PHÒNG GD &ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS HỒNG DƯƠNG
|
ĐỀ THI OLYMPIC NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian giao đề)
|
|
|
Câu 1 (4.0 điểm)
Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có đoạn:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
( Ngữ Văn 7, tập 1, NXBGD)
Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ trên.
Câu 3. (10 điểm)
Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”.
Đóng vai En-ri-cô, nhân vật trong văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc được những dòng thư đó
Câu 2 (6 điểm):
“Ở đâu có tình yêu, ở đó có sự sống”
(Lep Tôn- xtôi).
Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.
Câu 2 (6 điểm)
Yêu cầu:
1. Kĩ năng (1 điểm)
· Trình bày suy nghĩ thành một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn.
· Diễn đạt lưu loát.
2. Nội dụng (5 điểm)
Có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cơ bản nêu được các ý sau:
· Đây là chân lý của cuộc sống. (1 điểm)
· Dùng những văn bản đã được học để minh họa cho chân lí đã nêu, để thấy tình yêu mang đến cho con người ta những niềm vui, niềm hạnh phúc, sức mạnh và khát vọng sống bền bỉ. (2 điểm)
· Tình yêu không phân biệt giầu nghèo, đẳng cấp, mầu da. (1 điểm)
· Liên hệ bản thân. (1 điểm)
· Câu III. (6 điểm)
· "Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu!"
· (Trích bài thơ "Tre Việt Nam" - Nguyễn Duy)
· Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên.
Câu III. (6 điểm) Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên...
Mượn đặc điểm của loài cây làm hình tượng ẩn dụ nhằm thể hiện phẩm chất, cốt cách của một tầng lớp người hay một dân tộc là biện pháp nghệ thuật của văn học phương Đông nói chung, văn học Việt Nam nói riêng. Với học sinh lớp 6, không yêu cầu cao trong cảm thụ thơ, không yêu cầu học sinh phân tích đoạn thơ.
Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau:
· Bài thơ "Tre Việt Nam" được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh thần, lực lượng của toàn dân tộc để chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng. (1 điểm)
· Tác giả mở đầu bài thơ như một câu hỏi, gợi lại "chuyện ngày xưa" trong cổ tích để khẳng định cây tre đã gắn bó bao đời với con người Việt Nam: (1 điểm)
"Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh"
· Trong thế giới tự nhiên bao la có muôn vàn loài cây, nhưng có lẽ chỉ có cây tre là gần gũi, thân thuộc nhất đối với con người. Tre gắn bó, hữu ích và trở thành hình ảnh thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam tự bao đời, loài tre mộc mạc, bình dị mà có sức sống mãnh liệt: (1 điểm)
"Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi"
· Vượt lên những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất sỏi, đất vôi, đất nghèo, đất bạc màu... tre vẫn thích nghi để xanh tươi, sinh sôi trường tồn, và dựng nên thành luỹ vững bền không sức mạnh nào có thể tàn phá, huỷ diệt. Đây là nét đặc trưng tiêu biểu nhất về phẩm chất của con người Việt Nam: (1 điểm)
"Ở đâu tre cũng xanh tươi
Dù cho đất sỏi đất vôi bạc màu"
· Ý khái quát: Chọn hình tượng cây tre làm đối tượng phản ánh, qua đó khái quát nên những phẩm chất tốt đẹp, quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam được chắt lọc, kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử. Đối lập với sự nhỏ bé mong manh về thể chất, vật chất là vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tinh thần. Không chỉ dừng lại ở đó, đoạn thơ đã thể hiện hình ảnh giản dị mộc mạc mà cụ thể sinh động của cây tre mang ý nghĩa biểu trưng cho tính cách Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam... (2 điểm)
· Câu 2: (6.0 điểm)
· Trong văn bản "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô - đê (SGK Ngữ văn 6- T2), trước khi chia tay các em học sinh thân yêu của mình, thầy Ha- men đã nói: "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...".
· Hãy trình bày cảm nhận của em về lời nói trên bằng một đoạn văn ngắn.
Câu 2 (6.0 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng:
· Thí sinh phải biết xây dựng thành một đoạn văn, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, ít mắc lỗi về dùng từ, đặt câu...
