Trong bài thơ "Lượm" có mấy lần tác giả trực tiếp gọi tên Lượm?Cách gọi ấy thể hiện tình cảm gì của Tố Hữu với chú bé liên lạc nhỏ tuổi
** Trả lời :
- Trong bài thơ '' Lượm '' có 3 lần tác giả trực tiếp gọi tên Lượm
1. Ra thế,
Lượm ơi!
=> Cách gọi thân mật như anh em, đồng chí chiến hữu trong một quân đội thời chiến của t.giả với chú bé liên lạc Lượm.
2. Thôi rồi, Lượm ơi!
=> Cách gọi thắm thiết, đau xót, nhấn mạnh được niềm xót xa tột cùng của Tố Hữu với người con nhỏ của quê hương.
3. Lượm ơi, còn không?
=> Cách gọi ấy như nhấn mạnh niềm nhớ nhung, nhấn mạnh được Lượm đã hy sinh nhưng tâm hồn, trái tim của Lượm vẫn còn mãi in dấu trên mảnh đất quê Việt của chúng ta
==> Qua những cách gọi trên, tác giả không chỉ coi Lượm như là một người chiến hữu chí tình luôn sát vai trong những dòng thơ dạt dào cảm xúc mà còn là một người lính anh hùng nhỏ tuổi của nhân dân, thắp sáng cho thiếu nhi Việt Nam.. qua đó, tác giả cũng đã bày tỏ niềm yêu mến, tự hào về chú bé Lượm mà còn bày tỏ được niềm đau xót, nuối tiếc đau đớn vô bờ, quặn thắt từng hồi khi nghe tin Lượm - chú bé liên lạc dũng cảm đã hy sinh tất cả vì quê hương, đất nước.
Trong bài thơ,có 3 lần tác giả trực tiếp gọi tên Lượm:
-Ra thế
Lượm ơi!
-Thôi rồi,Lượm ơi
-Lượm ơi,còn không?
Cách gọi ấy thể hiện tình cảm của tác giả đối với Lượm:
-Câu thơ: Ra thế,
Lượm ơi!
Câu thơi được ngắt thành 2 dòng tạo ra 1 khoảng lặng giữa dòng thơ và 1 sự đột ngột đến bất ngờ,để diễn tả sự xúc động đến nghẹn ngào ,sững sờ,sự bất ngờ và đau xót của tác giả trước cái tên Lượm đã hi sinh.
-Câu thơ:thôi rồi,Lượm ơi!
Đây là cách nói giảm nói tránh để giảm đi nỗi đau buồn,thương tiếc khi Lượm hi sinh giữa làn mưa bom bão đạn của thực dân Pháp.
-Câu thơ:Lượm ơi ,còn không?
Được tách ra thành 1 dòng thơ riêng.Câu hỏi tu từ như không tin rằng Lượm đã hi sinh.Lượm vẫn còn sống mãi với non sông đất nước.Câu thơ không chỉ nói lên tình cảm của nhà thơ đối với chú bé Lượm anh hùng ấy mà còn là câu thơ chuyển giao giữa hiện tại và tương lai,thực và mộng,giữa đau xót và niềm tin.
Troq bài thơ Lượm , tác giả gọi trực tiếp tên Lượm 2 lần . ( Ra thế Lượm ơi ! và Lượm ơi , còn ko ? ) Cách gọi ấy thể hiện tình cảm sâu sắc đối với lượm.
Có 3 lần tác giả trực tiếp gọi Lượm
+Ra thế
Lượm ơi
+Thôi rồi, Lượm ơi
+Lượm ơi, còn ko?
- Ra thế
Lượm ơi
Câu thơ bị gãy ra làm đôi như thể hiện nỗi lòng xót xa, nức nở của tác giả khi nghe tin chú bé Lượm đã hi sinh.
-Thôi rồi, Lượm ơi
-Lượm ơi,còn ko?
Câu ns khẳng định sự bất tử của Lượm. Câu thơ tách ra để rồi viết tiếp 2 khổ thơ tưởng nhớ lại hình ảnh thân thương của Lượm khi Lượm vẫn còn sống