I. Mở bài
-Trần Nhân Tông (1258-1308) là vị vua nổi tiếng nhân ái, yêu dân, yêu nước.
-Ông đã cùng vua cha (Trần Thánh Tông) và các tướng lĩnh tài ba như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải... lãnh đạo nhân dân ta mấy lần đánh bại quân xâm lược Nguyên - Mông.
-Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiền Trường trông ra được nhà vua sáng tác trong dịp về thăm quê nội ở Thiên Trường (Nam Định), sau khi nước nhà được giải phóng. Nội dung ca ngợi khung cảnh thiên nhiên nông thôn thơ mộng và cuộc sống thanh bình của nhân dân.
II. Thân bài
*Khung cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường:
+Hai câu thơ đầu:
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biển (Trước xớm, sau thôn tựa khói lồng Bóng chiều man mác có dường không)
-Tả cảnh làng quê lúc hoàng hôn, sương như khói bao phủ lên khắp thôn xóm, vạn vật thấp thoáng ẩn hiện như có, như không. Bức tranh nông thôn với màu sắc, đường nét nhẹ nhàng, thanh thoát.
-Hình ảnh giản dị, quen thuộc nhưng rất gợi cảm (thôn xóm, sương khói, bóng chiều...)
+Hai câu cuối:
Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.
(Mục đồng sáo vẳng trâu về hết,
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng)
-vẫn tiếp tục tả cảnh: tiếng sáo mục đồng réo rắt, đàn trâu đã về nhà hết, từng đôi cò trắng nghiêng cánh liệng trên cánh đồng lúa xanh.
-Cảm xúc xốn xang, rạo rực trong lòng nhà thơ - một vị vua có tâm hồn thi sĩ, xuất thân từ nông thôn, gắn bó máu thịt với quê hương và dân chúng.
III. Kết bài
-Bài thơ ngắn gọn, hàm súc nhưng xứng đáng là thơ của muôn đời.
-Vẻ đẹp giản dị, tinh tế của nó để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.
(Nguồn: tham khảo)