Câu 1. Phát biểu định luật Ôm. Viết công thức của định luật, giải thích các kí hiệu và nêu tên đơn vị của các đại lượng trong công thức.
Câu 2. Viết các công thức tính cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở tương đương trong đoạn mạch có hai điện trở mắc nối tiếp, song song.
Câu 3. Nêu kết luận về sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện và vật liệu dây dẫn. Viết công thức tính điện trở, giải thích các kí hiệu và nêu đơn vị của các đại lượng trong công thức.
Câu 4. Nêu khái niệm điện trở suất. Nói điện trở suất của đồng là 1,7.10-8Ωm có nghĩa là như thế nào?
Câu 5. Nêu cấu tạo của biến trở? Biến trở dùng để làm gì? Nêu 2 cách ghi trị số điện trở trong kĩ thuật.
Câu 6. Nêu khái niệm công suất điện? Viết công thức tính công suất điện, giải thích các kí hiệu và nêu đơn vị của các đại lượng trong công thức trong công thức. Ý nghĩa của số vôn và số oát ghi trên các dụng cụ điện.
Câu 7. Nêu khái niệm công của dòng điện. Viết công thức tính công của dòng điện, giải thích các kí hiệu và nêu đơn vị của các đại lượng. Dụng cụ đo công dòng điện.
Viết các công thức, ghi tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong:
a, Công thức tính CĐDĐ, HĐT, điện trở tương đương của đoạn mạch
Cho mạch điện gồm hai điện trở R1, R2 mắc song song
Biết I2 = 2I1; dòng điện trong mạch là I = 3A. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch U = 27V. Tính các điện trở R1 và R2 và điện trở tương đương của mạch điện.
So sánh sự giống nhau và khác nhau khi đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch xoay chiều và đoạn mạch một chiều? Giúp em với ạ ❣️ Em cảm ơn ạ
Câu 1: Dòng điện xoay chiều không có tác dụng nào sau đây?
A. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng hóa học.
C. Tác dụng từ.
D. Tác dụng quang.
Câu 2:Dòng điện xoay chiều qua dụng cụ nào sau đây chỉ gây tác dụng nhiệt?
A. Bóng đèn sợi tóc.
B. Mỏ hàn điện.
C. Quạt điện.
D. Máy sấy tóc.
Câu 3 : Dùng vôn kế xoay chiều có thể đo được
A. hiệu điện thế ở hai cực của một pin.
B. hiệu điện thế ở hai cực của một ăcquy.
C. giá trị cực đại của hiệu điện thế xoay chiều.
D. giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều.
Câu 4: Để đo cường độ của dòng điện xoay chiều , ta mắc ampe kế xoay chiều
A. nối tiếp vào mạch điện cần đo mà không cần phân biệt chốt của chúng.
B. nối tiếp vào mạch cần đo sao cho chiều dòng điện đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế.
C. song song vào mạch điện cần đo mà không cần phân biệt chốt của chúng.
D. song song vào mạch điện cần đo sao cho chiều dòng điện đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe
kế.
Câu 5: Để đo hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều, ta mắc vôn kế xoay chiều
A. nối tiếp vào mạch điện cần đo mà không cần phân biệt chốt của chúng.
B. nối tiếp vào mạch cần đo sao cho chiều dòng điện đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của vôn kế.
C. song song vào mạch điện cần đo mà không cần phân biệt chốt của chúng.
D. song song vào mạch cần đo sao cho chiều dòng điện đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của vôn kế.
Câu 6 : Dùng ampe kế xoay chiều có thể đo được
A. giá trị cực đại của cường độ dòng điện xoay chiều.
B. giá trị không đổi của cường độ dòng điện một chiều.
C. giá trị nhỏ nhất của cường độ dòng điện một chiều.
D. giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều.
Câu 7 : Khi nói về các tác dụng của dòng điện, cách đo cường độ và hiệu điện thế của mạch điện, phát biểu
nào sau đây là sai?
A. Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, tác dụng quang và tác dụng từ.
B. Khi mắc ampe kế và vôn kế có kí hiệu AC vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt hai chốt của
chúng.
C. Đo hiệu điện thế và cường độ của dòng điện một chiều bằng vôn kế và ampe kế có kí hiệu DC.
D. Hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều không tương đương với hiệu điện thế của dòng điện
một chiều có cùng giá trị.
