Bài 10. Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyen thi thanh tam

công lao cua ly cong uan trong cong cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước

Các bạn giúp mk nha <3 nhìu

Hoàng Thị Ngọc Anh
30 tháng 12 2016 lúc 22:37

– Về cơ cấu tổ chức hành chính:

+ Vua Lý Thái Tổ chăm lo xây dựng kinh thành, chỉnh đốn lại việc cai trị đất nước.

+ Đầu năm 1011, nhà Lý đổi pháp cũ của nhà Tiền Lê làm 24 lộ, đất nước gồm có các cấp hành chính sau: lộ – phủ, huyện, hương – giáp, và cuối cùng là thôn. Lại đặt thêm đạo như đạo Hải Đông, đạo Tuyên Quang, trại Ái Châu, trại Hoan Châu. Và một số châu, trại được đặt làm phủ, như: phủ Trường An, phủ Thiên Đức, Phủ Thanh Hóa.

+ Về hành pháp, đứng đầu triều đình là vua, rồi đến các quan cao cấp; về văn và võ chia làm chính phẩm cấp, và một số cơ quan chuyên trách.

+ Bộ máy hành chính được thiết lập từ trung ương đến các đơn vị cơ sở. Khu vực hành chính gồm có các bộ và phủ rồi đến huyện và cuối cùng là hương, giáp…

+ Lý công uẩn tập trung xây dựng nền hành chính thống nhất từ trung ương đến địa phương, tập trung quyền lực triều đình, đứng đầu là vua. Vua là người nắm quyền hành cao nhất về mọi mặt cả; kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tôn giáo,. Vua được coi là hiện thân của sứ giả ” thể hiện hành đạo”. Mọi tín ngưỡng tôn giáo, thánh thần đều phải đặt dưới quyền vua, vua phong thần cho nhiên thần hay nhân thần, vua ban hành chức sắc tôn giáo…

+ “Để giúp vua nhăm mọi mặt chính trị, quân sự nhà Lý đặt thêm trung thư sảnh (với các chức trung thu thị lang) và Khu mật sứ ( với các chức tả hữu Khu mật sứ) . Cùng bàn việc với tể tướng có tả hữu tham tri chính sự.

+ Trông coi về việc đàn hặc, giám sát quan lại, có ngự sử đài với các chức tả hữu giám ngự đại phu. Giúp việc tể tướng còn có chức hành khiển đồng trung thư môn hạ hình chương sự. Dưới có thượng thư sảnh với các chức thượng thư sảnh viên ngoại lang. Chức đình úy trông coi việc hình án, chứ đô hộ phủ sĩ sư chuyên xét xử các án còn nghi ngờ.

+ Trông coi các việc trong triều đình còn có nội thị sảnh. Giúp việc soạn các lời chiếu, chế của vua, có Hàn lâm học sĩ”

+ Về ngoại giao: cử người sang trung quốc cầu phong để hòa hảo, nhận sắc phong làm Nam Bình Vương.

+ Củng cố xây dựng chính quyền trung ương: đắp thành, lập nhiều cung điện, sửa sang phủ và phố, lập cung Long Đức ở ngoài thành cho thái tử để có thể hiểu, nhân dân.

+ Chính sách quan lại: đưa ra 9 bậc phẩm trật cho cả quan văn và quan võ.

+ Chế độ tuyển cử quan lại: được thực hiên cẩn thận, sau tuyển cử trong hoàng tộc rồi đến con cái quan lại.

+ Bộ máy hành chính ở địa phương: chia làm 2 ban văn võ, có 24 phủ lộ.

+ Hệ thống tăng quan: là những người nhà vua quản lý hành chính các tăng đồ và thực sự là những người có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi phật giáo, phật giáo phát triển mạnh.

+ Chính sách quân đội: coi trọng chính sách quân đội, coi đây là vấn đề then chốt để bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước, quân đội được tổ chức chặt chẽ bao gồm quân cấm vệ và quân địa phương.

+ Áp dụng chính sách ngụ binh ư nông.

