Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào hai đĩa cân sao cho cân ở vị trí thăng bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau:
- Cho 11,2 gam Fe vào cốc đựng dung dịch HCl
- Cho M gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4
Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m?
Cốc A: Fe + 2HCl ---> FeCl2 + H2 (1)
0,2 0,2 mol
Cốc B: 2Al + 3H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + 3H2 (2)
m/27 m/18 mol
Số mol Fe = 11,2/56 = 0,2 mol; số mol Al = m/27 mol.
Khối lượng cốc A tăng = khối lượng Fe - khối lượng H2 (bay ra) = 11,2 - 2.0,2 = 10,8 gam.
Khối lượng cốc B tăng = khối lượng Al - khối lượng H2 = m - 2.m/18 = m - m/9 = 8m/9 gam.
Vì cân ở vị trí cân bằng nên khối lượng tăng cốc A = khối lượng tăng ở cốc B. Suy ra: 8m/9 = 10,8 hay m = 12,15 g