Câu8 : Khi so sánh tác dụng của dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều, phát biểu nào sau đây không
đúng?
Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều
A. có khả năng trực tiếp nạp điện cho ăcquy.
B. tỏa nhiệt khi chạy qua một dây dẫn.
C. có khả năng làm bóng đèn phát sáng.
D. gây ra từ trường.
Câu 9: Khi nói về cách đo cường độ của dòng điện xoay chiều, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Mắc nối tiếp ampe kế có kí hiệu DC vào mạch điện sao cho dòng điện đi vào chốt dương và đi ra chốt âm
của ampe kế.
B. Mắc nối tiếp ampe kế có kí hiệu DC vào mạch điện mà không cần phân biệt chốt của ampe kế.
C. Mắc nối tiếp ampe kế có kí hiệu AC vào mạch điện sao cho dòng điện đi vào chốt dương và đi ra chốt âm
của ampe kế.
D. Mắc nối tiếp ampe kế có kí hiệu AC vào mạch điện mà không cần phân biệt chốt của ampe kế.
Câu 10: Tác dụng nào của dòng điện phụ thuộc vào chiều của dòng điện ?
A. Tác dụng nhiệt
B. Tác dụng từ.
C. Tác dụng quang.
D. Tác dụng sinh lí.
Câu 11 : Một bóng đèn loại 12V – 6W được mắc vào mạch điện một chiều thì đèn sáng bình thường. Nếu
mắc đèn vào mạch điện xoay chiều mà đèn vẫn sáng như trước, khi đó cường độ dòng điện qua đèn là
A. 2A.
B. 1A.
C. 0,5A.
D. 0,1A.
Câu 12 : Một bóng đèn có ghi 12V-6W lần lượt được mắc vào mạch điện một chiều, rồi vào mạch điện xoay
chiều có cùng hiệu điện thế 12V thì độ sáng của đèn
A. ở mạch điện một chiều mạnh hơn ở mạch điện xoay chiều.
B. ở mạch điện một chiều yếu hơn ở mạch điện xoay chiều.
C. ở cả hai mạch điện đều như nhau .
D. ở mạch điện xoay chiều có lúc mạnh có lúc yếu.
Câu 13: Để đo hiệu điện thế của mạng điện dùng trong gia đình, ta cần chọn dụng cụ đo như thế nào
A. Chọn vôn kế có giới hạn đo nhỏ hơn 220V, có kí hiệu AC (hay ~).
B. Chọn vôn kế có giới hạn đo nhỏ hơn 220V, có kí hiệu DC (hay _ ).
C. Chọn vôn kế có giới hạn đo lớn hơn 220V, có kí hiệu AC (hay ~).
D. Chọn vôn kế có giới hạn đo lớn hơn 220V, có kí hiệu DC (hay _ ).
Câu 14: Sử dụng vôn kế xoay chiều để đo hiệu điện thế giữa hai lỗ của ổ lấy điện trong gia đình thấy vôn kế
chỉ 220V. Nếu đổi chỗ hai đầu phích cắm vào ổ lấy điện thì kim của vôn kế sẽ
A. quay ngược lại và chỉ 220V.
B. quay trở về số 0.
C. dao động liên tục, không chỉ một giá trị xác định nào.
D. vẫn chỉ giá trị cũ.
Câu 15 : Khi truyền đi cùng một công suất điện ,muốn giảm công suất hao phí vì toả nhiệt,dùng cách nào
trong các cách dưới đây là có lợi .Chọn câu trả lời đúng
A. Tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn lên hai lần
B. Tăng tiết diệndây lên hai lần
C. Giảm chiều dài hai lần
D. Giảm hiệu điện thế hai lần
Câu 16 : Khi truyền tải điện năng đi xa, hao phí là đáng kể khi điện năng chuyển hoá thành dạng năng
lượng nào sau đây ?