+ Về kinh tế: thực hiện tiết kiệm, bỏ trò chơi tốn kém chỉ thực hiện yến tiệc, thường ra lệ miễn thuế cho dân.

+ KHuyến khích nghề nông phát triển, chú trọng phát triển nghề thủ công.

+ Chính sách với dân tộc thiểu số miền núi: cố gắng xây dựng chính quyền tập trung từ trung ương đến địa phương, thực hiện chính sách ràng buộc Ki Mi.

Với chính sách đúng đắn dưới thời cai trị của mình, lý công uẩn đã góp phần xây dựng vương triều LÝ hùng mạnh, mở ra một kỉ nguyên văn minh Đại Việt. Đó là thời kì cả dân tộc vươn lên mạnh mẽ trong xây dựng lại đất nước sau hơn nghìn năm bắc thuộc và sau giai đoạn chuẩn bị đời Ngô, Đinh, Tiền Lê, thực hiện thành công một cuộc phục hưng dân tộc lớn lao. Nước Đại Việt nhanh chóng trở thành quốc gia độc lập, thống nhất và văn minh, thịnh đạt ở đông nam á.

Nguyễn Trần Thành Đạt
31 tháng 12 2016 lúc 16:05

+ Vua Lý Thái Tổ chăm lo xây dựng kinh thành, chỉnh đốn lại việc cai trị đất nước.

+ Đầu năm 1011, nhà Lý đổi pháp cũ của nhà Tiền Lê làm 24 lộ, đất nước gồm có các cấp hành chính sau: lộ – phủ, huyện, hương – giáp, và cuối cùng là thôn. Lại đặt thêm đạo như đạo Hải Đông, đạo Tuyên Quang, trại Ái Châu, trại Hoan Châu. Và một số châu, trại được đặt làm phủ, như: phủ Trường An, phủ Thiên Đức, Phủ Thanh Hóa.

+ Về hành pháp, đứng đầu triều đình là vua, rồi đến các quan cao cấp; về văn và võ chia làm chính phẩm cấp, và một số cơ quan chuyên trách.

+ Bộ máy hành chính được thiết lập từ trung ương đến các đơn vị cơ sở. Khu vực hành chính gồm có các bộ và phủ rồi đến huyện và cuối cùng là hương, giáp…

+ Lý công uẩn tập trung xây dựng nền hành chính thống nhất từ trung ương đến địa phương, tập trung quyền lực triều đình, đứng đầu là vua. Vua là người nắm quyền hành cao nhất về mọi mặt cả; kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tôn giáo,. Vua được coi là hiện thân của sứ giả ” thể hiện hành đạo”. Mọi tín ngưỡng tôn giáo, thánh thần đều phải đặt dưới quyền vua, vua phong thần cho nhiên thần hay nhân thần, vua ban hành chức sắc tôn giáo…

+ “Để giúp vua nhăm mọi mặt chính trị, quân sự nhà Lý đặt thêm trung thư sảnh (với các chức trung thu thị lang) và Khu mật sứ ( với các chức tả hữu Khu mật sứ) . Cùng bàn việc với tể tướng có tả hữu tham tri chính sự.

+ Trông coi về việc đàn hặc, giám sát quan lại, có ngự sử đài với các chức tả hữu giám ngự đại phu. Giúp việc tể tướng còn có chức hành khiển đồng trung thư môn hạ hình chương sự. Dưới có thượng thư sảnh với các chức thượng thư sảnh viên ngoại lang. Chức đình úy trông coi việc hình án, chứ đô hộ phủ sĩ sư chuyên xét sử các án còn nghi ngờ.

+ Trông coi các việc trong triều đình còn có nội thị sảnh. Giúp việc soạn các lời chiếu, chế của vua, có Hàn lâm học sĩ”

+ Về ngoại giao: cử người sang trung quốc cầu phong để hòa hảo, nhận sắc phong làm Nam Bình Vương.

+ Củng cố xây dựng chính quyền trung ương: đắp thành, lập nhiều cung điện, sửa sang phủ và phố, lập cung Long Đức ở ngoài thành cho thái tử để có thể hiểu, thân dân.