· Nếu học sinh không viết thành một đoạn văn thì giám khảo không cho điểm.
* Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý sau:
· Đây chính là điều tâm niêm của thầy Ha- men về giá trị và sức mạnh của tiếng nói dân tộc (tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành độc lập, tự do, là linh hồn của dân tộc).
· Khẳng định một chân lí: Giữ được tiếng nói là giữ được độc lập ,tự do còn mất tiếng nói dân tộc là mất độc lập, tự do.
· Thể hiện rõ tình cảm của thầy Ha- men đối với tiếng nói dân tộc: giữ gìn, nâng niu, tự hào...
· Khơi dậy tình cảm của mọi người đối với tiếng nói dân tộc mình. Liên hệ với bản thân tình yêu tiếng nói dân tộc, tình yêu tổ quốc, quê hương mình ....
· Câu 1: (3,0 điểm)
· "Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng".
· (Vũ Tú Nam)
· Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn.
· Câu 2. (7,0 điểm)
· Mưa sông
Gió bỗng thổi ào, mây thấp lối
Buồm căng muốn rách, nước trôi nhanh
Trên đường cát bụi vùng theo gió
Nón mới cô kia lật nửa vành
Ếch gọi nhau hoài tự mấy ao
Trên bờ, cây hoảng hốt lao xao
Đò ngang vội vã chèo vô bến
Lớp lớp tràn sông đợt sóng trào
Buồm rơi trơ lại cột tre gầy
Loang loáng chân trời chớp xé mây
Chim lẻ vội vàng bay nhớn nhác
Mưa gieo nặng hột xuống sông đầy
· (Nguyễn Bính)
· Từ nội dung bài thơ trên và qua thực tế. Em hãy viết bài văn miêu tả cảnh mưa trên sông.
Câu 1 (3,0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
· Hiểu và thể hiện tốt phương pháp làm một bài văn phân tích những giá trị về mặt nghệ thuật trong một đoạn văn mà đề đã cho trước.
· Hành văn mạch lạc, trình bày sạch đẹp, không mắc các lỗi dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức: Đảm bảo các ý cơ bản sau:
· Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật: phép tu từ nhân hóa, so sánh; dùng từ đặc tả, từ láy, trình tự quan sát miêu tả từ xa đến gần vừa khái quát vừa cụ thể sinh động. 0,5 điểm
· Phép nhân hóa: Cây gạo được nhân hóa bằng từ dùng để chỉ hành động của con người qua từ nhân hóa là từ "gọi" có tác dụng làm cho cây gạo trở nên gần gũi có tình cảm thân thiết yêu quý bạn bè chia sẻ niềm vui như con người. 0,5 điểm
· Phép so sánh 1: Cây gạo với hình ảnh "tháp đèn khổng lồ" phương diện so sánh là "sừng sững" gọi cho người đọc thấy sự lớn lao hoành tráng và đẹp dẽ của cây gạo với nhiều màu sắc hoa lá rực rỡ và tươi xanh. 0,5 điểm
· Phép so sánh 2: hàng ngàn bông hoa với hình ảnh "hàng ngàn ngọn lửa hồng" giúp ta liên tưởng cây gạo nở hoa đỏ rực như một cây đèn khổng lồ với những đốm lửa hồng rung rinh trong gió. 0,5 điểm
· Phép so sánh 3: Hàng ngàn búp nõn với hình ảnh "hàng ngàn ánh nến trong xanh" gợi cho người đọc cảm nhận được độ xanh non mỡ hàng trong trẻo tràn đầy nhựa sống của búp nõn cùng với màu hông của hoa rực rỡ. 0,5 điểm
· Sự kết hợp khéo léo tự nhiên của các phép tu từ với việc sử dụng các từ đặc tả: "khổng lồ", "lửa hồng", "trong xanh" đã tả được hình ảnh đẹp đẽ, rực rỡ, sống động và gần gũi thân thiết của cây gạo vào mùa xuân ở mọi miền quê hương đất nước Việt Nam, giúp người đọc thêm yêu quê hương đất nước mình trong đó có hoa gạo nở vào mùa xuân thật tươi đẹp. 0,5 điểm
Câu 2 (7,0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng: 0,5 điểm
· Hiểu và thể hiện tốt phương pháp làm một bài văn miêu tả có sự kết hợp yếu tố biểu cảm, tự sự.
