đây là các câu hỏi của cô mình các bạn giúp nha. thanks!!!
+ phần Địa lý
Câu 1. vị trí địa lý và giới hạn của châu Mĩ
- Địa hình Châu Mĩ
-đới khí hậu và Kiểu khí hậu châu Mĩ
-kênh đào Pa-na-ma
-Đô thị hóa Châu Mĩ
+ Phần Lịch Sử
Câu 1. cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
- Tóm tắt diễn biến
- Nguyên nhân thắng lợi, Ý nghĩa Lịch Sử
Câu 2. Đại Việt thời Lê Sơ
- tổ chức bộ máy nhà nước
- Thành tựu, kinnh tế, văn hóa, giáo dục.
- tình hình:- chính trị Đại Việt thế kỉ XVI--> XVIII
- thành tựu văn hóa XVI --> XVIII
nè : câu 1 : Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu tây, tiếp giáp với ba đại dương lớn. - Giới hạn: Châu Mĩ rộng khoảng 42 triệu km2 , nằm trải dài trên nhiều vĩ độ, từ vùng cực Bắc đến tận vùng cực Nam.
- Địa hình của châu Mĩ thay đổi từ Tây sang Đông Ở phía Tây có các dãy núi cao như dãy Cóoc – đi – e và An – đét. Ở giữa là đồng bằng Trung tâm và đồng bằng A – ma – dôn. Ở phía Đông là các dãy núi thấp và cao nguyên như dãy A-pa-lát và Bra-xin.
-Các đới khí hậu ở châu Mĩ: đới khí hậu cực, đới khí hậu cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu cận xích đạo, đới khí hậu xích đạo. Trong đó đới khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất Kiểu khí hậu : Kiểu khí hậu ôn đới lục địa , kiểu khí hậu ôn đới hải dương, kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa, kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa, kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa, kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Châu Mĩ có nhiều đới và kiểu khí hậu vì châu Mĩ trải dài từ vùng cực Bắc đến gần vùng cực Nam, trải qua nhiều vĩ độ địa hình đa dạng, nhiều núi cao , đồng bằng rộng và sơn nguyên lớn
-khoông biết
--Châu Mĩ có tỉ lệ dân thành thị cao, chiếm khoảng trên 78% dân số. Tuy nhiên, đô thị hóa có sự khác nhau giữa các nước Bắc Mĩ với các nước Trung và Nam Mĩ.Các nước Bắc Mĩ, quá trình đô thị hóa gắn với quá trình công nghiệp hóa. Các thành phố của Bắc Mĩ, đặc biệt là của Hoa Kì, phát triển rất nhanh. Phần lớn các thành phố nằm ở phía nam vùng Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương, nối tiếp nhau tạo thành hai dải siêu đô thị từ Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn và từ Si-ca-gô đến Môn-trê-an.Các nước Trung và Nam Mĩ đang dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hóa. Tuy nhiên, 35% - 45% dân thành thị phải sống ở ngoại ô, trong các khu nhà ổ chuột, với những điều kiện khó khăn. Các đô thị lớn nhất ở Trung và Nam Mĩ là Xao Pô-lô, Ri-ô đê Gia-nê-rô, Bu-ê-nốt Ai-rét. Tốc độ đô thị hóa nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
lích sử
câu 1 :- Do truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.- Do sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đã có những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, đã biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.Diễn biến:* Giải phóng Nghệ An (năm 1424)Ngày 12- 10 - 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), sau đó hạ thành Trà Lân. Nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.* Giải phóng Tản Bình, Thuận Hoá (năm 1425)Tháng 8 - 1425, nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá. Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân.* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)- Tháng 9-1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc* Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). Quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.Ý nghĩa lịch sử:- Ý nghĩa lịch sử : Cuộc khởi nghĩa Lam Son thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh (Trung Quốc). Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ
-link này nha : https://loigiaihay.com/em-hay-trinh-bay-va-ve-so-do-to-chuc-bo-may-chinh-quyen-thoi-le-so-c82a13861.html
-Giáo dục và khoa cử- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.* Văn học, khoa học, nghệ thuật- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông2. Các tổ chức quân đội và luật pháp thời Lê Sơ*Quân độiQuân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông": khi đất nước có ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân ; khi hoà bình thì thay phiên nhau về làm ruộng.Quân đội có hai bộ phận chính : quân ở triều đình và quân ở các địa phương; bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh. Vũ khí có đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hoả đồng, hoả pháo.Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.*Luật pháp:Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, cùng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).3. Tình hình chính trị, xã hội thời Lê Sơ đầu thế kỉ 16* Kinh tế- Nông nghiệp : Hai mươi năm dưới ách thống trị của nhà Minh, nước ta lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều người phải phiêu tán.Nhà Lê cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh, còn lại 10 vạn lính, chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất; kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng ; đặt một số chức quan chuyên chăm lo sản xuất nông nghiệp : Khuyến nông sứ, Hà đẽ sứ, Đồn điền sứ... Thi hành chính sách quản điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt cấy.Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.- Thủ công nghiệp, thương nghiệp :+ Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất. Nhiều ngành, nghề thủ công truyền thống ờ các làng xã ngày càng phát triển. Các công xưởnq do nhà nước quản lí gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền...+ Nhà nước khuyến khích lập chợ mới và họp chợ. Buôn bán với nước ngoài phát triển, các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.
-- Thế kỉ XVII đất nước mất ổn định, rối ren, chính quyền phong kiến trung ương suy yếu, mâu thuẫn xã hội phát triển sâu sắc => nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra. - Chiến tranh liên miên, tàn khốc giữa các phe phái, các tập đoàn phong kiến đã để lại những hậu quả nghiêm trọng: nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cắt. Kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây ra bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.
-- Giáo dục – khoa cử rất phát triển: + Thời Lê sơ (1428 – 1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. + Riêng thời vua Lê Thánh Tông tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên. - Văn học: Soạn Văn lớp 7 (hoctotnguvan.com) Các bài Văn mẫu lớp 7 (hoctotnguvan.com) Quảng cáo + Văn học chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như : Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo... + Văn thơ chữ Nôm có: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập... - Khoa học: + Sử học có các tác phẩm: Đại Việt sử kí, Đại Việt sư kí toàn thư, Lam Sơn thực lục... + Địa lí có các tác phẩm: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chỉ... + Y học có: Bản thảo thực vật toát yếu. + Toán học có: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp. - Nghệ thuật: + Nghệ thuật sân khấu như: ca, múa, nhạc, chèo, tuồng. + Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa).
xong !!!!!