Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyen thu trang

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Hãy giải thích nội dung bài ca dao trên. Hãy chứng minh rằng người Việt Nam từ xưa đến nay đều thực hiện theo lời nhắn nhủ trong bài ca dao đó

Thời Sênh
30 tháng 5 2018 lúc 20:48

Mở bài

Ca dao là tiếng nói tình cảm của người lao động: tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi,… Em rất thích kho tàng tri thức vô tận về ca dao dân ca Việt Nam. Mội trong những bài ca dao cm yêu thích chính là bài:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là dạo con.”

Thân bài

Em yêu thích hài ca dao vì nội dung hài ca dao rất hay

* Bai ca dao ca ngợi công ơn to lớn của cha mẹ đối với con cái

Trong kho tàng ca dao dân ca của nước ta, em thấy có nhiều bài nói lên công ơn của cha mẹ đôi với con cái và sự hiếu thuận của con cái đôi với cha mẹ:

“Cha sinh mẹ dưỡng

Đức cù lao lấy lượng nào đong

Thờ cha mẹ ở hết lòng

Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường

Chữ để nghĩa là nhường

Nhường anh, nhường chị lại nhường người trẽn.

Ghi lòng tạc dạ chớ quèn
Con em hãy giữ lấy nền con em.”

(Bài ca dao là lời khuyên con em phải có hiếu với cha mẹ và nhường nhịn trong anh chị em. Dưỡng là nuôi nấng; đức cù lao là công lao cha mẹ; luân thường: ngũ luân ngủ thường, trong bài nghĩa là đạo ăn ở với mọi người; nền: nghĩa trong bài là thứ bậc)

“Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẹ, thầy.”

Bài ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn…” là bài ca dao rất hay nói về công lao cha mẹ mà em yêu thích nhất.

Bài ca dao khẳng định công của người cha nuôi con thật to lớn, to lởn như núi Thái Sơn. Núi Thái Sơn tượng trưng cho sự vĩ đại, kì vĩ. (Núi Thái Sơn là một ngọn núi rất lớn thuộc Trung Quốc ngày nay.)

Bằng biện pháp so sánh, tác giả đặt hai vế ngang nhau. Một vế là công của cha nuôi con, một vế là núi Thái Sơn. Hai vế nối với nhau bằng từ chỉ sự so sánh “như”. Núi Thái Sơn cao to khó đo được độ cao, bề rộng. Công của người cha cũng như vậy, làm sao có thế đong, đo, cân, đêm cho hết được.

Nghĩa của người mẹ đôi với con cái cũng được nhân dân ta đem ra so sánh “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Hai vế nôi với nhau bằng từ chỉ sự so sánh “như”. Một bôn là nghĩa của mẹ đối với con và một bên là nước trong nguồn chảy ra. Nước trong nguồn là vô tận, vô kể. Tình yêu thương con của mẹ cũng vô cùng, vô tận, không làm sao có thể cân, đo, đong, đêm cho hết được.

Chỉ hai dòng của bài ca dao mà nhân dân ta đã khẳng định được công lao cha mọ sinh con, nuôi dưỡng và chăm sóc con cái nôn người là vô cùng to lớn không sao kể hết được.

* Bài ca dao là lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với cha mẹ:

Hai dòng cuối của bài ca dao đã nhắc nhơ chúng ta phải làm tròn bốn phẩn của người con:

Một lòng thờ mẹ, kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Đạo con: là bổn phận, trách nhiệm, đạo đức của con cái. Con cái là phải hiếu thảo với cha mẹ. Sự hiếu thảo thể hiện qua lời nói, qua việc làm cụ thê:

+ Khi còn nhỏ phải biết ngoan ngoãn vâng lời dạy bảo của cha mẹ: biết kính trên, nhường dưới, chăm học, chăm làm,…

+ Phải biết chăm sóc cha mẹ khi cha mọ ốm đau.

+ Phải biết phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ già yếu. Làm con, chúng ta cần phải hiếu thuận với cha mẹ như ca dao đã thể hiện:

“Đói lòng ăn hạt chà là

Dành cơm nuôi mẹ mẹ già yếu răng.”

Hoặc: “Mẹ già ở chốn lều tranh

Sớm thăm Lôi viếng mới dành dạ con.”

