Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”.
Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chin chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.
Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.
Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!
Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.
Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
Ca dao thực sự là tiếng hát của người dân lao động. Tiếng hát trong ca dao Việt Nam phong phú vô cùng nhưng chủ yếu vẫn là tiếng hát lao động và tiếng hát tâm tình. Qua ca dao, ta thấy được nỗi vất vả nhọc nhằn của người lao động nông thôn:
Lao xao gà gáy rạng ngày
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu
Bước chân xuống cánh đồng sâu
Mắt nhắm, mắt mở đuổi trâu ra cày.
Ca dao vốn phát sinh từ công việc lao động, rồi lại phục vụ lao động, nên nó thực sự là tiếng hát của nhân dân lao động. Phải là người lao động thực sự mới có thể hiểu hết được nỗi vất vả của công việc đồng áng:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Và từ nỗi vất vả nhọc nhằn ấy người dân lao động đã hiểu rõ giá trị mồ hôi công sức mà họ đổ xuống để có được hạt lúa vàng. Cho nên họ đã nhắc nhở:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần .
Câu ca đao đã giúp ta thêm kính trọng mồ hôi nước mắt của người làm ra hạt lúa, đồng thời lên tiếng phán xét nghiêm khắc đối với bản chất ăn bám, coi khinh lao động của bọn người “ngồi mát ăn bát vàng”. Qua đó ta thấy rằng tiếng hát ca dao không bao giờ là của hạng người “ăn trên ngồi trốc”.
Cuộc sống của nhân dân lao động xưa là cuộc sống đầu tắt mặt tối, một nắng hai sương, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho giời”, một cuộc sống lao động vất vả, nhưng tâm hồn họ rất trong sáng và rộng mở, họ luôn lạc quan và tin tưởng vào cuộc sống chân chính của mình. Người lao động phải đổ “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày nên họ tin rằng:
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
Hay:
Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng
Chính vì lạc quan, tin tưởng trong lạo động nên người dân lao động luôn hăng say với công việc của mình:
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
Còn gì đẹp hơn bức tranh cô thiếu nữ tát nước dưới đêm trăng? Tâm hồn trong sáng của cô hòa với ánh trăng, trăng tan vào nước như những giọt mồ hôi của cô thấm mát từng gốc lúa củ khoai… Phải tinh tế vô cùng người nghệ sĩ quần chúng mới thấy được vẻ đẹp hào phóng của công việc lao động cũng như tâm hồn người lao động.
Dù lao động vất vả, nhọc nhằn nhưng tâm hồn, tình cảm của nguời dân lao động rất phong phú trong sáng, sâu sắc và chân tình. Tình cảm đó được thể hiện qua ca dao trữ tình. Trước hết ta hãy nói đến tình cảm quê hương đất nước trong ca dao của nhân dân ta.
Quê hương đất nước Việt Nam gắn liền với con người Việt Nam. Chẳng biết từ bao giờ, thiên nhiên và cuộc sống con người đã hài hòa làm một:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
Không gian trời đất lắng trải giữa một buổi sáng êm đềm. Những cành trúc la đà trước gió, một tiếng chuông hay một tiếng gà những tưởng như chìm sâu vào cảnh tĩnh mịch đó. Thế nhưng trong “mịt mù khói tỏa ngàn sương ấy”, cuộc sống thực sự bắt đầu, sôi động và lan tỏa như mặt nước Hồ Tây.
Trên đường về quê Bác, câu hò xưa lại vẳng vào tâm trí chúng ta:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Từ tình yêu quê hương trong cảnh trí, ca dao, Việt Nam còn ca ngợi những con người xây dựng và làm chủ quê hương ấy. Tình cảm đồng bào trong ca dao Việt Nam rộng lớn vô cùng:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Hay:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Tình cảm của người dân Việt Nam mộc mạc như giàn bí, giàn bầu, nhưng lại thiêng liêng cao cả như “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Tình cảm “nhớ” trong ca dao Việt Nam gắn chặt với những gì rất cụ thể. Đây là tiếng lòng thổn thức của trái tim ai đó khi phải đi xa tổ ấm:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm mai
Tình bè bạn của người lao động Việt Nam chỉ có thể sánh với vầng trăng tròn dịu hiền, với bài trời cao mênh mông, xanh thẳm:
Bạn ơi có nhớ ta chăng
Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời
Đứng trước tình cảm làm cha làm mẹ những thi sĩ quần chúng đã gửi vào tâm hồn chúng ta những vần điệu tha thiết:
Nuôi con cho được vuông tròn
Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong
Con ơi cho trọn hiếu trung
Thảo ngay một dạ kẻo uổng công mẹ thầy
Thật vô cùng cảm động trước sự mong ước đơn sơ nhưng chính đáng và sâu sắc của những trái tim làm mẹ, làm cha.
