Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, kẻ thì cuốc, kẻ đội đất, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.
(Ngữ văn 7 - Tập 2)
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Hãy giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm?
Câu 2. Chỉ rõ phép so sánh có trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của phép so sánh đó?
Câu 3. Viết đoạn văn khoảng10 câu trình bày cảm nhận của em về tên quan phụ mẫu trong tác phẩm đã xác định ở câu 1. Trong đoạn có sử dụng một câu bị động. (gạch chân câu bị động)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm "sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn. Ý nghĩa của nhan đề là: Phê phán những người vô trách nhiệm, không quan tâm giúp đỡ những người xung quanh mà chỉ biết nghĩ cho lợi ích bản thân mình (Sống chết mặc bay trong câu tục ngữ " Sống chết mặc bay, tiền thấy bỏ túi")
Câu 2.
- Phép so sánh nằm ở câu " người nào người nấy lướt thướt như con chuột lột"
- Tác dụng: gợi tả, miêu tả hình ảnh của những người đang vội vã giữ đê "như con chuột lột", làm hình ảnh trở nên sinh động, dễ hình dung hơn.
Câu 3
( Mình chỉ làm các ý thôi nhé )
* Hình ảnh của quan phụ mẫu:
- Sung sướng, ăn chơi xa hoa hưởng lạc với những thú vui cờ bạc ( Bn nêu các dẫn chứng trong bài ra)
- Vô trách nhiệm, coi mạng của nhân dân như cỏ rác, đổ hết trách nhiệm lên đầu của nhân dân
- Chỉ nghĩ tới bản thân mình trong hoàn cảnh nguy hiểm, gấp rút.
Câu bị động: Bn có thể đưa vào trong đoạn văn với câu : Nhân dân thì bị xem như cỏ rác, bị mắng chửi, bị đổ hết trách nhiệm lên đầu bởi những tên " quan phụ mẫu " trong tình cảnh "dầu sôi lửa bỏng".