Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyen Tran Thao Nhi

Có ý kiến cho rằng: "Nét riêng của truyện người con gái Nam Xương là 2 yếu tố thực và truyền kì không đan xen vào nhau mà kết cấu thành 2 phần. Bằng hiểu biết về văn bản chuyện Người con gái Nam Xương

Cho mình xin dan ý nhé 😇

Thảo Phương
15 tháng 7 2019 lúc 16:17
Mở bài:

Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, chủ đề, nội dung chính…).

Nêu vấn đề nghị luận: các chi tiết kì ảo trong tác phẩm tạo được sự li kì, hấp dẫn đổng thời làm tăng thêm giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm.

Thân bài:

Luận điểm 1: Yếu tố kì ảo không có trong toàn bộ câu chuyện mà chỉ hiện lên tập trung, đậm nét trong cái kết mới mà Nguyễn Dữ sáng tạo nên. Các chi tiết kì ảo trong truyện làm cho tác phẩm trở nên li kì, hấp dẫn hơn.

Tuyến truyện về Phan Lang với các chi tiết về Linh phi, thuỷ cung, cuộc gặp gỡ của Phan Lang và Vũ Nương, hình ảnh Vũ Nương đi kiệu hoa hiện vể trên bến Hoàng Giang… là những sáng tạo của Nguyễn Dữ so với cốt truyện dân gian Vọ chàng Trương. Những chi tiết này làm cho câu chuyện trở nên lung linh kì ảo, tạo nên sự tò mò hấp dẫn cho người đọc. Cách kết cấu này cũng phức tạp và hấp dẫn hơn cách kết cấu của truyện cổ tích.

Nguyễn Dữ đã thành công trong việc sử dụng, sắp xếp hài hoà giữa yếu tố kì ảo và hiện thực. Các yếu tố kì ảo được đưa vào xen kẽ với những yếu tố thực vể địa danh, vê’ thời điểm lịch sử, nhân vật và sự kiện lịch sử, những chi tiết thực vể trang phục của các mĩ nhân, về tình cảnh nhà Vũ Nương không người chăm sóc sau khi nàng mất… làm cho thế giới kì ảo lung linh, mơ hồ trở nên gần với cuộc đời thực, làm tăng độ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng.

Luận điểm 2:Các chi tiết kì ảo làm tăng thêm giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm

Hình ảnh thuỷ cung nguy nga tráng lệ tượng trưng cho một thế giới tuyệt mĩ, hạnh phúc mà người phụ nữ nết na, giàu phẩm hạnh được sống xứng đáng. Chi tiết này thể hiện ước mơ thầm kín của Nguyễn Dữ trong việc “tích thiện phùng thiện”: Vũ Nương ở hiển, chịu đau khổ tủi nhục nhưng rồi sẽ được đền đáp xứng đáng. Chi tiết này cũng giúp hoàn thiện tính cách của Vũ Nương, làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nàng: nặng tình, nặng nghĩa, quan tầm đến chồng con, phẩn mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.

Cách kết thúc truyện (Vũ Nương hiện về đẹp lộng lẫy, huyền ảo rồi biến mất) thể hiện ước mơ về công bằng của người phụ nữ và cũng là của chính tác giả: Vũ Nương được giải oan, sống trong nhung lụa giàu có và được bất tử nơi thuỷ cung.

Chi tiết kì ảo cuối truyện làm cho người đọc nghĩ vê’ một cái kết có hậu nhưng thực ra nó ẩn chứa bi kịch bên trong. Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách c giữa dòng bởi nàng và chổng con vẫn âm dương chia ha đôi ngả, hạnh phúc dí vĩnh viễn rời xa. Hạnh phúc gia đình, thiên chức làm mẹ của Vũ Nương đã mã mãi bị tước đoạt. Tác giả đưa người đọc vào giấc chiêm bao rồi lại kéo chúng t; sực tỉnh giấc mơ để trở vê’ cõi thực, rằng Vũ Nương không thể trở vê’ hưởng hạnl phúc nơi dương gian được nữa. Sự ân hận muộn màng của người chồng hay đà] tràng giải oan đều không cứu vãn được hạnh phúc cho người phụ nữ. Đây là lò cảnh tỉnh của tác giả. Nó để lại dư vị ngậm ngùi trong lòng người đọc và là bài học thấm thìa về giữ gìn hạnh phúc gia đình.

