Những nội dung cơ bản của dân chủ:
- Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế:
+ Thực hiện quyền làm chủ của công dân đối với tư liệu sản xuất, trên cơ sở đó làm chủ quá trình quản lí sản xuất và phân phối sản phẩm.
+ Biểu hiện của quyền làm chủ về kinh tế ở nước ta hiện nay là chính sách kinh tế nhiều thành phần. Mọi công dân cũng như các thành phần kinh tế đều bình đảng và tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, làm chủ trực tiếp quá trình sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm của mình và làm nghĩa vụ đối với đất nước.
+ Quyền dân chủ của công dân có nghĩa là công dân vừa được hưởng quyền và vừa phải làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, cùng với quyền tự do kinh doanh, công dân còn có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật,…
- Dân chủ trong lĩnh vực chính trị nghĩa là trong lĩnh vực chính trị, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.
+ Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội.
+ Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương.
+ Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân
+ Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí
+ Ngoài ra dân chủ trong chính trị còn được thể hiện ở quyền giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo,.. của công dân
- Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa là thực hiện quyền làm chủ của công dân trong lĩnh vực văn hóa.
+ Quyền được thma gia vào đời sống văn hóa
+ Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của chính mình
+ Quyền được sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật
+ Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa còn thể hiện ở việc giải phóng con người khỏi những thiên kiến lạc hậu, loại bỏ mọi sự áp bức về tinh thần và đưa văn hóa đến cho mọi người.
- Dân chủ trong lĩnh vực xã hội thể hiện trước hết ở việc đảm bảo những quyền lợi sau:
+ Quyền lao động
+ Quyền bình đẳng nam nữ
+ Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội
+ Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe
+ Quyền được bảo đảm vệ mặt vật chất và tinh thần khi không có khả năng lao động
+ Quyền bình đảng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong xã hội
+ Bên cạnh đó, công dân còn có nghĩa vụ tham gia vào các phong trào xã hội ở địa phương, trường học
Thời gian qua, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc - một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam ở bất kỳ giai đoạn nào, đã được phát huy ở mọi cấp, mọi ngành. Dân chủ ngày càng được mở rộng. Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Quốc hội đã có nhiều đổi mới quan trọng, tập trung vào thực hiện chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và quyền giám sát tối cao. Điều này được thể hiện rất rõ ở cách thức Quốc hội lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trong xây dựng và ban hành pháp luật. Thông qua hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp, nhân dân được tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Cơ cấu và hoạt động của bộ máy hành pháp, tư pháp được phân định ngày càng rõ ràng, cụ thể hơn và có nhiều chuyển biến tích cực. Với Quy chế dân chủ ở cơ sở, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng có hiệu quả thông qua các cuộc vận động xã hội đầy ý nghĩa, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được thì việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân trên thực tế vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và yếu kém: "Tổ chức và hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân còn một số khâu chậm đổi mới. Quốc hội còn lúng túng trong việc thực hiện chức năng giám sát. Bộ máy quản lý nhà nước các cấp, nhất là ở cơ sở còn yếu kém. Tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm ở một bộ phận công chức, nhất là ở các cơ quan trực tiếp giải quyết công việc của dân và doanh nghiệp, chậm được khắc phục. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương, nhất là tổ chức hội đồng nhân dân, còn những điểm bất hợp lý. Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở nhiều nơi còn mang tính hành chính, hình thức. Dân chủ trong xã hội còn bị vi phạm. Kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi không nghiêm"1. Hơn nữa, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với nhân dân còn hạn chế.