Truyện Kiều- Nguyễn Du

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN

Có ý kiến cho rằng "Đằng sau bức chân dung xinh đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân là những dự báo về số phận của hai nàng". Phân tích đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" cùng những hiểu biết của em về tác phẩm "Truyện Kiều" hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Hắc Hường
28 tháng 6 2018 lúc 22:38

Giới thiệu chung về Truyện Kiều

Giới thiệu về giá trị của đoạn trích: đoạn thơ tiêu biểu cho nghệ thuật tả người.

Tài tình của Nguyễn Du là khi ông tả người, tả về bề ngoài con người nhưng chính là ông đã dự báo về số phận mai sau của họ.

Ông bắt đầu từ cái rất chung, giới thiệu những nét chung nhất về họ. “Đầu lòng hai ả tố nga..”.

Cả hai chị em đều đẹp, cái đẹp trọn vẹn của vẻ đẹp theo lí tưởng của xã hội và thời đại, đó là vẻ đẹp trọn vẹn nhưng “mỗi người một vẻ”.

Tả Thúy Vân: (4 câu)

Vân mang một vẻ đẹp “trang trọng khác vời” tạo cho người đọc ấn tượng về một vẻ đẹp quý phái.

Với những từ “trang trọng, đầy đặn, nở nang, đoan trang, mây thua, tuyết nhường” tạo tình cảm trân trọng, yêu mến, độ lượng. Đó là một vẻ đẹp dễ dàng được xã hội công nhận và dung nạp. Điều đó như dự báo, sắp đặt cho một cuộc đời yên ổn, không có bão tố.

Tả Thúy Kiều: (12 câu)

Kiều có những gì Thúy Vân có nhưng ở mức độ sắc sảo hơn, mặn mà hơn, khi Kiều xuất hiện, đến hoa kia, liễu nọ cũng phải ghen hờn.

Tả Kiều, Nguyễn Du không liệt kê nhiều chi tiết như khi tả Thúy Vân mà chỉ tập trung nhiều ở đôi mắt - cửa sổ tâm hồn. Từ cửa sổ tâm hồn ấy: “Tinh anh phát tiết ra ngoài; ngàn thu bạc mệnh một đời tài hoa”.

Kiều còn có vẻ đẹp của tài năng, nó đạt đến mức toàn diện, chuẩn mực của bậc tài hoa theo quan niệm thẩm mĩ của xã hội phong kiến, giỏi cả “cầm, kì, thi, họa”. Đặc biệt là tài đàn.

Nhan sắc ở Kiều độc đáo, kì lạ vượt lên trên sự bình thường. Đó là loại nhan sắc hiếm có trên đời, thường được tôn sùng và cũng thường bị đố kị lúc nào cũng gây ra sóng gió cho mình.

Tài của Kiều là cái tài toàn diện: cầm, kì, thi, họa mà tài nào cũng ở mức tuyệt đỉnh, trọn vẹn sắc đã hiếm có, tài lại hiếm có hơn. Thúy Kiều đúng là người hiếm có ở đời.

Ở Kiều là sự kết hợp giữa tài - sắc - tình - mệnh. Từ bức chân dung ấy, người ta có thể cảm nhận được kiếp đời chẳng mấy êm đềm của nàng. Vì như Nguyễn Du đã khéo léo mượn hai hình tượng đẹp nhất của thiên nhiên là hoa và liễu đặt bên đời Thúy Kiều với tình cảm hờn ghen. Tạo hóa trêu ngươi để đưa Thúy Kiều vào những trái ngang, đau khổ.

Đoạn thơ tiêu biểu cho nghệ thuật tả người của Nguyễn Du: bút pháp miêu tả giàu sắc thái cổ điển và nghệ thuật ước lệ quen thuộc trong văn chương trung đại. Đoạn thơ giàu chất nhân văn, thể hiện tấm lòng của nhà thơ luôn đề cao, trân trọng vẻ đẹp của con người.

Thiên Chỉ Hạc
29 tháng 6 2018 lúc 8:13

Kiều và Thúy Vân là những dự báo về số phận của hai nàng. Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều cùng những hiểu biết của em về Truyện Kiều của Nguyễn Du làm sang tỏ ý kiến trên.

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

Đoạn thơ tiêu biểu cho nghệ thuật tả người của đại thi hào Nguyễn Du, tả diện mạo bên ngoài đồng thời hé lộ vẻ đẹp tâm hồn và dự báo số phận mai sau của họ.