+ Chính sách quan lại: đưa ra 9 bậc phẩm trật cho cả quan văn và quan võ.

+ Chế độ tuyển cử quan lại: được thực hiên cẩn thận, sau tuyển cử trong hoàng tộc rồi đến con cái quan lại.

+ Bộ máy hành chính ở địa phương: chia làm 2 ban văn võ, có 24 phủ lộ.

+ Hệ thống tăng quan: là những người nhà vua quản lý hành chính các tăng đồ và thực sự là những người có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi phật giáo, phật giáo phát triển mạnh.

+ Chính sách quân đội: coi trọng chính sách quân đội, coi đây là vấn đề then chốt để bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước, quân đội được tổ chức chặt chẽ bao gồm quân cấm vệ và quân địa phương.

+ Áp dụng chính sách ngụ binh ư nông.

+ Về kinh tế: thực hiện tiết kiệm, bỏ trò chơi tốn kém chỉ thực hiện yến tiệc, thường ra lệ miễn thuế cho dân.

+ KHuyến khích nghề nông phát triển, chú trọng phát triển nghề thủ công.

+ Chính sách với dân tộc thiểu số miền núi: cố gắng xây dựng chính quyền tập trung từ trung ương đến địa phương, thực hiện chính sách ràng buộc Ki Mi.

Lê Hiếu
6 tháng 1 2017 lúc 10:40

Thành Hoa Lư vốn là một kinh đô nhỏ của triều Đinh, Tiền Lê tại một thung lũng chật hẹp nhưng dễ phòng thủ phía nam vùng thượng du của đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Lúc lên ngôi Lý Thái Tổ cho rằng Hoa Lư thành thì hẹp, đất thì thấp, muốn dời đô về Đại La (nay là Hà Nội), tức thành Tống Bình đời Đường, nơi mà Cao Biền sau khi đuổi quân Nam Chiếu đã xây dựng lại phủ trị của An Nam đô hộ phủ. Nhà vua ra chiếu rằng:

Xưa kia nhà Thương đến vua Bàn Canh đã năm lần thiên đô, nhà Chu đến vua Thành Vương đã ba lần thiên đô, không phải là theo ý riêng một mình, là nghĩ đến kế muôn năm về sau. Nhà Đinh và Lê không theo lối cũ của Thương, Chu, cứ để kinh đô ở mãi nơi này, trẫm rất đau lòng. Duy có thành Đại La ở giữa khu vực của trời đất, có cái thế long, hổ vững bền, địa thế rộng và bằng phẳng, đất thì cao mà sáng sủa, rõ là khu vực phồn thịnh. Đã xét khắp đất Việt, chỉ có nơi ấy là thắng địa, là nơi đô hội thật là kinh đô của muôn đời sau.
— Chiếu dời đô

Các quan cùng đồng tình với ông cho rằng đó là kế lâu dài cho thiên hạ, lập nên cơ nghiệp lớn và làm cho nhân dân được giàu thịnh[10]

Tháng 7 năm 1010 (tức năm Thuận Thiên thứ nhất) thì khởi sự dời đô. Khi thuyền mới đến đậu ở dưới thành, thấy có con rồng vàng hiện ra, nhân thế đặt tên là Thăng Long, liền lâp nhiều cung điện, cộng 13 sở, xây thành lũy, sửa sang phủ khố; thăng châu Cổ Pháp làm phủ Thiên Đức, Bắc Giang gọi là Thiên Đức Giang, thành Hoa Lư gọi là phủ Tràng An, trong phủ Thiên Đức lập ra tám ngôi chùa, đều có lập bia ghi chép công đức.[10]

Chính trị Bản đồ Đại Việt thời nhà Lý

Nhà Tống của Trung Quốc và Đại Việt có mối quan hệ hòa bình vào thời kỳ này. Lý Thái Tổ lên ngôi, sai Lương Nhậm Văn và Lê Tái Nghiêm sang nước Tống để kết hảo, vua Tống năm 1010 phong làm Giao Chỉ quận vương lĩnh Tĩnh Hải quân tiết độ sứ, sau lại gia phong làm Nam Bình vương vào năm 1017 (thời Tống Chân Tông). Các vương quốc láng giềng như Chiêm Thành và Chân Lạp đều sang triều cống, cho nên việc bang giao thời bấy giờ được yên trị. Năm 1020, ông lệnh cho con đem quân đi đánh Chiêm Thành, và giành chiến thắng.