* Nhận xét, đánh giá

Nguyễn Dữ đã sáng tạo các yếu tố kì ảo để giải oan cho Vũ Nương, thể hiện ước mơ công bằng cho người bất hạnh, đổng thời làm hoàn thiện thêm vẻ đẹp trong nhân cách của Vũ Nương.

Các chi tiết này cũng tăng thêm tính chất bi thương cho câu chuyện: Vũ Nương chỉ có thể được giải oan chứ không thể trở về sống hạnh phúc với chổng, nàng cũng mãi mãi không thể gặp con. Nàng chỉ có thể tìm thấy hạnh phúc ở thế giới bên kia chứ không có trong đời thực. Cách kết thúc truyện đã phơi bày hiện thực và thể hiện nỗi xót xa, đau đớn của Nguyễn Dữ khi hiểu được bi kịch của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Chế độ nam quyên, thói hồ đồ của người chổng trong gia đình, chiến tranh phi nghĩa của các tập đoàn phong kiến… đã gây ra bi kịch cho người phụ nữ.

Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự kết hợp giữa tự sự và biểu cảm (trong lời nói của Vũ Nương khi dặn dò chồng, nỗi nhớ khi xa chổng, lời minh oan và tuyệt vọng đẩy xót xa cay đắng của nàng…) cùng với việc sử dụng nhiều điển tích, điển cố, thành ngữ… làm nên một áng văn xuôi tự sự giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, sống mãi với thời gian.

Kết bài:

Khẳng định lại ý nghĩa của các chi tiết kì ảo trong việc làm nên thành công cho tác phẩm vể cả nội dung và nghệ thuật.

Khẳng định giá trị của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương nói riêng và Truyền kì mạn lục nói chung, khẳng định cái nhìn hiện thực và tinh thần nhân đạo trong những trang viết của Nguyễn Dữ.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
15 tháng 7 2019 lúc 17:38

Tham khảo nha:

Mở bài:

Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, chủ đề, nội dung chính…).

Nêu vấn đề nghị luận: các chi tiết kì ảo trong tác phẩm tạo được sự li kì, hấp dẫn đổng thời làm tăng thêm giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm.

Thân bài:

Luận điểm 1: Yếu tố kì ảo không có trong toàn bộ câu chuyện mà chỉ hiện lên tập trung, đậm nét trong cái kết mới mà Nguyễn Dữ sáng tạo nên. Các chi tiết kì ảo trong truyện làm cho tác phẩm trở nên li kì, hấp dẫn hơn.

Tuyến truyện về Phan Lang với các chi tiết về Linh phi, thuỷ cung, cuộc gặp gỡ của Phan Lang và Vũ Nương, hình ảnh Vũ Nương đi kiệu hoa hiện vể trên bến Hoàng Giang… là những sáng tạo của Nguyễn Dữ so với cốt truyện dân gian Vọ chàng Trương. Những chi tiết này làm cho câu chuyện trở nên lung linh kì ảo, tạo nên sự tò mò hấp dẫn cho người đọc. Cách kết cấu này cũng phức tạp và hấp dẫn hơn cách kết cấu của truyện cổ tích.

Nguyễn Dữ đã thành công trong việc sử dụng, sắp xếp hài hoà giữa yếu tố kì ảo và hiện thực. Các yếu tố kì ảo được đưa vào xen kẽ với những yếu tố thực vể địa danh, vê’ thời điểm lịch sử, nhân vật và sự kiện lịch sử, những chi tiết thực vể trang phục của các mĩ nhân, về tình cảnh nhà Vũ Nương không người chăm sóc sau khi nàng mất… làm cho thế giới kì ảo lung linh, mơ hồ trở nên gần với cuộc đời thực, làm tăng độ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng.

Luận điểm 2:Các chi tiết kì ảo làm tăng thêm giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm

Hình ảnh thuỷ cung nguy nga tráng lệ tượng trưng cho một thế giới tuyệt mĩ, hạnh phúc mà người phụ nữ nết na, giàu phẩm hạnh được sống xứng đáng. Chi tiết này thể hiện ước mơ thầm kín của Nguyễn Dữ trong việc “tích thiện phùng thiện”: Vũ Nương ở hiển, chịu đau khổ tủi nhục nhưng rồi sẽ được đền đáp xứng đáng. Chi tiết này cũng giúp hoàn thiện tính cách của Vũ Nương, làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nàng: nặng tình, nặng nghĩa, quan tầm đến chồng con, phẩn mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.