* Em yêu thích bài ca dao vì bài ca dao có nghệ thuật rât đặc sắc

Tác giả đã sử dụng thể thơ lục bát, một thể thơ của dân tộc để thể hiện nội dung. Thể thơ này vừa giúp thể hiện dỗ dàng nội dung muôn chuyển tải lại vừa dỗ nhớ, dỗ thuộc. Tác giả dân gian đã khéo léo chọn hình ảnh to lớn, kì vĩ để so sánh “núi Thái Sơn”, “nước trong nguồn” và chọn biện pháp so sánh để khẳng đinh công lao to lớn như trời biển của cha mẹ đối với con cái. Cái hay, cái sâu sắc về nghẹ thuật của bài ca dao còn o chô, tác giả dân gian đã chọn hình ảnh so sánh rất thích hợp: chữ “công” nói về người cha, chữ “nghĩa” nói về người mẹ. Hai hình ảnh “núi” và “nước” thể hiện rất hay và đúng về vai trò của cha và mọ đối với con cái và đều là những hình ảnh tượng trưng cho sự lứn lao, vô tận.

Kết bài

Đây là bài ca dao hay, chứa đựng những bài học sâu sắc. Lời nhắn nhủ, khuyên răn của cha ông ta thật thấm thìa và bố ích. Cha mẹ ta đã vất vả sinh ra ta, vất vả nuôi dưỡng ta khôn lớn. Vì vậy, ta cần phải hiếu thảo với cha mẹ. Sự hiếu thảo ấy phải được thể hiện cụ thể qua lời nói lỗ phép và qua những việc làm cụ thể. Xin cảm ơn những tác giả dân gian vì đã để lại cho đời một bài ca dao đặc sắc để hôm nay em có thể được thưởng thức cái hay, cái
Linh Phương
30 tháng 5 2018 lúc 20:52

Dạng bài này có rất nhiều bạn đã làm rồi bạn tham khảo ở đây nhé!

==> Câu hỏi của Thu Huyen Vu Thi - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

==> Câu hỏi của vo van tuan - Ngữ văn lớp 6 | Học trực tuyến

Nguyễn Thùy Linh
30 tháng 5 2018 lúc 21:21

Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.



