở đới ôn hòa có đặc điểm gì?
Câu 6 : Nguyên nhận gây ô nhiễm ko khí và nước ?
Câu 7 : Môi trường hoang mạc có đặc điểm gì? Xác định vị trí.
Câu 8 : Môi trường hoang mạc gồm những hoạt động như thế nào ?
Câu 9 : Nêu đặc điểm môi trường đới lạnh ? Xác định vị trí.
Câu 10: Cho biết hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc
Câu 11 : Nêu đặc điểm môi trường vùng núi !? Xác định vị trí .
- Mong các thầy cô / các bạn giúp e / giúp mình -
-Cùng nhau ôn thi! !!! -

halinhvy
26 tháng 11 2018 lúc 12:52

1,* Môi tường Đới ôn hòa:
- Vị trí địa lí: Nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ Chí tuyến Bắc đến vòng cực ở hai bán cầu. Phần lớn nằm ở bán cầu Bắc, chỉ có một phần nhỏ ở bán cầu Nam.
- Những đặc điểm chung:
+ Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở nửa cầu Bắc.
+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. Thời tiết thay đổi thất thường do các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực tràn tới.
+ Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ấm và ẩm vào đất liền làm thời tiết luôn biến động, rất khó dự báo.
+ Thiên nhiên thay đổi rõ rệt theo thời gian với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và theo không gian từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.
* Các kiểu môi trường đới ôn hòa:
- Môi trường ôn đới hải dương;
- Môi trường ôn đới lục địa;
- Môi trường Địa Trung Hải;
- Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm;
- Môi trường hoang mạc ôn đới.

2,

Môi trường đới ôn hoà có sự phân hoá theo không gian và thời gian.

- Thiên nhiên thay đổi theo 4 mùa rõ rệt : xuân, hạ, thu, đông.

- Sự phân hoá theo không gian: môi trường đới ôn hòa thay đổi từ đông sang tây, từ bắc xuống nam và theo độ cao...tùy thuộc vào vĩ độ, vị trí gần hay xa biển, vào ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.

+ Bờ Tây lục địa chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới nên có môi trường ôn đới hải dương: ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm. Càng vào sâu đất liền, tính lục địa càng rõ nét: lượng mưa giảm dần và mùa đông lạnh, tuyết rơi nhiều.

+ Từ tây sang đông, thực vật cũng thay đổi từ đới rừng lá rộng ⟶ rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.

+ Ở vĩ độ cao có mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn.

+ Ở gần chí tuyến có môi trường địa trung hải: mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu đông,...

+ Từ bắc xuống nam thảm thực vật thay đổi: rừng lá kim ⟶ rừng hỗn giao ⟶ thảo nguyên ⟶ rừng cây bụi gai.

3,

Đặc điểm:

-Trình độ kĩ thuật tiên tiến

-Tổ chức sản xuất theo kiểu công nghiệp

-Ứng dụng những tiến bộ khoa học,kĩ thuật vào sản xuất.


4,-Có 2 hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp:

+Hộ gia đình

+Trang trại

-Tổ chức sản xuất theo kiểu công nghiệp

-Chuyên môn hóa sản xuất với quy mô lớn

-Ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học - kĩ thuật

5,Dac diem
Có tỉ lệ dân đô thị cao, hơn 75% dân cư sinh sống trong các đô thị.
- Tập trung nhiều đô thị nhất thế giới, có các siêu đô thị.
- Các đô thị phát triển theo quy hoạch.
- Các đô thị mở rộng kết nối với nhau liên tục thành chuỗi đô thị hay chùm đô thị.
- Lối sống đô thị đã phổ biến trong phần lớn dân cư.

Ngọc Hnue
26 tháng 11 2018 lúc 8:23

Cô nghĩ em nên đăng từng câu hỏi một thì các bạn sẽ dễ dàng giúp đỡ hơn đấy.

Chúc em học tốt!

Huỳnh lê thảo vy
26 tháng 11 2018 lúc 12:38

1,* Môi tường Đới ôn hòa:
- Vị trí địa lí: Nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ Chí tuyến Bắc đến vòng cực ở hai bán cầu. Phần lớn nằm ở bán cầu Bắc, chỉ có một phần nhỏ ở bán cầu Nam.
- Những đặc điểm chung:
+ Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở nửa cầu Bắc.
+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. Thời tiết thay đổi thất thường do các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực tràn tới.
+ Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ấm và ẩm vào đất liền làm thời tiết luôn biến động, rất khó dự báo.
+ Thiên nhiên thay đổi rõ rệt theo thời gian với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và theo không gian từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.
* Các kiểu môi trường đới ôn hòa:
- Môi trường ôn đới hải dương;
- Môi trường ôn đới lục địa;
- Môi trường Địa Trung Hải;
- Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm;
- Môi trường hoang mạc ôn đới.

