Một ngày hè, tôi ngồi trên bãi biển và ngắm nhìn hai đứa trẻ đang chơi trên cát. Chúng say sưa xây một lâu đài có đủ cổng, tháp, hào và có cả khách tham quan. Khi công trình gần hoàn thành thì một cơn sóng lớn ập đến phá tan tất cả. Giờ thì chỉ còn một đống cát ướt mà thôi. Tôi tường bọn trẻ sẽ khóc vì sóng đã phá tan những gì chúng kỳ công xây dựng. Nhưng không! Chúng lại cùng chạy ra xa con nước, cười giòn, tay nắm tay và… xây dựng một lâu đài mới. Chúng đã dạy tôi một bài học quan trọng. Tất cả mọi thứ trong cuộc sống dù quý giá đến đâu thì cũng không khác gì những tòa lâu đài trên cát. Chỉ có tình yêu, tình bạn là vững bền. Trước sau gì thì cơn sóng cũng sẽ đến và mang đi tất cả những gì chúng ta có công xây đắp. Nhưng bao giờ thì những cơn sóng sẽ đến? Không ai biết trước được! Chỉ biết rằng với những ai có được bàn tay của người khác để nắm chặt, để cùng chia sẻ những thành công, thất bại thì mới có thể cười vang và vượt qua mọi khó khăn.
(Theo Songdep.xitrum.net – sống đẹp tập II NXB. Giáo dục Việt Nam, tr. 117)
a.chỉ rõ thành phần chính trong câu sau: chúng lại càng chạy ra xa con nước, cười dỡn, tay nắm tay xây dựng muốn lâu đời mới
Cho biết: xét theo cấu tạo câu trên thuộc kiểu câu gì?
b. Bọn trẻ trong văn bản đã dạy cho 'tôi' điều gì?
c. Bài học rút ra từ câu chuyện trên?
Câu 1. Xác định khởi ngữ và các TPBL trong các ví dụ sau:
An ơi, hôm nay có di học không ?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Chắc chắn chúng ta sẽ về đúng giờ! ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Lặng lẽ SaPa, đó là một truyện ngắn hay.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
A, hết mưa rồi, các cậu ơi!
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
e. Chiếc lược ngà là một truyện ngắn thật cảm động, tôi nghĩ thầm!
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 2. Đổi các câu sau thành câu có khởi ngữ ( có thể thêm quan hệ từ ).
a) Chăm chỉ là một thói quen tốt. …………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
b) Tôi xin không phải làm việc này. ……………………………………………………………………………………….…………
…………………………………………………………………………………………………
Câu 3. Phân tích sự liên kết về hình thức giữa các câu trong đoạn văn sau :
“ Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ(1)... Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý(2). Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém(3).”
( Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách )
Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau: “Để có tiền cho tôi ăn học, mẹ làm việc cả ngày lẫn đêm”
giúp em với ạ :3
Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm những công việc rất bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước luống rau? Nếu tất cả kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.
a. Theo tác giả một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy là gì?
b. Xác định một phép liên kết được sử dụng trong các câu:"Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày."
c. Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ trong những câu:"Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước luống rau? Nếu tất cả kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?"
d. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả:Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận."không? Vì sao?
Câu 1: Đọc đoạn văn trích và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực… Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia lìa, mất mát.
… Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.”
(Theo Tony Buổi sáng, NXB Trẻ, 2015)
1. Cho biết phương thức biểu đạt và đặt nhan đề cho văn bản trên.
2. Theo tác giả “người tích cực, lạc quan” sẽ có những biểu hiện như thế nào?
3. Từ “cháy” trong câu cuối cùng của ngữ liệu trên cần hiểu như thế nào? Từ “cháy” đó được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
4. Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em? Hãy viết đoạn văn ngắn để lan tỏa thông điệp đó đến các bạn học sinh.
Câu 2 : Trình bày suy nghĩ của em về nhận định sau
“Cái hệ luỵ nguy hiểm hơn, các bạn tạo ra một thế hệ F1 không biết niềm vui của lao động, của việc lau sạch một căn nhà để bố mẹ vui vẻ khi đi làm về. Không biết trân trọng giá trị của lao động chân tay khi không bao giờ phải làm việc chân tay. Một thế hệ ích kỷ chỉ biết nhận mà không biết cho. Một thế hệ sẽ rất khó hoà nhập vào thế giới bên ngoài Việt nam khi chẳng có ai làm cho chúng nữa”.
Câu 1: Đọc đoạn văn trích và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực… Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia lìa, mất mát.
… Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.”
(Theo Tony Buổi sáng, NXB Trẻ, 2015)
1. Cho biết phương thức biểu đạt và đặt nhan đề cho văn bản trên.
2. Theo tác giả “người tích cực, lạc quan” sẽ có những biểu hiện như thế nào?
3. Từ “cháy” trong câu cuối cùng của ngữ liệu trên cần hiểu như thế nào? Từ “cháy” đó được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
4. Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em? Hãy viết đoạn văn ngắn để lan tỏa thông điệp đó đến các bạn học sinh.
Câu 2 : Trình bày suy nghĩ của em về nhận định sau
“Cái hệ luỵ nguy hiểm hơn, các bạn tạo ra một thế hệ F1 không biết niềm vui của lao động, của việc lau sạch một căn nhà để bố mẹ vui vẻ khi đi làm về. Không biết trân trọng giá trị của lao động chân tay khi không bao giờ phải làm việc chân tay. Một thế hệ ích kỷ chỉ biết nhận mà không biết cho. Một thế hệ sẽ rất khó hoà nhập vào thế giới bên ngoài Việt nam khi chẳng có ai làm cho chúng nữa”.
Đọc đoạn văn trích và trả lời câu hỏi bên dưới: “Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực… Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia lìa, mất mát. … Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.”
(Theo Tony Buổi sáng, NXB Trẻ, 2015)
1. Cho biết phương thức biểu đạt và đặt nhan đề cho văn bản trên.
2. Theo tác giả “người tích cực, lạc quan” sẽ có những biểu hiện như thế nào?
3. Từ “cháy” trong câu cuối cùng của ngữ liệu trên cần hiểu như thế nào? Từ “cháy” đó được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
Tình yêu thương chân thật thường rất vị tha. Người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình. Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn. Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường tồn ngay cả khi người đó đã từ giã cõi đời. Tuy nhiên, tình yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó.
Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu quý họ.
(Trích Cho đi là còn mãi )
a. Theo tác giả của đoạn trích, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ gì? Hạnh phúc của người khác hơn là hạnh phúc của bản thân mình
b. Phép liên kết nào được sử dụng trong hai câu văn sau: Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường tồn ngay cả khi người đó đã từ giã cõi đời. Tuy nhiên, tình yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó.
phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn sau: Ở cổng làng người ta đã dán các khuyến cáo đề nghị du khách không cho trẻ kẹo và tiền vì chúng sẽ bỏ học để đứng ngoài đường đón khách, tự biến bản thân thành ăn mày.