Con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo có k=100N/m, m=100g được cho dddh với biên độ 4cm. Tại vị trí lò xo nén cực đại thì vật m1=100g được cho tiếp xúc nhẹ nhàng với m ( mặt tiếp xúc vuông góc với phương của lò xo, m1 nằm trên mặt ngang) xác định vị trí m1 dời khỏi m. Xác định biên độ dao động của m sau khi m1 dời khỏi m. Xác định khoảng cách giữa m và m1 sau khi dời 0,1s .
Khi vật m đang ở vị trí lò xo bị nén cực đại là ở biên âm (-4cm), cho vật m1 tiếp xúc nhẹ nhàng với m thì m sẽ đẩy m1.
Khi đến vị trí cân bằng, m1 sẽ rời khỏi m do lúc này tốc độ của m giảm xuống, còn m1 vẫn giữ nguyên tốc độ cực đại ở VTCB.
+ Khi m đẩy m1 ra biên thì tốc độ cực đại đạt được ở VTCB là: \(v_m=\sqrt{\dfrac{k}{m_1+m_2}}.A=\sqrt{\dfrac{100}{0,1+0,1}}.4=40\sqrt 5 (cm/s)\)
+ Khi m1 rời khỏi m thì biên độ của m là: \(A'=\dfrac{v_m}{\omega}=\dfrac{40\sqrt 5}{\sqrt{\dfrac{100}{0,1}}}=2\sqrt 2(cm)\)
Sau khi rời 0,1s thì m1 đi quãng đường là: \(S_1=v_m.t=40\sqrt5.0,1=4\sqrt 5(cm)\)
Vật m có: \(\omega=\sqrt{\dfrac{k}{m}}=10\pi\) \(\Rightarrow T = 2\pi/\omega=0,2s\)
Trong thời gian 0,1s = T/2 thì vật m đi đc 1 nửa chu kì sẽ lại trở về VTCB.
Do vậy, khoảng cách giữa m và m1 là \(S_1=4\sqrt 5(cm)\)
Chúc bạn học tốt
Tại sao đường tròn được xác định khi biết tâm và bán kính hoặc xác định khi biết tâm và bán kính ???