Vua Lý Thái Tổ đổi phép cũ của nhà Tiền Lê; chia nước ra làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và Ái Châu là trại. Sách Cương mục và Toàn thư chỉ ghi tên 12 lộ là: Thiên Trường lộ, Quốc Oai lộ, Hải Đông lộ, Kiến Xương, Khoái lộ, Hoàng Giang lộ, Long Hưng lộ, Bắc Giang lộ, Trường Yên lộ, Hồng lộ, Thanh Hóa lộ, Diễn Châu lộ. Theo sách Lãnh Nam ngoại đáp, Đại Việt thời Lý chia làm 4 phủ, 13 châu và 3 trại. Phủ là Phủ Đô hộ, phủ Đại Thông, phủ Thanh Hóa, phủ Phú Lương; châu là châu Vĩnh An, châu Vĩnh Thái, châu Vạn Xuân, châu Phong Đạo, châu Thái Bình, châu Thanh Hóa, châu Nghệ An, châu Già Phong, châu Trà Lô, châu Yên Phong, châu Tô, châu Mậu, châu Lạng; trại là trại Hòa Ninh, trại Đại Bàn, trại Tân Yên

Quan chế nhà Lý kế thừa quan chế nhà Tiền Lê, văn võ có 9 phẩm, lấy 3 chức thái:thái sư, thái phó, thái bảo; 3 chức thiếu: thiếu sư, thiếu phó, thiểu bảo; cùng thái úy, thiếu úy, và nội ngoại hành điện đô tri sự, kiểm hiệu bình chương sự làm chức trọng yếu của triều đình. Ngoài quan ngoài triều đình có các chức tri phủ và phán phủ cai trị một phủ và chức tri châu cai trị một châu. Ngoài ra có những châu bậc dưới mà người đứng đầu là thủ lĩnh.

Năm 1013, triều đình định ra 6 hạng thuế là: thuế ruộng, đầm, ao; thuế đất trồng dâu và bãi phù sa; thuế sản vật ở núi; thuế mắm muối đi quan Ải quan; thuế sừng tê giác, ngà voi và hương ở trên mạn núi xuống; thuế tre gỗ hoa quả. Lúc mới lên ngôi, nhà vua miễn thuế cho nhân dân trong vòng 3 năm. Theo Ngô Thì Sĩ, nhà Lý cốt chăm nghề nông cho nước giàu, trong 6 thứ thuế chỉ thu 4 thứ, 2 hạng khoan thu.

Quân sự

Tháng 2 năm 1011 (năm Thuận Thiên thứ hai), vua Lý Thái Tổ mang sáu quân đi phạt quân Cử Long ở Ái Châu. Quân Cử Long thất bại, bộ lạc bị đốt và người cầm đầu bị bắt và giải về. Tháng 10 năm 1013, vua Thái Tổ thân chinh đánh quân Man ở châu Vị Long, quân vua giành chiến thắng.

Năm 1012, Lý Thái Tổ bình định vùng đất Diễn Châu, về đến Vũng Biện, gió sấm dữ dội". Thấy vậy, vua đốt hương và khấn trời:

"Tôi là người ít đức, lạm ở trên dân, nơm nớp lo sợ như sắp sa xuống vực sâu, không dám cậy binh uy mà đi đánh dẹp càn bậy. Chỉ vì người Diễn Châu không theo giáo hóa, ngu bạo làm càn, tàn ngược chúng dân, tội ác chồng chất, đến nay không thể dung tha không đánh. Còn như trong khi đánh nhau, hoặc giết oan kẻ trung hiếu, hoặc hại lầm kẻ hiền lương, đến nỗi hoàng thiên nổi giận phải tỏ cho biết lỗi lầm, dẫu gặp tổn hại cũng không dám oán trách. Đến như sáu quân thì tội lỗi có thể dung thứ, xin lòng trời soi xét". Sau khi khấn, gió sấm không còn dữ dội nữa và trở nên yên lặng.