Cách kết thúc truyện (Vũ Nương hiện về đẹp lộng lẫy, huyền ảo rồi biến mất) thể hiện ước mơ về công bằng của người phụ nữ và cũng là của chính tác giả: Vũ Nương được giải oan, sống trong nhung lụa giàu có và được bất tử nơi thuỷ cung.

Chi tiết kì ảo cuối truyện làm cho người đọc nghĩ vê’ một cái kết có hậu nhưng thực ra nó ẩn chứa bi kịch bên trong. Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách c giữa dòng bởi nàng và chổng con vẫn âm dương chia ha đôi ngả, hạnh phúc dí vĩnh viễn rời xa. Hạnh phúc gia đình, thiên chức làm mẹ của Vũ Nương đã mã mãi bị tước đoạt. Tác giả đưa người đọc vào giấc chiêm bao rồi lại kéo chúng t; sực tỉnh giấc mơ để trở vê’ cõi thực, rằng Vũ Nương không thể trở vê’ hưởng hạnl phúc nơi dương gian được nữa. Sự ân hận muộn màng của người chồng hay đà] tràng giải oan đều không cứu vãn được hạnh phúc cho người phụ nữ. Đây là lò cảnh tỉnh của tác giả. Nó để lại dư vị ngậm ngùi trong lòng người đọc và là bài học thấm thìa về giữ gìn hạnh phúc gia đình.

* Nhận xét, đánh giá

Nguyễn Dữ đã sáng tạo các yếu tố kì ảo để giải oan cho Vũ Nương, thể hiện ước mơ công bằng cho người bất hạnh, đổng thời làm hoàn thiện thêm vẻ đẹp trong nhân cách của Vũ Nương.

Các chi tiết này cũng tăng thêm tính chất bi thương cho câu chuyện: Vũ Nương chỉ có thể được giải oan chứ không thể trở về sống hạnh phúc với chổng, nàng cũng mãi mãi không thể gặp con. Nàng chỉ có thể tìm thấy hạnh phúc ở thế giới bên kia chứ không có trong đời thực. Cách kết thúc truyện đã phơi bày hiện thực và thể hiện nỗi xót xa, đau đớn của Nguyễn Dữ khi hiểu được bi kịch của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Chế độ nam quyên, thói hồ đồ của người chổng trong gia đình, chiến tranh phi nghĩa của các tập đoàn phong kiến… đã gây ra bi kịch cho người phụ nữ.

Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự kết hợp giữa tự sự và biểu cảm (trong lời nói của Vũ Nương khi dặn dò chồng, nỗi nhớ khi xa chổng, lời minh oan và tuyệt vọng đẩy xót xa cay đắng của nàng…) cùng với việc sử dụng nhiều điển tích, điển cố, thành ngữ… làm nên một áng văn xuôi tự sự giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, sống mãi với thời gian.

Kết bài:

Khẳng định lại ý nghĩa của các chi tiết kì ảo trong việc làm nên thành công cho tác phẩm vể cả nội dung và nghệ thuật.

Khẳng định giá trị của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương nói riêng và Truyền kì mạn lục nói chung, khẳng định cái nhìn hiện thực và tinh thần nhân đạo trong những trang viết của Nguyễn Dữ.