Cuộc sống có thể hết sức vất vả, nhưng tình vợ chồng của người lao động vẫn keo sơn:
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
Tình yêu chân chính là cội nguồn của sự thủy chung không gì lay chuyển được;
Chồng em áo rách em thương
Chông người áo gấm xông hương mặc người
Tình cảm nam nữ trong tiếng hát của người lao động cung là một tình cảm lành mạnh, trong sáng và dạt dào:
Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.
“Lửa mới nhen” nhất định sẽ bùng lên ngọn lửa, “trăng mới mọc” sẽ còn lên cao sáng tỏ, “đèn mới khêu” thì nguồn sáng mới bắt đầu. Tất cả những tình cảm lành mạnh ấy đều được “nhắn nhe” từ buổi gặp gỡ ban đầu:
Đường xa thì thật là xa
Mượn mình làm mối cho ta một người
Một người mười chín đôi mươi
Một người vừa đẹp vừa tươi như mình.
Nói chung tình cảm của người dân Việt Nam vốn phát sinh từ lao động nên rất tế nhị và chân chính.Cuộc sống của nhân dân Việt Nam gắn chặt với lao động sản xuất. Từ lao động, ca dao ra đời và phục vụ lại lao động. Do đó nó chính là tiếng hát thực sự của người lao động. Tâm hồn của người lao động Việt Nam trước nỗi vất vả nhọc nhằn của cuộc sống là một tâm hồn trong sáng, rộng mở, tràn đầy niềm tin tưởng lạc quan. Ca dao ca ngợi lao động chính là ca ngợi con người lao động có tình cảm sâu sắc, tế nhị, phong phú và chân tình. Tha thiết yêu ca dao là tha thiết yêu con người lao động.
Nhân dân Việt Nam vốn là những con người giàu tình cảm, từ xưa đến nay, họ đã biểu lộ những tình cảm tốt đẹp nhất của mình qua các bài ca dao, dân ca… Vì thế cho nên trong bài “Tổng kết văn học dân gian Việt Nam” có viết: “Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta”. Đã là con người, ai cũng có những tình cảm, những tình cảm ấy có thể xấu hoặc tốt – Những con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam hầu như có chung mọi tình cảm, những tình cảm cao quý. Họ quan hệ với nhau trong xã hội, trong cộng đồng, họ nảy sinh ra những tình cảm lớn, những tình cảm mà bất cứ một người nào cũng có: tình cảm cộng đồng. Nhân dân Việt Nam thương quý như anh em một nhà, tình thương ấy được biểu hiện rất tự nhiên, thực tế mà cũng sâu sắc vô cùng: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Hình ảnh của dây bầu, dây bí quấn quýt lây nhau sao mà thân mật đến thế, cách nói rất mộc mạc, dân dã nhưng chứa bao ý nghĩa. Những tình cảm cao thượng, sáng trong thì phải đến câu ca dao tuyệt vời sau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Hình ảnh đẹp nói được một cách cụ thể lời khuyên răn chân tình và chí lý. Tình cảm cộng đồng còn thể hiện một cách giản dị trong các câu tục ngữ xa xưa: “Máu chảy ruột mền” “Môi hở răng lạnh” Họ gắn bó với nhau như môi với răng, như máu trong cơ thể, gắn bó với nhau như từng bộ phận trong gia đình con người. Tình cảm lớn được bộc lộ chân thành với đại gia đình Việt Nam ấm cúng. Mỗi người có một cuộc sống riêng tư của mình, họ có một gia đình riêng, một tổ ấm riêng. Trong đó, những tình cảm ngọt ngào, bình dị được trau chuốt, dưỡng nuôi rất nề nếp, tốt đẹp. Tình cảm nhỏ bé ấy lại rất đa dạng và phong phú vì thế nên các câu ca dao và tục ngữ, dân ca… đã phản ảnh khá phong phú, cách bày tỏ mộc mạc hơn, đơn giản hơn tình cảm cộng đồng. Ai cũng có một người mẹ, một người cha, người ta thường gọi là chữ hiếu, chữ đạo của con người trong đối xử, công lao các bậc sinh thành sâu nặng lắm: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Bài học răn dạy tốt đẹp của các câu ca dao đều bộc