“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết : bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.”
a. Chỉ rõ tên tác giả, tên văn bản chứa đoạn trích trên. (0,5 điểm)
b. Chỉ ra trạng ngữ trong câu văn được in đậm trong đoạn trích trên. Cho biết, trạng ngữ đó được thêm vào câu nhằm biểu đạt ý nghĩa gì? (1,0 điểm)
c. Đoạn văn bản trên đã cho ta thấy đức tính giản dị của Bác Hồ trong đời sống thường ngày. Con hãy viết đoạn văn nghị luận từ 15 đến 20 dòng để chứng minh vấn đề này.
a. Tác giả : Phạm Văn Đồng
Văn bản : Đức tính giản dị của Bác Hồ
b. trạng ngữ:Ở việc làm nhỏ đó,
=> Giải thích cho ta biết là ở đâu mà tác giả càng thấy quý trọng Bác.
c.
1.Mở đoạn:
Khẳng định sự giản dị của Bác Hồ trong bữa ăn, căn nhà, việc làm, quan hệ với mọi người, lời nói, bài viết.
2. Thân đoạn
* Giản dị trong bữa ăn:
- Chỉ vài ba món giản đơn.
- Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
- Ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
* Giản dị trong căn nhà:
- Vẻn vẹn có 3 phòng.
- Lộng gió và ánh sáng.
* Giản dị trong việc làm:
- Thường tự làm lấy, ít cần người phục vụ.
- Gần gũi, thân thiện với mọi người: thăm hỏi, đặt tên...
* Trong quan hệ với mọi người:
- Viết thư cho một đồng chí.
- Nói chuyện với các cháu miền Nam.
- Đi thăm nhà tập thể của công nhân.
* Giản dị trong lời nói, bài viết:
- Câu “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
- “ Nước Việt Nam là một...”
3. Kết đoạn: Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày này.