1.viết bài văn phân tích về đặc điểm của nhân vật người cha trong truyện ngụ ngôn "Bó đũa"
2.viết bài văn phân tích về đặc điểm của nhân vật châu chấu trong truyện ngụ ngôn "Kiến và Châu chấu"
ét ô ét cần gấp ngày kia thi rồi
ĐỀ LUYỆN TẬP Đề 2: Phân tích đặc điểm nhân vật Cáo trong truyện “Con Cáo và chùm nho” Con Cáo và chùm nho Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều như thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm. Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được. Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi. Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Ha ha, cuối cùng thì cũng phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo ta tự đắc: – Không có việc gì có thể làm khó ta được, ha ha! Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên, nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được. Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói: – Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho. Hướng dẫn 1. Mở bài: - Giới thiệu nhân vật: nhân vật Cáo trong câu chuyện “Con Cáo và chùm nho”; - Ấn tượng chung của em về con Cáo trong truyện. 2. Thân bài: Có thể triển khai làm nổi bật các đặc điểm của con Cáo: * Hoàn cảnh: Tái hiện lại hoàn cảnh phát hiện chùm nho, Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép Bản năng thôi thúc khiến Cáo muốn hái nho và ăn ngay. * Đặc điểm tính cách + đặc điểm thứ nhất: Rất cố gắng, quyết tâm (Câu chủ đề Tái hiện các hành động của Cáo Nhận xét) - Chủ đề: Trước hết đó là một chú cáo rất cố gắng, quyết tâm để làm được điều mình mong muốn . Dẫn chứng: Hết lần này lượt khác, Cáo đã nỗ lực hết sức để hái được chùm nho. Lần thứ nhất, Cáo….. Lần thứ hai, Cáo ….Lần thứ ba, Cáo... Nhận xét + biểu cảm: Như vậy Cáo rất cố gắng để đạt được mục đích của mình…Thế nhưng đáng thương làm sao! Cáo vẫn không hái được nho mà ăn… + đặc điểm thứ hai: không tự nhận mình thất bại (quy trình phân tích tương tự như đặc điểm thứ nhất) - Tuy nhiên, Cáo thật là đáng trách khi đã không tự nhận rằng mình thất bại. Cáo nhanh chóng bao biện cho thất bại của mình bằng cách biện minh rằng…. Hay nói cách khác Cáo không chấp nhận nguyên nhân mình thất bại, không thừa nhận mình thất bại. Điều này dẫn tới hậu quả là Cáo sẽ không bao giờ thấy được nguyên nhân để rút ra kinh nghiệm, để tiến bộ hơn. Mặt khác, nó cũng dẫn tới sự “ru ngủ” về nhận thức, làm Cáo mất đi ý chí, quyết tâm để đạt được điều mình muốn. * Bài học rút ra từ việc phân tích nhân vật: - Không phải sự cố gắng nào cũng đi tới thành công nhưng nếu không cố gắng nhất định không với tới thành công. - Nếu đã cố gắng mà vẫn không đạt được kết quả mong muốn thì không nên bao biện cho thất bại của mình mà cần tìm ra nguyên nhân, giải pháp để lần sau chạm tay tới thành công. Bởi người xưa đã nói “thất bại là mẹ thành công”. - Ví dụ thực tế: Một lần sau nỗ lực thi mà không đỗ thì cần rút kinh nghiệm để lần thi kế tiếp có thể đạt được thành công chứ không phải đổ lỗi tại không may mắn hay một yếu tố khách quan nào đó hoặc tự ru ngủ mình rằng cuộc thi này không quan trọng được. * Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật: làm như mẫu 3. Kết bài : dựa vào dàn ý để viết
NHANH NHẤT NHA MẤY BẠN!!
Chọn câu trả lời chính xác nhất
Một bài thơ trữ tình
a- Không có cốt truyện và nhân vật
b- Không có cốt truyện nhưng có thể có nhân vật
c- Chỉ biểu hiện trực tiếp tình cảm của tác giả
d- Có thể biểu hiện tình cảm gián tiếp, cảm xúc qua hình ảnh thiên nhiên, con người hoặc sự việc.
Trong văn bản nghị luận
a- Không có cốt truyện và nhân vật
b- Không có yếu tố miêu tả, tự sự
c- Có thể có biểu hiện cảm xúc
d- Không sử dụng phương thức biểu cảm
Tục ngữ có thể coi là
a- Văn bản nghị luận
b- Không phải là văn bản nghị luận
c- Một loại văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn
Viết 1 đoạn văn khoảng 150-200 chữ kể lại 1 câu truyện mang yếu tố viễn tưởng có sử dụng ít nhất 2 câu mở rộng có thành phần chính và trạng ngữ
Hãy nêu giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của truyện “Sống chết mặc bay”. * Viết đoạn văn (khoảng 7 câu) cho biết: cảm nghĩ về tình cảnh người nông dân trong truyện Sống chết mặc bay (Trả lời bằng đoạn văn, trong đó, có sử dụng liệt kê Giúp với ạ
Truyện ngắn Sống chết mặc bay kể bằng ngôi thứ mấy ? Nêu đặc điểm của ngôi kể
trong truyện sống chết mặc bay tác giả đã khéo léo kết hợp tương phản và tăng cấp để bộc lộ tính cách nhân vật trong đó có sự vạch trần bản chất lòng lang dạ thú của tên quan trước sinh mạng của người dân
hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên
Cho biết đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa của truyện ngắn sống chết mặc bay tại sao có thể nói sống chết mặc bay vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo
Trong truyện "Sống chết mặc bay" tác giả Phạm Duy Tốn đã sử dụng thành công nghệ thuật tương phản đối lập để làm nổi bật bản chất "lòng lang dạ thú' của tên quan đồng thời bày tỏ niềm thương cảm trước tình cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của người dân khi bị vỡ đê. Em hãy chứng minh cho ý kiến trên