lộ tình cảm kính thương cha mẹ - Người mang nặng đẻ dau, chịu bao đau khổ để tạo nên hình dáng cho con mình. Tình cảm thương yêu, kính trọng ấy còn giữ mãi trong lòng mỗi người cho đến hết đời. Nhất là những người con gái đã trưởng thành, đi lấy chồng nơi xa, tạo lập được một mái ấm và trở thành người mẹ hiền của đứa con thơ nhưng lòng vẫn hướng về mẹ già. “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Những câu ca dao thật trữ tình và buồn man mác. Một tình cảm ruột thịt, nhớ thương chồng chất, rất đáng quý. Trong văn học dân gian bên cạnh chữ hiếu còn có chữ nghĩa, chữ nghĩa với anh em, chị em. Tình nghĩa huynh đệ cũng đằm thắm lạ thường. Có câu ca dao ví von thật sinh động, trong sáng đầy trách nhiệm. “An hem như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” Có cả câu khuyên răn như ước ao, khẳng định: “Anh thuận em hòa là nhà có phúc” Đấy là tình cảm an hem, còn tình chị em cũng thân thiết vô cùng nhưng thân thiết nhẹ nhàng, cụ thể hơn: “Chị ngã em nâng” Cách nói giản dị nhưng ý tứ sâu sắc. Ngoài tình cảm gia đình yêu thương gắn bó, nhân dân Việt Nam vốn trọng nghĩa kim bằng, tình bằng hữu. Tình bạn bè thắm thiết keo sơn, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Tình cảm thắm thiết ấy dược diễn đạt khá sâu sắc: “Bạn bè là nghĩa tương tri Sao cho sau trước một bề mới nên”.
Ai trong chúng ta lớn lên và trưởng thành trên mảnh đất quê hương cũng đều cảm nhận được cái hay cái đẹp của Văn học dân gian ngay từ lúc còn nằm trong nôi qua lời ru của mẹ. Vì vậy, có ý kiến nhận định rằng: “Ca dao và lời hát tâm tình của người lao động, là bài ca về tình yêu quê hương đất nước”.
Trải qua bốn nghìn năm lịch sử, chúng ta nhận thức được cái đẹp, cái toàn mĩ bằng tất cả trái tim nhân hậu của mình. Rất mộc mạc và chân tình tha thiết đến xốn xang. Ta hãy nghe nỗi lòng người đi xa nhớ quê hương!
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Tình yêu quê hương đất nước trong ca dao đơn sơ nhưng đậm đà. Đây là bức tranh thủy mạc.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Niềm tự hào về non sông đất nước được khơi gợi từ những địa danh ngọt ngào.
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc xem đền Ngọc Sơn
Đài nghiên tháp bút chưa mòn
Hỏi ai xây dựng nên non nước này?
Một cung đàn gảy lên đôi khi còn chùng phím, nhưng sao mỗi bài ca dao đều đem đến cho ta những tình cảm ấm áp và trìu mến lạ kì. Tất cả như một bản đồng ca trỗi lên từ mỗi tâm hồn yêu nước gắn bó với quê hương của mình. Đọc nó ta như bắt gặp lại chính mình trong nhạc điệu rộn ràng bất tử của quê hương, Tất cả như đánh thức trong ta thứ tình cảm mơ hồ nhưng chợt bùng lên như đánh thức ngọn lửa.
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khỏi tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
Sẽ chẳng thể nào quên được những “cành trúc” gió đưa nhẹ nhàng trong gió, tiếng chuông ngân nga vang vọng trong khoảng không tĩnh mịch “mặt nước” hồ lăng đang sương mù mơ hồ huyền diệu. Cảnh đẹp ở miền Nam không mang vẻ cổ kính như Huế cũng chẳng tĩnh lặng như bức tranh Tây Hồ, mà ở đây, dường như sống động hơn.
“Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về”
Câu ca dao như tiếng gọi của chính quê hương, níu bước chân người ra đi, mời đón kẻ trở về, đất mẹ mở rộng vòng tay đón những đứa con. Từ xa xôi một lần được trở lại quê hương, hay được viếng thăm một miền đất “ngỡ lạ mà quen” ta chợt thấy tâm hồn mình như trải dài với bao tình cảm dạt dào tha thiết nhất.