A. Hoá năng
B. Năng lượng ánh sáng
C. Nhiệt năng
D. Năng lượng từ trường
Câu 17: Trên cùng một dây dẫn tải đi cùng một công suất điện nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng gấp đôi
thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ:
A. Tăng 2 lần .
B. Giảm 2 lần .
C. Tăng 4 lần .
D. Giảm 4 lần .
Câu 18: Đối với máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay thì :
A. stato là nam châm.
B. stato là cuộn dây dẫn.
C. Stato là thanh quét.
D. stato là 2 vành khuyên
Câu 19: Để nâng hiệu điện thế từ U = 25000V đến mức hiệu điện thế U ’ = 500000V, thì phải dùng máy biến
thế có tỉ số biến thế k
A. k= 0,05
B. k= 0,5
C. k= 5
D. k= 0,005
Câu 20: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng và cuộn thứ cấp có 240 vòng. Nếu hiệu điện thế
giữa hai đầu cuộn sơ cấp là U 1 = 220V, thì hiêu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là:…
A. 50V
B. 120V
C. 12V
D. 60V
Câu 2. Khi mắc một bàn là điện vào hiệu điện thế 110V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là 5A. Tính nhiệt lượng mà bàn là này tỏa ra trong 15 phút ? (cho rằng điện năng mà bàn là này tiêu thụ được biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng).
A. Q = 8250J. B. Q = 495kJ.
C. Q = 49,5kJ. D. Q = 825kJ.
Câu 3. Dòng điện có cường độ 3mA chạy qua một điện trở 2kΩ trong thời gian 5 phút thì nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở này có giá trị nào dưới đây?
A. Q = 1800J B. Q = 5400J C. Q = 1,8J D. Q = 5,4J
Câu 4. Có hai thanh kim loại luôn hút nhau bất kể đưa các đầu nào của chúng lại gần nhau. Khi đó có thể kết luận rằng
A. cả hai thanh đều là nam châm.
B. một thanh là nam châm và thanh còn lại là thép (sắt).
C. một thanh là đồng, thanh còn lại là nam châm.
D. một thanh là nam châm và thanh còn lại là nhôm.
Câu 6. Chọn câu phát biểu sai: Từ trường tồn tại xung quanh A. một nam châm.
A. một dây dẫn có dòng điện chạy qua.
B. một thanh thủy tinh được nhiễm điện do cọ xát. D. Trái Đất.
Câu 7. Câu phát biểu không đúng khi nói về đường sức từ.
A. Mỗi đường sức từ đều có chiều xác định.
B. Đường sức từ bên ngoài thanh nam châm đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam.
C. Tại mỗi điểm bất kỳ trong từ trường, vẽ được nhiều đường sức từ đi qua. D. Chỗ nào từ trường mạnh thì đường sức từ dày, chỗ nào từ trường yếu thì đường sức từ thưa.
Câu 8. Một ấm điện được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua có cường độ 3A. Dùng ấm này đun sôi được 2,5 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 30oC trong thời gian 20 phút. Tính hiệu suất của ấm ? (biết nhiệt dung riêng của nước là 4200
J/kg.K)
A. H = 92,8 %. B. H = 0,93 %.
C. H = 1,08 %. D. H = 9,28 %.
Câu 9. Lực từ là
A. lực hút của Trái Đất tác dụng lên thanh thép.
B. lực của lò xo tác dụng lên nam châm khi treo vào lực kế.
C. lực của từ trường tác dụng lên nam châm.
D. lực của nam châm lên mặt đất khi va chạm.
Câu 10. Chọn câu phát biểu sai.
A. Các đường sức từ của thanh nam châm cùng đi vào ở cực Nam và đi ra từ cực Bắc.
B. Đường sức từ bên ngoài thanh nam châm có chiều đi từ cực Nam sang cực Bắc.
C. Chỗ các đường sức từ dày thì từ trường mạnh.
D. Càng gần nam châm các đường sức từ càng gần nhau.
Câu 11. Nếu đồng thời giảm điện trở của dây dẫn còn một nửa, tăng thời gian dòng điện chạy qua lên hai lần và giữ nguyên hiệu điện thế giữa hai đầu dây thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây sẽ
A. không đổi. B. tăng 4 lần.
C. tăng 2 lần. D. giảm 2 lần.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm?
A. Nam châm là những vật có đặc tính hút sắt (hay bị sắt hút).
B. Nam châm nào cũng có hai cực: cực âm và cực dương.
C. Khi bẻ gãy thì có thể tách rời hai cực của nam châm. D. Mỗi nam châm có thể có một hoặc nhiều cực từ