· Bố cục bài viết chặt chẽ. Văn phong giàu hình ảnh, cảm xúc chân thành, trong sáng. Biết sử dụng đủ các chi tiết trong bài thơ, nhưng biết lựa chọn một vài chi tiết tiêu biểu để tả kỹ.
· Trình bày sạch đẹp, không mắc các lỗi dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức.
· Bài viết giới thiệu về hoàn cảnh diễn ra (địa điểm, thời gian...) cơn mưa mà thực tế HS đã được quan sát... 0,5 điểm
· Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách hoặc có bố cục lại các chi tiết theo một trình tự nhất định mà không theo trình tự của bài thơ song bài viết đảm bảo các chi tiết sau: 5,5 điểm
· Gió nổi lên.
· Mây đen sà thấp xuống sát mặt sông.
· Cánh buồm căng phồng như muốn rách toang.
· Nước sông trôi nhanh...
· Trên đường: Cát bụi vùng lên, chạy theo gió làm cô gái bị lật nửa vành nón...
· Từ mấy bờ ao, ếch gọi nhau mê mải...
· Trên bờ ao, cây hoảng hốt lao xao.
· Dưới sông: Đò ngang vội vã chèo vào bến. Sóng tràn dào dạt trên mặt sông. Chiếc buồm của con thuyền rách tan, trơ lại cột buồm tre gầy chọc vào bầu trời tối sẫm nước mưa.
· Chân trời, chớp xé loang loáng; một con chim lẻ đàn bay nhớn nhác...
· Trên mặt sông: mưa gieo nặng hột chi chít, đầy mặt sông...
· Bộc lộ cảm xúc sau cơn mưa. 0,5 điểm
Câu 2 (6đ):
HAI BIỂN HỒ
Người ta bảo ở Palextin có hai biển hồ…Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galile. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này…
Nhưng điều kỳ lạ cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan
Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.
(Trích “Bài học làm người ”- Nhà xuất bản giáo dục)
Qua câu chuyện Hai biển hồ trên, đã cho em bài học ý nghĩa nào trong cuộc sống.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLYMPIC NGỮ VĂN 7
Năm học: 2014-2015
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 (4 điểm):
1. Về kĩ năng:
- Nhận diện được các biện pháp tu từ và đặc điểm của nó trong đoạn thơ.
- Xác định được yêu cầu của đề; biết viết đoạn văn trình bày cảm nhận (suy nghĩ, đánh giá, bàn luận…) thể hiện cảm xúc của người viết về vấn đề, đề bài đặt ra; kết hợp hài hoà tình cảm và suy nghĩ.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng; không mắc lỗi diến đạt.
2. Về kiến thức:
a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ: - Điệp ngữ: vì . Đặc điểm: điệp ngữ cách quãng. (0,5đ)
- Liệt kê: Vì lòng yêu Tổ quốc/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi cũng vì bà/ Vì tiếng gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ. Đặc điểm: trình bày từ khái quát đến cụ thể. (0,5đ)
b. Viết đoạn văn cảm nhận: (3 điểm)
Những ý chính cần thể hiện:
- Xác định được vị trí, nội dung chính của đoạn thơ: Sau những kỉ niệm về bà hiện lên trong hồi tưởng, người chiến sĩ trở về với hiện tại và bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về mục đích chiến đấu. ( 0,5đ)
- Điệp ngữ cách quãng “vi” lặp lại bốn lần ở bốn dòng thơ liên tiếp gây chú ý cho người đọc, nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ. ( 0,5đ)
- Trở về hiện tại, người chiến sĩ nghĩ nhớ ngay đến nhiệm vụ chiến đấu và mục đích cao cả của nhiệm vụ đó. Phép liệt kê theo trình tự từ khái quát đến cụ thể đã giúp tác giả đưa ra một loạt hình ảnh gợi cảm và có hệ thống: Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng. Hệ thống đó nằm trong một tập hợp mà hình ảnh sau là “tập hợp con” của hình ảnh trước. Nhờ phép liệt kê, tình cảm của tác giả vừa được thể hiện ở diện rộng vừa có chiều sâu.(0,75đ) - Điệp ngữ vì kết hợp phép liệt kê trên đây một cách nhuần nhuyễn không chỉ nhấn mạnh được mục đích chiến đấu mà còn lí giải một cách cảm động ngọn nguồn của lòng yêu nước, làm sáng lên một chân lí phổ biến. Liên hệ: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trẻ nên lòng yêu Tổ quốc”(I. Ê-ren-bua). Tiếng gà đã đồng vọng với tiếng của quê hương, gia đình, đất nước. ( 0,75 điểm)
- Đoạn thơ ngắn, diễn đạt tự nhiên với việc kết hợp hai phép tu từ đã hoàn thiện mạch cảm xúc của bài thơ, làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước của nhân vật trữ tình. (0,5đ)
Câu 2: (6,0 điểm)
Yêu cầu:
1, Kĩ năng: (1 điểm)
- Trình bày suy nghĩ thành một bài văn ngắn.