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm
Cũng một cánh cò trắng, chao liệng trên một khoảng không rộng mở, nhưng thấm vào ta một cảm giác mạnh mẽ mà rạo rực trước sự giàu đẹp của mảnh đất nổi tiếng miền Tây Nam bộ
Đến với ca dao là đến với tâm hồn Việt Nam, với trái tim Việt Nam. Một quê hương Việt Nam với những cánh cò bay, dòng sông lặng lờ trôi, hoa bưởi trắng những đêm soi bóng nước, hay chiếc đò như khúc nước, chiếc cầu tre lắt lẻo chênh vênh. Dường như mọi cảnh đẹp mà bình dị. Nhưng văn học khác với hội họa hay âm nhạc nhờ ngôn ngữ rất riêng và độc đáo. Văn học còn thể hiện những khía cạnh khác, lột tả một chiều sâu, chiều rộng trong cuộc sống mà các nghệ thuật khác không thể thay thế. Chính vì vậy mà sức tồn tại của Văn học luôn được ví như một tòa nhà vững chắc cùng với thơ ca, ca dao cũng góp phần không nhỏ trong việc khẳng định sự giàu đẹp của quê hương. Nó không chỉ khái quát một vẻ đẹp đơn thuần mà từ đó đi sâu vào cuộc sống, đến với tâm hồn của mỗi con người. Chẳng khó hiểu nếu như nói ca dao chính là cái nền vững chắc cho Văn học từ đó đi lên, cuộc sống đời thường và cuộc sống tình cảm của con người luôn hòa quyện sóng đôi. Đến với cuộc sống là câu ca dao đã đi đến với con người. Câu hát của người lao động luôn vang lên qua từng câu tha thiết:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
Có đổ giọt mồ hôi để làm ra vật chất, người ta mới thấu hiểu được giá trị của sức lao động. Và từ đó biết trân trọng thành quả do mình hay người khác làm ra. Câu ca dao làm ta sực nhớ đến bài học ngày còn tấm bé: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Nhung những lời tâm sự của người phụ nữ dưới thời phong kiến khắc nghiệt vẫn là những nỗi đau làm ta bật khóc.
Em như con hạc đẩu đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay
Câu ca dao làm ta nhớ đến lời trách móc của người con gái đồng thời cũng tâm sự về số phận của mình.
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lòng như cá cắn câu
Cá Cắn câu biết đâu mà gờ
Chim vào lồng biết thuở nào ra
Lễ giáo phong kiến tập tục khắc nghiệt là những gọng kềm trói chặt người phụ nữ.
Thân em như tấm lụa đào
Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai
Hay
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt, ra luống cày
Gắn bó với quê hương, cuộc sống con người trang trải với ruộng vườn cảnh vật “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Một lần nữa người nông dân lại bày tỏ tâm tư của mình thông qua chú trâu người bạn gắn liền với nhà nông, với cuộc sống của họ:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
Một cuộc sống ấm no là niềm mơ ước của người lao động, ước mơ giản dị mà hồn hậu vẫn để lại trong tâm hồn ta một cảm xúc đẹp. Đó là mơ ước đời thường xuất phát từ tình yêu cuộc sống lao động. Trải qua bao khó khăn thử thách và gian nan con người càng trân trọng hơn sự yên bình.
Một hạnh phúc bình dị mà họ mong chờ. Một ngôi nhà, một đồng ruộng, một con trâu và trên cả là một chút bâng khuâng của thứ tình cảm ngọt ngào. Câu hát tâm tình của chàng trai cô gái rất tế nhị mà đáng yêu:
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
Thật tinh tế, mộc mạc mà đằm thắm. Tình yêu của họ làm đẹp thêm ngôn ngữ Ca dao và ca dao góp phần làm đẹp cuộc sống. Tất cả đều rộng mở và dâng tặng cho đời.
~Chucs bn học tốt!~
Những con người Việt Nam ta luôn là những con tràn đầy những tình cảm thiêng và ấm áp. Thế nên họ rất vui vẻ và luôn luôn nhận được những tình cảm tốt đẹp. Vì thế cho nên đã là con người ai cũng có những tình cảm xấu hoặc tốt nhưng nó được thể hiện như thế nào?
Ca dao thực sự là tiếng hát của người dân lao động. Tiếng hát trong ca dao Việt Nam phong phú vô cùng nhưng chủ yếu vẫn là tiếng hát lao động và tiếng hát tâm tình.
Qua ca dao, ta thấy được nỗi vất vả nhọc nhàn của người lao động nông thôn:
Lao xao gà gáy rạng ngày
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu
Bước chân xuống cánh đồng sâu
Mắt nhấm, mắt mở đuôi trâu ra cày.
Ca dao vốn phát sinh từ công việc lao động, rồi lại phục vụ lao động, nên nó thực sự là tiếng hát của nhân dân lao động. Phải là người lao động thực sự mới có thể hiểu hết được nổi vất vả của công việc đồng áng:
Cày đồng đaniỊ buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cừv.
Và từ nỗi vất vả nhọc nhằn ấy người dân lao động đã hiểu rõ giá trị mồ hôi công sức mà họ đổ xuống để có được hạt lúa vàng. Cho nên họ đã nhắc nhở:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
Câu ca đao đã giúp ta thêm kính trọng mồ hôi nước mắt của người làm ra hạt lúa, đồng thời lên tiếng phán xét nghiêm khắc đối với bản chất ăn bám, coi khinh lao động của bọn người “ngồi mát ăn bát vàng”. Qua đó ta thấy rằng, tiếng hát ca dao không bao giờ là của hạng người “ăn trên ngồi trốc”.
Cuộc sống của nhân dân lao động xưa là cuộc sống đầu lắt mặt tối, một nắng hai sương, quanh năm “hán mặt cho đất, bán lưng cho giời”, một cuộc sống lao động vất vả, nhưng tâm hồn họ rất trong sáng và rộng mở, họ luôn lạc quan và tin tưởng vào cuộc sông chân chính của mình. Người lao động phải đổ “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" nên họ tin rằng:
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
Hay:
Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc,ruộng sâu cơm vàng.
Chính vì lạc quan, tin tưởng trong lao động nên người dân lao động luôn hăng say với công việc của mình:
Hâi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
Còn gì đẹp hơn hức tranh cô thiếu nữ tát nước dưới đêm trăng? Tâm hồn trong sáng của cô hòa với ánh trăng, trăng tan vào nước như những giọt mồ hôi của cô thấm mát từng gốc lúa củ khoau. Phải tinh tế vô cùng người nghệ sĩ quần chúng mới thấy được vẻ đẹp hào phóng của công việc lao động cùng như tâm hồn người lao động.
Trên đường về quê Bác, câu hò xưa lại vẳng vào tâm trí chúng ta:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nưâc biếc như tranh họa đồ.
Từ tình yêu quê hương trong cảnh trí, ca dao, Việt Nam còn ca ngợi những con người xây dựng và làm chủ quê hương ấy. Tinh cảm đồng bào trong ca dao Việt Nam rộng lớn vô cùng:
Nhiều điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Hay:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Tình bè bạn của người lao động Việt Nam chỉ có thể sánh với vầng trăng tròn dịu hiền, với bầu trời cao mênh mông, xanh thẳm:
Bạn về có nhhớ ta chăng
Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời.
Đứng trước tình cảm làm cha làm mẹ những thi sĩ quần chúng đã gửi vào tâm hồn chúng ta những vần điệu tha thiết:
Nuôi con cho được vuông tròn
Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong.
Con ơi cho trọn hiếu trung
Thảo ngay mọt dạ kẻo uổng công mẹ thầy.
Thật vô cùng cảm động trước sự mong ước đơn sơ nhưng chính đáng và sâu sắc của những trái tim làm mẹ, làm cha.
Cuộc sống có thể hết sức vất vả, nhưng tinh vợ chồng của người lao động vẫn keo sơn:
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chun vợ húp gật đầu khen ngon.
Tinh yêu chân chính là cội nguồn của sự thủy chung không gì lay chuyển được:
Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
Tinh cảm nam nữ trong tiếng hát của người lao động cũng là một tình cảm lành mạnh, trong sáng và dạt dào:
Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.
“Lửa mới nhen’’ nhất định sẽ bùng lên ngọn lửa, “trăng mới mọc” sẽ còn lên cao, sáng tỏ, “đèn mới khêu" thì nguồn sáng mới bắt đầu. Tất cả những tình cảm lành mạnh ấy đều được “nhắn nhe” từ buổi gặp gỡ ban đầu:
Đường xa thì thật là xa
Mượn mình làm mối cho ta một người
Một người mười chín đồi mươi
Một người vừa đẹp vừa tươi như mình.
Nói chung tình cảm của người dân Việt Nam vốn phát sinh từ lao động nên rất tế nhị và chân chính.
Cuộc sống của nhân dân Việt Nam gắn chặt với lao động sản xuất. Từ lao động, ca dao ra đời và phục vụ lại lao động. Do đó nó chính là tiếng hát thực sự của người lao động. Tâm hồn của người lao động Việt Nam trước nỗi vất vả nhọc nhằn của cuộc sống là một tâm hồn trong sáng, rộng mở, tràn đầy niềm tin tưởng lạc quan. Ca dao ca ngợi lao động chính là ca ngợi con người lao động có tình cảm sâu sắc, tế nhị, phong phú và chân tình. Tha thiết yêu ca dao là tha thiết yêu con người lao động.
Nhân dân Việt Nam vốn là những con người giàu tình cảm, từ xưa đến nay, họ đã biểu lộ những tình cảm tốt đẹp nhất của mình qua các bài ca dao, dân ca… Vì thế cho nên trong bài “Tổng kết văn học dân gian Việt Nam” có viết: “Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta”. Đã là con người, ai cũng có những tình cảm, những tình cảm ấy có thể xấu hoặc tốt – Những con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam hầu như có chung mọi tình cảm, những tình cảm cao quý. Họ quan hệ với nhau trong xã hội, trong cộng đồng, họ nảy sinh ra những tình cảm lớn, những tình cảm mà bất cứ một người nào cũng có: tình cảm cộng đồng. Nhân dân Việt Nam thương quý như anh em một nhà, tình thương ấy được biểu hiện rất tự nhiên, thực tế mà cũng sâu sắc vô cùng: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Hình ảnh của dây bầu, dây bí quấn quýt lây nhau sao mà thân mật đến thế, cách nói rất mộc mạc, dân dã nhưng chứa bao ý nghĩa. Những tình cảm cao thượng, sáng trong thì phải đến câu ca dao tuyệt vời sau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Hình ảnh đẹp nói được một cách cụ thể lời khuyên răn chân tình và chí lý. Tình cảm cộng đồng còn thể hiện một cách giản dị trong các câu tục ngữ xa xưa: “Máu chảy ruột mền” “Môi hở răng lạnh” Họ gắn bó với nhau như môi với răng, như máu trong cơ thể, gắn bó với nhau như từng bộ phận trong gia đình con người. Tình cảm lớn được bộc lộ chân thành với đại gia đình Việt Nam ấm cúng. Mỗi người có một cuộc sống riêng tư của mình, họ có một gia đình riêng, một tổ ấm riêng. Trong đó, những tình cảm ngọt ngào, bình dị được trau chuốt, dưỡng nuôi rất nề nếp, tốt đẹp. Tình cảm nhỏ bé ấy lại rất đa dạng và phong phú vì thế nên các câu ca dao và tục ngữ, dân ca… đã phản ảnh khá phong phú, cách bày tỏ mộc mạc hơn, đơn giản hơn tình cảm cộng đồng. Ai cũng có một người mẹ, một người cha, người ta thường gọi là chữ hiếu, chữ đạo của con người trong đối xử, công lao các bậc sinh thành sâu nặng lắm: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Bài học răn dạy tốt đẹp của các câu ca dao đều bộc lộ tình cảm kính thương cha mẹ - Người mang nặng đẻ dau, chịu bao đau khổ để tạo nên hình dáng cho con mình. Tình cảm thương yêu, kính trọng ấy còn giữ mãi trong lòng mỗi người cho đến hết đời. Nhất là những người con gái đã trưởng thành, đi lấy chồng nơi xa, tạo lập được một mái ấm và trở thành người mẹ hiền của đứa con thơ nhưng lòng vẫn hướng về mẹ già. “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Những câu ca dao thật trữ tình và buồn man mác. Một tình cảm ruột thịt, nhớ thương chồng chất, rất đáng quý. Trong văn học dân gian bên cạnh chữ hiếu còn có chữ nghĩa, chữ nghĩa với anh em, chị em. Tình nghĩa huynh đệ cũng đằm thắm lạ thường. Có câu ca dao ví von thật sinh động, trong sáng đầy trách nhiệm. “An hem như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” Có cả câu khuyên răn như ước ao, khẳng định: “Anh thuận em hòa là nhà có phúc” Đấy là tình cảm an hem, còn tình chị em cũng thân thiết vô cùng nhưng thân thiết nhẹ nhàng, cụ thể hơn: “Chị ngã em nâng” Cách nói giản dị nhưng ý tứ sâu sắc. Ngoài tình cảm gia đình yêu thương gắn bó, nhân dân Việt Nam vốn trọng nghĩa kim bằng, tình bằng hữu. Tình bạn bè thắm thiết keo sơn, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Tình cảm thắm thiết ấy dược diễn đạt khá sâu sắc: “Bạn bè là nghĩa tương tri Sao cho sau trước một bề mới nên”.