Bài 17. Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Vũ Quang Huy

Dãy hoạt động hóa học của kim loại có ý nghĩa như thế nào ?

B.Thị Anh Thơ
8 tháng 9 2019 lúc 22:19

Như đã giới thiệu ở phần định nghĩa, dãy hoạt động hóa học của kim loại sắp xếp theo mức độ hoạt động (khả năng phản ứng hóa học với chất khác). Và các phản ứng đều được xây dựng từ thực nghiệm. Từ đó ta suy ra được 4 ý nghĩa chủ đạo như sau:

Độ hoạt động giảm dần từ trái sang phải

Độ hoạt động hay còn gọi là khả năng phản ứng của các kim loại giảm dần từ Li tới Au. Đặc trưng nhất là phản ứng với nước. Khi 5 kim loại đầu tiên đều tác dụng dễ dàng với nước ở điều kiện thường thì các kim loại từ Mg trở đi khó phản ứng (như Fe phải tác dụng ở nhiệt độ cao) hoặc không phản ứng như Au, Sn, Pb...v..v

Kim loại tác dụng với nước

Một số kim loại hoạt động mạnh tác dụng với nước để tạo bazo tương ứng và giải phóng chất khí là Hidro. Đây là tính chất khá quen thuộc của các kim loại đứng đầu trong dãy - những kim loại mạnh nhất.

Phương trình hóa học:

Kim loại tác dụng với Axit tạo ra muối và giải phóng khí hidro

Các kim loại trong dãy phản ứng với axit tạo ra muối và khí hidro phải thỏa mãn hai điều kiện:

Kim loại đứng trước nguyên tố hidro trong dãy hoạt động hóa học Dung dịch axit phản ứng phải là axit loãng

Ví dụ: Fe +2HCl ------> Fe(Cl)2 +H2

Kim loại tác dụng với muối

Một ý nghĩa khá quan trọng nữa được suy ra từ dãy hoạt động hóa học của kim loại đó là kim loại tác dụng với muối. Phản ứng xảy ra phải thỏa mãn các điều kiện sau:

Kim loại của đơn chất phải đứng trước kim loại của hợp chất (xét trong vị trí của dãy hoạt động hóa học) Kim loại của đơn chất phải bắt đầu từ Mg trở về sau ( tức là: Mg, Al, Zn... )

Ví dụ: Phản ứng giữa Mangan với muối của sắt: Mg + FeCl2 ----> MgCl2 +Fe

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Xuân Thạnh
Xem chi tiết
Đỗ Minh Duy LỚP 9/12 STT...
Xem chi tiết
Dr.Strange
Xem chi tiết
kiều trinh
Xem chi tiết
Tấn Cường
Xem chi tiết
허시
Xem chi tiết
Red Light
Xem chi tiết
ngoc tra
Xem chi tiết
Thúy Nga
Xem chi tiết