Năm ấy người Man sang quá cột đồng do Mã Viện dựng làm biên giới giữa nước Tống và Đại Việt, đến bến Kim Hoa và châu Vị Longđể buôn bán. Lý Thái Tổ sai người bắt được người Man và hơn 1 vạn con ngựa.

Mùa đông, tháng 10, năm 1013 châu Vị Long làm phản, hùa theo người Man Nam Chiếu. Vua Lý Thái Tổ mang quân đánh, thủ lĩnh là Hà Án Tuấn sợ, đem đồ đảng trốn vào rừng núi

Năm 1014, được lệnh của Lý Thái Tổ, Dực Thánh Vương đánh dẹp quân Man (Đại Lý). Theo Đại Việt Sử Lược, ở Lộ Kim Hoa, quân của Dự Thánh Vương đánh bại tướng Man là Đỗ Trương Huệ, chém vạn đầu giặc, bắt được quân sĩ và ngựa nhiều vô số. Ly Châu dâng con Kỳ Lân. Đổi phủ Ứng Thiên làm Nam Kinh. Chân Lạp sang cống.

Năm 1020, Lý Thái Tổ sai Khai Thiên Vương Lý Phật Mã và Đào Thạc Phụ đem quân đi đánh Chiêm Thành ở trại Bố Chính , thẳng đến núi Long Tỵ, chém được tướngChiêm là Bố Linh tại trận, người Chiêm chết đến quá nửa.

Năm 1022, ông ra lệnh cho Dực Thánh Vương đánh dẹp Đại Nguyên Lịch, quân đánh đến châu Như Hồng trong đất Tống, đốt kho tàng rồi kéo về.. Năm 1024, Thái tử được lệnh ra quân đánh châu Phong Luân, còn Khai Quốc Vương thì đánh Châu Đô Kim. Thành Thăng Long được xây.

Năm 1028, Thái tử lại được lệnh đánh châu Thất Nguyên, Đông Chinh Vương cũng đi đánh Châu Văn

Tôn giáo Tượng thờ vua Lý Thái Tổ ở chùa Kiến Sơ, Gia Lâm, Hà Nội

Lý Thái Tổ vì xuất thân từ chùa chiền, nên sau khi lên ngôi rất hậu đãi giới tăng lữ. Vào năm 1010, sau khi đã dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, việc đầu tiên ông làm liền xuất ra 2 vạn quan để làm chùa ở phủ Thiên Đức (tức Cổ Pháp).

Cùng năm, sau khi củng cố xây dựng Hoàng thành, ông lại chùa ngự Hưng Thiên và tinh lâu Ngũ Phượng. Ngoài thành về phía nam dựng chùa Thắng Nghiêm.

Tháng 6 năm 1018, Lý Thái Tổ sai quan là Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang nhà Tống (Trung Quốc) thỉnh kinh Tam Tạng đem về để vào kho Đại Hưng.

Về việc này, Lê Văn Hưu nhận xét:...Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người ở Kinh sư, thế thì tiêu phí của cải sức lực vào việc thổ mộc không biết chừng nào mà kể

Đoàn Nhật Tân
7 tháng 1 2017 lúc 20:05

Em thấy mấy bác làm nhiều dã man thật


Các câu hỏi tương tự
Phan Nguyễn Như Ý
Xem chi tiết
Korito Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Thái
Xem chi tiết
Ngọc Lê
Xem chi tiết
dfdfdf fdsfd
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Thảo Ngân
Xem chi tiết
Thánh Trở Lại
Xem chi tiết
đạt lê
Xem chi tiết