Cảnh ngày xuân- Nguyễn Du

Girl _ Trẻ _ Nghé

Cứu Mị với =3 Ahuhu :)

Đề 1 : Đọc và trả lờii các câu hỏi sau :
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Câu1 : Văn bản chứa đoạn trích trên nằm trong phần nào của '' Truyện Kiều " ?

Câu 2 :
a, Nêu biện pháp tu từ trong câu "Ngày xuân con én đưa thoi".
b, Tác dụng của câu "Ngày xuân con én đưa thoi".

Câu 3 :
a, Chỉ ra cái hay hay của chữ "Điểm" trong câu "Cành lê trắng điểm một vài bông hoa".
b, Trong thơ cổ của Trung Quốc có 2 câu thơ có nét tương đồng với 2 câu thơ :
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Em hãy nhớ lại và viết 2 câu thơ ấy.
Câu 4 : Hãy cảm nhận bức tranh mùa xuân qua đoạn trích trên (2 trang giấy thi _ Bài văn ngắn)

Đề 2 : Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau :
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Câu 1 : Hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Du.

Câu 2 :
a, Hãy chỉ ra biện pháp tu từ trong 2 câu cuối. (Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. )

b, Tác dụng ?

Câu 3 : Hãy nêu cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Vân (Bài văn ngắn).


banhqua

Nguyễn Thu Hương
3 tháng 11 2017 lúc 8:45

Đề 1:

Câu 1:

4 câu thơ thuộc phần I: Gặp gỡ và đính ước. Là 4 câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (nhan đề đoạn trích do người biên soạn sách đặt)

Câu 2:

a. Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh.

b. Câu thơ có thể hiểu theo 2 cách:

(1) Những cánh én chao liệng trên bầu trời xuân như thoi đưa.

(2) Thời gian trôi rất nhanh, chẳng khác nào thoi đưa.

=> Hiểu theo cách thứ 2 sẽ logic hơn với câu thơ sau "Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi". ( Mùa xuân có ba tháng - chín mươi ngày, thì đã trôi đi được quá nửa).

=> Tác dụng của câu thơ: Vừa gợi được dấu hiệu của mùa xuân (cánh én) lại vừa gợi được bước đi của thời gian.

Câu 3:

a. Chữ "điểm" hay ở chỗ: Tác giả sử dụng nghệ thuật đảo ngữ: Thông thường sẽ là: Cành lê điểm một vài bông hoa trắng. Còn tác giả lại viết là: "Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" => Nghệ thuật lấy điểm vẽ diện, chỉ đặc tả sắc trắng của một vài bông hoa lê mà gợi ra được sự tinh khiết, trong trẻo của cả bức tranh mùa xuân.

b. Câu thơ cổ của Trung Quốc:

"Phương thảo liên thiên bích

Lê chi sổ điểm hoa"

=> Cả câu thơ của Nguyễn Du và câu thơ cổ đều sử dụng nghệ thuật lấy điểm vẽ diện, đảo ngữ để đặc tả sắc trắng tinh khiết, tinh khôi của những bông hoa lê. Trên nền cỏ xanh căng tràn sức sống kia là những bông hoa lê nhỏ nhắn, trong ngần đang khoe sắc.

=> tranh hoa cỏ mùa xuân đều được khắc họa đẹp, đầy ấn tượng

Bình luận (1)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
8 tháng 8 2019 lúc 16:12

Đề 2 :

Câu 1 :

Hiểu biết về Nguyễn Du :

a. Bản thân

– Nguyễn Du sinh ngày 3/1/1766, mất ngày 16/9/1820, tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên.

– Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Do sinh ra ở Thăng Long nên thời niên thiếu chủ yếu sống ở Thăng Long.

– Thuở nhỏ ông sống trong nhung lụa, giàu sang nhưng 9 tuổi đã mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ nên sớm bị đẩy vào vòng bão táp cuộc đời, phải sống tự lập.

– Ông là người trầm lặng, ít nói, có trái tim nhân ái, giàu tình yêu thương, “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

b. Gia đình

– Sinh ra trong đại gia đình quý tộc có thế lực bậc nhất lúc bấy giờ.

– Cha là Nguyễn Nghiễm – nhà văn, nhà nghiên cứu sử học, nhà thơ và từng làm tể tướng.

– Mẹ là Trần Thị Tần xuất thân dòng dõi bình dân – người xứ Kinh Bắc, là vợ thứ ba và ít hơn chồng 32 tuổi, giỏi nghề ca xướng.

– Thuở niên thiếu Nguyễn Du chịu nhiều ảnh hưởng của mẹ.

– Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản là người rất mực hào hoa, giỏi thơ phú.

c. Thời đại

– Nguyễn Du sống vào cuối thời Lê thời đầu Nguyễn – thời kì phong kiến Việt Nam suy tàn, giai cấp thống trị thối nát, đời sống nhân dân tăm tối, nông dân nổi dậy khởi nghĩa, ảnh hưởng tới quan điểm sáng tác của ông. Ông hướng ngòi bút vào những con người tài hoa bạc mệnh, qua đó phê phán xã hội phong kiến đương thời.

d. Cuộc đời

– Nguyễn Du từng làm quan cho nhà Lê, chống lại Tây Sơn nhưng thất bại, sau đó định trốn vào Nam theo Nguyễn Ánh nhưng không thành, bị bắt rồi được thả.

– Sống lưu lạc ở xứ Bắc, về quê ở ẩn, nếm trải cay đắng.

– Năm 1802 làm quan cho triều Nguyễn, được cử đi sứ sang Trung Quốc hai lần.

e. Sự nghiệp thơ văn.

Ông để lại một di sản văn hóa lớn cho dân tộc:

+ Thơ chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm.

+ Thơ chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn chiêu hồn, Văn tế sống hai cô gái trường lưu.

Câu 2 :

a) Biện pháp tu từ : Ẩn dụ, so sánh.

b) Tác dụng : Làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Vân.

Câu 3 :

Chân dung của Vân được miêu tả một cách khá toàn vẹn từ khuôn mặt, nét mày, làn da, mái tóc đến nụ cười, tiếng nói. Vân có khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng, có đôi lông mày sắc nét như con ngài, có miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc và mái tóc của nàng đen hơn mây, làn da của nàng trắng hơn tuyết, sắc đẹp của Vân sánh với những nét kiều diễm, sáng trong của những báu vật tinh khôi đất trời. Tất cả toát lên vẻ đẹp trung hậu, êm dịu, đoan trang, quí phái. Vân đẹp hơn những gì mĩ lệ của thiên nhiên nhưng tạo sự hoà hợp, êm dịu "mây thua", "tuyết nhường". Với vẻ đẹp như thế, Vân sẽ có một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ và một tính cách thông dung, điềm đạm. Qua bức chân dung này, Nguyễn Du đã gửi tới những thông điệp về tương lai, cuộc đời chính bởi vậy mà bức chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thành Chương
Xem chi tiết
Măm Măm
Xem chi tiết
miii naa
Xem chi tiết
Phương Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Phương Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Phương Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Phương Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Phương Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Justin Yến
Xem chi tiết