2,

Môi trường đới ôn hoà có sự phân hoá theo không gian và thời gian.

- Thiên nhiên thay đổi theo 4 mùa rõ rệt : xuân, hạ, thu, đông.

- Sự phân hoá theo không gian: môi trường đới ôn hòa thay đổi từ đông sang tây, từ bắc xuống nam và theo độ cao...tùy thuộc vào vĩ độ, vị trí gần hay xa biển, vào ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.

+ Bờ Tây lục địa chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới nên có môi trường ôn đới hải dương: ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm. Càng vào sâu đất liền, tính lục địa càng rõ nét: lượng mưa giảm dần và mùa đông lạnh, tuyết rơi nhiều.

+ Từ tây sang đông, thực vật cũng thay đổi từ đới rừng lá rộng ⟶ rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.

+ Ở vĩ độ cao có mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn.

+ Ở gần chí tuyến có môi trường địa trung hải: mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu đông,...

+ Từ bắc xuống nam thảm thực vật thay đổi: rừng lá kim ⟶ rừng hỗn giao ⟶ thảo nguyên ⟶ rừng cây bụi gai.

3,

Đặc điểm:

-Trình độ kĩ thuật tiên tiến

-Tổ chức sản xuất theo kiểu công nghiệp

-Ứng dụng những tiến bộ khoa học,kĩ thuật vào sản xuất.


4,-Có 2 hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp:

+Hộ gia đình

+Trang trại

-Tổ chức sản xuất theo kiểu công nghiệp

-Chuyên môn hóa sản xuất với quy mô lớn

-Ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học - kĩ thuật

5,Dac diem
Có tỉ lệ dân đô thị cao, hơn 75% dân cư sinh sống trong các đô thị.
- Tập trung nhiều đô thị nhất thế giới, có các siêu đô thị.
- Các đô thị phát triển theo quy hoạch.
- Các đô thị mở rộng kết nối với nhau liên tục thành chuỗi đô thị hay chùm đô thị.
- Lối sống đô thị đã phổ biến trong phần lớn dân cư.

Huỳnh lê thảo vy
26 tháng 11 2018 lúc 12:42

6,Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và nước. Đặc biệt là sự phát triển của các ngành công nghiệp sản xuất, khai thác tài nguyên và sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường của con người. Giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước có mối liên quan chặt chẽ.
7,

– Vị trí: Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.
– Khí hậu: Khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn.
– Nguyên nhân: Nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,…
– Hoang mạc đới nóng: Biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.
– Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh.

8,– Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống trong hoang mạc là chăn nuôi du mục và trồng trọt trong các ốc đảo.
– Hoạt động kinh tế hiện đại: Ngày nay các tiến bộ kinh tế khoan sâu…con người đang tiến vào khai thác hoang mạc. Hoạt động du lịch cũng tương đối phát triển.
Huỳnh lê thảo vy
26 tháng 11 2018 lúc 12:49

9,

+ Vị trí: Trải dài từ 2 vòng cực và 2 cực.
+ Đặc điểm khí hậu:
– Vô cùng lạnh lẽo (khắc nghiệt)
– Nhiệt độ TB < – 10oC, có nơi – 50oC, mùa hạ ngắn (2-3 tháng) nhiệt độ không quá 10oC, biên độ nhiệt lớn
– Lượng mưa ít, trung bình khoảng 200mm/năm.

10,Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo khiến cho đới lạnh là nơi có rất ít dân. Dù đã thích nghi, các dân tộc sống lâu đời ờ phương Bắc cũng chỉ sống được trong cái đài nguyên ven biển phía bắc châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ. Người La-pông . Bắc Àu và người Chúc, người I-a-kut, người Xa-mô-y-et ở Bắc Á sống bằng nghề chăn nuôi tuần lộc và săn thú có lông quý. Người I-nuc ở Bắc Mĩ và ở đảo Grơn-len sống bằng nghề đánh bắt cá hoặc săn bắn tuần lộc, hải cầu, gấu trắng... để lấy mỡ thịt và da. Họ di chuyển trên các xe trượt do chó kéo.
11,– Khí hậu và thực vật vùng núi thay đổi theo độ cao và hướng sườn.
– Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như ở vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
– Môi trường vùng núi đang bị tác động mạnh gây suy giảm đa dạng sinh học.


Các câu hỏi tương tự
gai le
Xem chi tiết
gai le
Xem chi tiết
Skura Chan
Xem chi tiết
Hoàng Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Đặng Quán Nghi
Xem chi tiết
nguyễn đức ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Đậu Văn Đăng Khoa
Xem chi tiết
Hoàng Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Nguyễn Phú Hào
Xem chi tiết