Ami Ngọc
30 tháng 5 2018 lúc 21:32

1/ MB
Trong cuốc sống hàng ngày , đôi khi chúng ta vẫn còn gặp những hinệ tượng con cái bất hiếu , vô lễ zới cha mẹ . Những hành vi vô đạo đức đó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến truyền thống đạo đức của dân tộc , xúc pạhm đế tỳh mẫu tữ thiêng liêg. Để khuyên răng , giáo duc họ về đạo làm con , ông cha ta từ xưa đã có 1 bài ca dao rất nỗi tiếng mà ko 1 ng` VN nào mà ko thuộc:
(chép lại câu đók)
2/Công cha nghĩa mẹ thật là to lớn và vô tận biết bao ! Sự to lớn của công cha được ca ngợi , được so sánh với hình ãnh cao vời vợi của núi Thái Sơn - một ngọn núi cao nổi tiếng ỡ TQ , mà ngày xưa trong thơ văn , các nhà văn nhà thơ thường mượn hình ảnh này để nói lên các lớn lao của sự vật .Và nước trong nguồn là dòng nước chảy không bao giờ cạn là hình ảnh được dùng để thể hiện sự vô tận , vô cùng bao la của nghĩa mẹ .Ca ngợi công lao vừa to lớn , vừa bất tận của cha mẹ , bài ca dao muốn nhắc nhở mọi người về bổn phận làm con , đạo làm con phãi thờ mẹ kính cha , phải cho tròn chữ hiếu .Đạo là đường lối phải theo cho phù hợp với luân lý xã hội .Hiếu là lòng kính yêu của con cái đối với cha mẹ .Thờ . kính là sự yêu mến , sự tôn trọng và chăm lo một cách tôn kính .Toàn bài ca dao đã phản ánh một vấn đề đạo đức là làm con pgải có hiếu với cha mẹ .Đó là hành vi đạo đức được bao đời ca ngợi .
Tại sao con cái phải có hiếu với cha mẹ ?Đó chính là vì cái công lao sinh thành , dưỡng dục của cho mẹ đối với con cái .Không có cây thì không có quả , không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi người chúng ta .Công đức sinh thành của cha mẹ ta thật không gì sánh bằng .Biết ơn cha mẹ trước tiên và sâu xa nhất là biết đến công ơn này . Cha mẹ ầ người sinh ra ta , đồng thời cha mẹ cũng là người có công nuôi dạy ta bao năm tháng , từ một đứa trẻ ngây thơ trở thành một trang thiếu niên có hiểu biết . Cơm ăn,áo mặc hằng ngày , thuốc thang chữa trị khi ta đau ốm và biết bao vật dụng cho ta , tất cã đều do công sức lao động gian nan, vất vả và tấm lòng bao la của cha mẹ .Ta hiểu biết điều hay lẽ phải , biết cách cư xử trong gia đình , trong xã hội cũng là nhờ công lao dạy bảo , giáo dục của cha mẹ ,Rồi ta được đi học mở mang kiến thức , cũng là nhờ công lao và tình thương của cha mẹ. Thật đúng là cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể .Để đáp lại sự sinh thành và dưỡng dục ấy , đạo làm con phải giữ tròn chữ hiếu .Đó chính là đền đáp xứng đáng của người con đối với cha mẹ .Và đây cũng là một tiêu chuẩn đạo đức của con người trong xã hội , trong cuộc sống .
Ngoài ra , câu ca dao còn rất đúng vì nó là một giá trị đạo đức to lớn , đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống , nhất là nó không bị phai mờ mà còn tồn tại cho đến ngày hôm sau .Trong kho tàng văn học dân gian VN , chúng ta vẫn còn gặp những câu tục ngữ mang ý nghĩa tương tự :
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
Những lí lẽ và dẫn chứng trên đã một lần nữa khẳng định sự đúng đắn của câu ca dao trên , khẳng định đó cũng chính là một chân lí của cuộc sống , một cơ sở đạo đức của xã hội , của con người .
Tuy nhiên , hiếu với cha mẹ đồng thời phải hiếu với nhân dân như Bác Hồ đã dạy :Trung với Đảng , hiếu với dân .Một người con có hiếu với cha mẹ còn phải là một người con của nhân dân .Khi Tổ quốc và nhân dân yêu cầu , người con có hiếu đó vẫn có thể tạm gác viễc nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ để lo việc dân việc nước .Trong trường hợp đó , hiếu với dân cũng là hiếu thảo với cha mẹ .Biết bao nhiêu chiến sĩ cách mạng đã phải gác lại tình cha nghĩa mẹ để dấn thân vào cuộc đấu tranh một mất một còn với kẻ thù mà lòng vẫn canh cánh rằng chữ hiêú vẫn chưa tròn . Họ không phụng dưỡng được cha mẹ lúc tuổi già nhưng vẫn một lòng thờ mẹ kính cha , họ vẫn là người con chí hiếu .
Vậy chúng ta phải hiếu với cha mẹ như thế nào ? Người con có hiếu là người yêu thương kính trọng cha mẹ , vâng lời cha mẹ , biết tuân thao những lời chỉ bảo đúng đắn của cha mẹ .Người con có hiếu phải biết làm cho cha mẹ vui lòng bằng cách chăm chỉ học tập , bằng những lời nói và việc làm có đạo đức như đi thưa , về trình và luôn giúp đỡ cha mẹ trong công việc gia đình .Nhất là khi cha mẹ già yếu , ốm đau , người con càng phải hết lòng chăm sóc , phụng dưỡng với tất cả tình cảm quý trọng của mình .Hành động hiếu thảo này chính là lời khuyên mang ý nghĩa sâu sắc của bài ca cao .
Với lòng hiếu thẻo đó đã giúp cho gia đình đầm ấm , hạnh phúc .Người con hiếu thảo trong gia đình và đồng thời cũng trở thành trò giỏi trong nhà trường , một công dân tốt , biết làm tròn nghĩa vụ , giúp ích cho nước nhà , tạo cho xã hội ngày càng phát triển .Đó cũng chính là một kết quả . Một tác dụng to lớn mà chúng ta phải thừa kế và càng phát huy lòng hiếu thảo để cho truyền thống tốt đẹp này được tồn tại mãi mãi .
3/KB:
Bài ca dao vừa là lời ca ngợi một đạo lí tốt đẹp của dân tộc , vừa là lời khuyên bảo thật cao quý .Giá trị to lớn của bài ca dao là một nghệ thuật độc đáo .

nguyen thu trang
30 tháng 5 2018 lúc 20:43

lập dàn ý đó


Các câu hỏi tương tự
Thùy Chi
Xem chi tiết
phương anh trần
Xem chi tiết
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Lê Bích Hường
Xem chi tiết
amano ichigo
Xem chi tiết
Halloween
Xem chi tiết
kieu xuan dat
Xem chi tiết
hello hello
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Chi
Xem chi tiết