B.Thị Anh Thơ
15 tháng 7 2019 lúc 20:15

- Luận điểm 1: Giá trị nhân đạo trước hết thể hiện ở việc các tác giả đã trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ
+ Trong Chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã ca ngợi vẻ đẹp nhan sắc, tài năng hơn người của Kiều [dùng dẫn chứng trong đoạn này chứng minh ngắn gọn, chú ý không nói nhiều đoạn hoa ghen, liễu hờn]
+ Trong Chuyện người con gái NX, Nguyễn Dữ đã khắc họa Vũ Nương là người con gái tư dung tốt đẹp, nết na thùy mị, biết lo cho gia đình, cho an nguy của chồng, chăm lo cho mẹ chồng như mẹ ruột; đỉnh điểm là nàng đã chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch trong phẩm hạnh của mình.
- Luận điểm 2: Giá trị nhân đạo còn thể hiện ở việc các tác giả đã thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm với số phận bất hạnh của nhân vật
+ Trong Chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã gửi dự cảm về tương lai sóng gió của Kiều trong đoạn miêu tả nhan sắc của nàng [phân tích đoạn hoa ghen, liễu hờn]
+ Trong Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã thể hiện sự thấu hiểu của mình đối với sự bế tắc của người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữ đương thời. Đứng trước sự đa nghi của Trương Sinh, Vũ Nương chỉ có một sự lựa chọn, đó là cái chết. Ngay cả khi được Linh phi cứu giúp, nàng cũng không trở lại trần gian, mà chỉ hiện về rực rỡ trên bến sông để chứng minh mình trong sạch, rồi biến đi mất. Bởi lẽ, nếu nàng có trở về đi chăng nữa, thì nàng cũng không thể có được hạnh phúc trong xã hội ấy; Đồng thời, tác giả đã thể hiện mơ ước một cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người, nơi con người đối đãi với nhau bằng tình nghĩa, bằng tình thương. Đó là chi tiết nàng Vũ Nương không chết, mà được sống dưới sự che chở của Linh phi. Chi tiết kì ảo đã góp phần hình thành giá trị nhân đạo cho truyện.

Minh Nhân
16 tháng 7 2019 lúc 8:58

Tham Khảo

Nghĩ chuyện trên đời kì lạ thật. Chuyện tình duyên, sống chết, số phận của con người lại được định đoạt tù một câu chuyện đùa về một cái bóng. Ngày xưa, thân mẫu của Trịnh Trang Công trong Ðông Chu liệt quốc đã gây ra bao chuyện phiền phức dẫn đến cảnh đầu rơi máu chảy chỉ vì bà ghét Trịnh Trang Công khi xưa sinh ngược khiến bà phải đau đớn.

Nghĩ chuyện trên đời kì lạ thật. Chuyện tình duyên, sống chết, số phận của con người lại được định đoạt tù một câu chuyện đùa về một cái bóng. Ngày xưa, thân mẫu của Trịnh Trang Công trong Ðông Chu liệt quốc đã gây ra bao chuyện phiền phức dẫn đến cảnh đầu rơi máu chảy chỉ vì bà ghét Trịnh Trang Công khi xưa sinh ngược khiến bà phải đau đớn. Chuyện đời vẫn thế, đó là chỗ éo le phức tạp trong đời sống tâm hồn con người. Chỗ kì bút của Nguyễn Dữ là đã bắt nắm được một tình huống éo le như vậy. Trong văn chương nước ta cũng như thế giới không hiếm những câu chuyện xen những yếu tố truyền kì. Nét riêng của Chuyện người con gái Nam Xương là hai yếu tố thực và truyền kì không đan xen vào nhau mà kết cấu thành hai phần. Phần truyền kì vùa làm cho câu chuyện thêm lung linh hư ảo, vùa góp phần làm rõ những yếu tố ở phần thực. Phần thực là cơ sở để xây dựng phần truyền kì (phần thực, tôi muốn nói thực của văn học). Bằng mối liên hệ giữa hai phần, nhà văn làm nổi bật tính cách nhân vật và thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Người con gái Nam Xương Vũ Thị Thiết là nhân vật chính xuyên suốt hai phần của tác phẩm. Nguyễn Dữ không chú trọng việc miêu tả hình thức, chúng ta chỉ biết Vũ nương là người “có tư dung tốt đẹp”. Tính cách nhân vật được thể hiện qua hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ với chồng và mẹ chồng. Mối quan hệ đó diễn ra ở những thời điểm khác nhau. Ở tùng thời điểm ấy, nhân vật bộc lộ cá tính của mình. Mối quan hệ với Trương Sinh diễn ra trên bốn thời điểm: khi chồng ở nhà, khi chia tay, khi xa chồng và khi chồng trở về. Khi chung sống với nhau, biết Trương Sinh là người có tính đa nghi, hay ghen nên “nàng giữ gìn khuôn phép” cho gia đình hoà thuận. Khi tiễn chồng đi tòng quân, tính cách của Vũ nương được thể hiện ở lời đưa tiễn. Nàng nói với chồng: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên”. Nàng nghĩ đến những khó nhọc, gian nguy của người chồng trước rồi mới nhận ra sự lẻ loi của mình. Tù cách nói đến nội dung của những câu nói hiện lên một Vũ nương dịu dàng, thiết tha với hạnh phúc, không hư danh, thương chồng và giàu lòng vị tha, một tâm hồn có văn hoá. Trong những ngày xa chồng, nàng nuôi con thơ, chăm sóc mẹ chồng như mẹ đẻ của mình. Ngòi bút Nguyễn Dữ tỏ ra già dặn, nhà văn đã để cho chính người mẹ chồng ấy nhận xét về tấm lòng hiếu thảo của nàng trước khi bà cụ qua đời: “Sau này trời giúp người lành ban cho phúc trạch, giống giòng tươi tốt… xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ”. Trong con mắt của người mẹ chồng ấy, nàng là “người lành”. Ðến khi người chồng đi chinh chiến trở về nghi oan cho nàng, Vũ nương tỏ bày không được thì tự vẫn, chứ không sống “chịu tiếng nhuốc nhơ”.

