Bài 1: Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống của những câu sau đúng ý nghĩa vật lí :
a ) Chỉ có “ công cơ học ” khi có . . . . . . . . . . . tác dụng vào vật và vật . . theo phương . . . . . . . . . vuông góc với phương của lực
b ) Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố : . . . . . . . . . . . . và . . . . . . .
Bài 2: Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
A . Công cơ học phụ thuộc vào lực tác dụng và độ chuyển dời
B. Công cơ học phụ thuộc vào lực tác dụng và vận tốc
C. Công cơ...
Đọc tiếp
Bài 1: Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống của những câu sau đúng ý nghĩa vật lí :
a ) Chỉ có “ công cơ học ” khi có . . . . . . . . . . . tác dụng vào vật và vật . . theo phương . . . . . . . . . vuông góc với phương của lực
b ) Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố : . . . . . . . . . . . . và . . . . . . .
Bài 2: Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
A . Công cơ học phụ thuộc vào lực tác dụng và độ chuyển dời
B. Công cơ học phụ thuộc vào lực tác dụng và vận tốc
C. Công cơ học phụ thuộc vào vận tốc và độ chuyển dời
D. Công cơ học phụ thuộc vào trọng lượng và độ chuyển dời
Bài 3: Trong các phát biểu sau , phát biểu nào đúng với định luật về công
A.Các máy cơ đơn giản đểu cho lợi về công
B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công , mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi
C. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công , được lợi nhiều lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi
D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công , trong đó lợi cả về lực lẫn đường đi
Bài 4: Trong các trường hợp sau đây , trường hợp nào có công cơ học ? Trường hợp nào không có công cơ học ? Hãy giải thích ?
a ) Dùng dây kéo chiếc thùng gỗ chuyển động trên sàn nhà nằm ngang
b ) Dùng ngón tay đè lên một quyển sách đang nằm yên trên bàn
c ) Một chiếc ôtô đang chuyển động
Bài 5: Ghép mỗi thành phần của a, b, c, d với một thành phần của 1, 2, 3, 4 để được các câu đúng
a) Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố là
b) Công thức tính công cơ học là
c) Công thức tính lực đẩy Ác - si - mét là
d) Công cơ học có
1) đơn vị là Jun ( J )
2) FA = d . V ( d là trọng lượng riêng của chất lỏng , V là phần thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ )
3) A = Fs ( F là lực tác dụng , s là quãng đường dịch chuyển của vật )
4) lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển