Bài tập 1. Chỉ ra dấu hiệu nhận biết kiểu nghị luận chứng minh đối với đoạn
văn sau :
Tai nạn giao thông trong 10 năm qua tăng liên tục. Năm 1990, số người bị chết vì
tai nạn giao thông là 2.268 người. Đến những năm giữa thập niên số người bị chết
vì tai nạn giao thông khoảng 6.000 người. Và đến năm 2001, số người bị chết vì tai
nạn giao thông tăng đột biến, lên đến 10.886 người. Riêng 10 tháng đầu năm 2002
đã xảy ra 23.632 vụ tai nạn giao thông làm chết 10.556 người và bị thương 26.529
người. Đây là những con số biết nói rung lên hồi chuông báo động nhằm cảnh tỉnh
toàn xã hội phải tìm ra giải pháp, ngăn chặn ngay tai hoạ khủng khiếp này.
Bài tập 2: Có ý kiến cho rằng: ca dao diễn tả sâu sắc gợi cảm tình yêu thương
đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc.
Nếu phải trình bày ý kiến đó em sẽ trình bày theo kiểu nghị luận nào ? Vì sao?
Bài tập 3: Đọc đoạn văn nghị luận sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.
CHỖ CHƠI CHO TRẺ EM, MỘT VẤN ĐỀ BỨC XÚC
Thiếu chỗ chơi cho trẻ em, tác hại không thể lường hết được. Các em xuống lòng
đường đá bóng, lên vỉa hè đánh cầu long… Tất cả đều là mất trật tự, không an toàn
cho đường phố. Tất cả đều gây cản trở giao thông và gây ra những trường hợp
nguy hiểm khó tránh khỏi. Vì phải tự túc chỗ chơi, không ít em trèo cây kều ve, bắt
tổ chim; một số em ra sông, hồ bơi lội… Nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra.
( Theo Báo Pháp luật và đời sống)
Câu hỏi:
a. Luận điểm chính của ác đoạn văn là gì?
b. Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã sử dụng những luận cứ nào?
Bài tập 4.
Viết đoạn văn chứng minh: Rừng đem lại nhiều lợi ích cho con người, trong đó
có sử dụng câu đặc biệt (gạch chân và ghi chú).
giúp mình
Đọc lại bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” . Xem sơ đồ dưới đây theo hàng ngang, hàng dọc và nhận xét bố cục và cách lập luận tức phương pháp xây dựng luận điểm ở trong bài.
(Gợi ý: Bài có mấy phần? Mỗi phần có mý đoạn? Mỗi đoạn có những luận điểm nào? Hàng ngang(1) lập luận theo quan hệ nhân quả, hàng ngang (3) lập luận theo quan hệ Tổng- phân- hợp, hàng ngang (4) là suy luận tương đồng. Hàng dọc (1) suy luận tương đồng theo dòng thời gian.)
Tham khảo sơ đồ SGK tr.30
Em hãy viết một bài văn nghị luận về ý kiến của em cho rằng chúng ta nên ăn để sống hay sống để ăn
Mọi người giúp em với ạ :((
Dựa vào kiến thức về văn nghị luận đã học, viết đoạn văn (khoảng 7 câu) triển khai luận điểm: Học ăn, học nói, học gói, học mở.
viết đoạn văn tổng phân hợp với nội dung ích lợi của việc đọc sách
gợi ý các luận cứ:
+ đọc sách giúp nhận thức rõ ràng về thế giới xung quanh
+ '' quá khứ và tương lai
+ '' thông cảm với con người đồng loại
+ '' giải trí và thư giãn
Hãy xây dựng luận điểm sau bằng 1 đoạn văn nghị luận ngắn khoảng 10 dòng :
Tục ngữ tôn vinh giá trị con người
1. trong đời sống, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi như dưới đây không ?
vì sao trẻ em cần phải đi học ?
vì sao mọi người nên có bạn ?
2. gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, người ta có thường viết/ nói bằng các kiểu văn bản như miêu tả, biểu cảm, kể chuyện không ? vì sao ?
3. để thuyết phục người đọc/ người nghe về những vấn đề trên (hay để trả lời những câu hỏi đấy), trên báo chí hay đài phát thanh, truyền hình,.. người ta thường sử dụng các văn bản như xã hội, bài bình luận,.. hãy kể tên 1 số kiểu văn bản khác mà em biết
b, thế nào là văn bản nghị luận ?
đọc văn bản chống nạn thất học và trả lời câu hỏi sau
1. Hồ Chí Minh viết bài này nhằm mục đích gì ?
2. Để thực hiện mục đích ấy, tác giả bài viết đã đưa ra những ý kiên nào ?
3. Để các ý kiến có sức thuyết phục đối với người đọc, tác giả đã nêu những lí lẽ cụ thể nào ?
4. Từ văn bản trên, em hãy rút ra những đặc điểm chính của 1 bài văn nghị luận
Có ý kiến cho rằng: "Sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới". Em hiểu gì về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ ý kiến đó.
a) Xác định yêu cầu đề bài?
b) Tìm luận điểm, luận cứ.
c) Xác lập lập luận cho bài viết.
viết đoạn văn cảm thụ về câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây có câu bị động