Khi thì cách xủ thế, khi thông qua lời nói, khi hành động, khi thái độ hình ảnh Vũ nương hiện lên là một người trong trắng thuỷ chung, giàu lòng vị tha, hiếu thảo nhưng cũng là một người phụ nữ khí khái, tự trọng. Ðó là một tâm hồn đẹp, đẹp một cách có văn hoá. Dường như Nguyễn Dữ đã tập trung những nét đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam vào hình tượng Vũ nương. Con người đẹp, thiết tha với hạnh phúc này phải chết - Ðó chính là bi kịch về số phận con người. Vấn đề này biết bao nhà văn xưa nay tùng trăn trở. Có lẽ đó cũng là bi kịch của muôn đời. Bởi vậy, vấn đề mà Chuyện người con gái Nam Xương đặt ra là vấn đề có tính khái, quát giàu ý nghĩa nhân văn. Phía sau tấn bi kịch của Vũ nương có một cuộc sống chinh chiến, loạn li, gây cách biệt, nhưng căn bản là người chồng mù quáng đa nghi, thiếu sáng suốt. Những kẻ như thế xưa nay tùng gây ra bao nỗi oan trái, đổ vỡ trong đời. Ðó cũng là một thứ sản phẩm hằng có trong xã hội con người. Cho nên vấn đề tưởng chùng rất riêng ấy lại là vấn đề điển hình của cuộc sống. Tất nhiên trong tấn bi kịch này có phần của Vũ nương. Nàng vùa là nạn nhân nhưng cũng là tác nhân. Bởi chính nàng đã lấy cái bóng làm cái hình, lấy cái hư làm cái thật. Âu đó cũng là một bài học sâu sắc của muôn đời vậy.

Phần truyền kì trong câu chuyện là chuyện Vũ nương không chết, trở về sống trong Quy động của Nam Hải Long Vương… đó là cuộc sống đời đời. Nhà văn đã tạo ra một cuộc gặp gỡ kì thú giữa Phan Lang - một người dương thế - với Vũ Nương nơi động tiên. Cuộc gặp gỡ ấy đã làm sáng tỏ thêm những phẩm chất của Vũ nương. Khi Phan Lang nhắc đến chuyện nhà của tổ tiên thì Vũ nương “ứa nước mắt khóc”. Nàng quả thật là một con người thiện căn, thiết tha gắn bó với quê hương đời sống mà không được sống. Tính cách của nàng và bi kịch như được tô đậm khơi sâu một lần nữa. Nhưng dụng ý của nhà văn đưa phần truyền kì vào câu chuyện không chỉ có thế. Nguyễn Dữ muốn khẳng định một chân lí nghệ thuật: cái Ðẹp là bất tủ. Vũ nương không sống được ở cõi đời thì sẽ sống vĩnh hằng ở cõi tiên, vì nàng là cái đẹp.

Nói cho cùng, hiện thực của câu chuyện là hiện thực về tấm lòng của nhà văn trước những vấn đề của cuộc sống. Nhà văn đã đi sâu khai thác những vẻ đẹp và nỗi đau khổ xót xa phức tạp của tâm hồn con người, nhất là người phụ nữ trong xã hội đương thời như Vũ nương. Cũng qua đó, nhà văn khẳng định một chân lí nghệ thuật phảng phất như trong các truyện cổ dân gian… Thánh Gióng về trời, An Dương Vương xuống biển… kì lạ mà cũng rất thực