- Diễn đạt lưu loát.
2, Nội dung: (5 điểm)
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý sau:
- Đây là câu chuyện hấp dẫn thú vị về cách giáo dục của thầy hiệu trưởng đối với học sinh. Thầy đã dùng một hình ảnh cụ thể, đơn giản, gần gũi là tờ giấy trắng và chấm tròn đen để tác động đến học sinh.(1 điểm).
- Ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện khuyên chúng ta cần có tấm lòng bao dung, vị tha đối với những người xung quanh mình, cần có cái nhìn giàu tính nhân văn.
(1 điểm)
- Bàn về ý nghĩa giáo dục: Cuộc sống đầy rẫy những cám dỗ, con người ai cũng có thể mắc lỗi lầm. Vì vậy đừng quá chú trọng vào lỗi lầm nhỏ của họ mà không thấy những ưu điểm, tích cực có trong con người họ.
( hs phân tích và lấy dẫn chứng).(1,5 điểm)
- Liên hệ hiện tại: Trong lớp học luôn có những bạn mắc lỗi. Vậy hãy biết tha thứ cho người bạn đó khi họ làm sai một lỗi nhỏ để bạn ấy có cơ hội làm lại và trở thành người tốt hơn. ( hs phân tích và lấy dẫn chứng). (1,5 điểm).
3. Biểu điểm
- Điểm 5->6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, văn viết có cảm xúc, ý tưởng mới mẻ, sáng tạo.
- Điểm 3->4: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, bố cục rõ, lập luận chặt chẽ, bày tỏ được suy nghĩ riêng.
- Điểm 2: Đáp ứng được ½ yêu cầu trên, viết còn sơ lược. Văn chưa lưu loát nhưng diễn đạt được ý.
- Điểm 1: Nội dung sơ sài, còn lúng túng về phương pháp. Bố cục lộn xộn. Sai nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
Câu 3. (10đ)
a. Yêu cầu về kĩ năng: ( 2đ)
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Biết vận dụng kĩ năng biểu cảm kết hợp với một số yếu tố khác như: tự sự, nghị luận
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức: ( 8đ)
Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn biểu cảm kết hợp với các yếu tố tự sự, nghị luận, học sinh trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung những dòng thư của bố gửi cho En-ri-cô.
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
- Đóng vai En-ri-cô giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với bức thư và tâm trạng khi đọc được những dòng thư đó .(1,5đ)
- Nhập vai En-ri-cô để trình bày những cảm xúc, suy nghĩ nảy sinh từ những dòng thư đó ( 5đ). Cụ thể:
+ “Xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố.( 1đ)
+ Nhận thức được tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.
( 1đ)
+ Hiểu được tấm lòng của người bố. (1đ)
+ Thấy được lỗi lầm của mình khi “nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”.( 1đ)
+ Suy nghĩ về việc khắc phục lỗi lầm. ( 1 đ)
- Nêu ấn tượng và những điều cảm nhận được từ những dòng thư của bố. (1,5đ)