+ Giới thiệu nét chung: Cả hai đều đẹp, cái đẹp trọn vẹn theo lí tưởng của xã hội và thời đại nhưng mỗi người một vẻ.

+ Vẻ đẹp riêng của mỗi người:

* Thúy Vân mang một vẻ đẹp trang trọng quý phái. Đó là vẻ đẹp tạo được tình cảm trân trọng, yêu mến, dễ dàng được xã hội công nhận và dung nạp. Điều đó cũng như dự báo, sắp đặt cho một cuộc đời yên ổn, không sóng gió.

* Thúy Kiều mang một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà hơn. Từ nhan sắc đến tài năng (cầm, kì thi, họa) đạt đến mức tuyệt đỉnh, toàn diện của bậc tài hoa theo quan niệm thẩm mĩ của xã hội phong kiến

- một vẻ đẹp hiếm có trên đời, thường được tôn sùng và cũng bị đố kị. Chính sự đố kị đã gây ra nhiều sóng gió cho cuộc đời Thúy Kiều. Từ bức chân dung của Thúy Kiều, người đọc cảm nhận kiếp đời không êm đềm của nàng - đó là kiếp đoạn trường với thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần.

Đánh giá chung:

+ Đoạn thơ tiêu biểu cho nghệ thuật tả người của Nguyễn Du, bút pháp miêu tả giàu sắc thái cổ điển và nghệ thuật ước lệ quen thuộc trong văn chương trung đại.

+ Tấm lòng nhân đạo của nhà thơ: luôn đề cao, trân trọng vẻ đẹp, tài năng của con người.

Huong San
29 tháng 6 2018 lúc 9:23

iới thiệu chung về Truyện Kiều

Giới thiệu về giá trị của đoạn trích: đoạn thơ tiêu biểu cho nghệ thuật tả người.

Tài tình của Nguyễn Du là khi ông tả người, tả về bề ngoài con người nhưng chính là ông đã dự báo về số phận mai sau của họ.

Ông bắt đầu từ cái rất chung, giới thiệu những nét chung nhất về họ. “Đầu lòng hai ả tố nga..”.

Cả hai chị em đều đẹp, cái đẹp trọn vẹn của vẻ đẹp theo lí tưởng của xã hội và thời đại, đó là vẻ đẹp trọn vẹn nhưng “mỗi người một vẻ”.

Tả Thúy Vân: (4 câu)

Vân mang một vẻ đẹp “trang trọng khác vời” tạo cho người đọc ấn tượng về một vẻ đẹp quý phái.

Với những từ “trang trọng, đầy đặn, nở nang, đoan trang, mây thua, tuyết nhường” tạo tình cảm trân trọng, yêu mến, độ lượng. Đó là một vẻ đẹp dễ dàng được xã hội công nhận và dung nạp. Điều đó như dự báo, sắp đặt cho một cuộc đời yên ổn, không có bão tố.

Tả Thúy Kiều: (12 câu)

Kiều có những gì Thúy Vân có nhưng ở mức độ sắc sảo hơn, mặn mà hơn, khi Kiều xuất hiện, đến hoa kia, liễu nọ cũng phải ghen hờn.

Tả Kiều, Nguyễn Du không liệt kê nhiều chi tiết như khi tả Thúy Vân mà chỉ tập trung nhiều ở đôi mắt - cửa sổ tâm hồn. Từ cửa sổ tâm hồn ấy: “Tinh anh phát tiết ra ngoài; ngàn thu bạc mệnh một đời tài hoa”.

Kiều còn có vẻ đẹp của tài năng, nó đạt đến mức toàn diện, chuẩn mực của bậc tài hoa theo quan niệm thẩm mĩ của xã hội phong kiến, giỏi cả “cầm, kì, thi, họa”. Đặc biệt là tài đàn.

Nhan sắc ở Kiều độc đáo, kì lạ vượt lên trên sự bình thường. Đó là loại nhan sắc hiếm có trên đời, thường được tôn sùng và cũng thường bị đố kị lúc nào cũng gây ra sóng gió cho mình.

Tài của Kiều là cái tài toàn diện: cầm, kì, thi, họa mà tài nào cũng ở mức tuyệt đỉnh, trọn vẹn sắc đã hiếm có, tài lại hiếm có hơn. Thúy Kiều đúng là người hiếm có ở đời.

Ở Kiều là sự kết hợp giữa tài - sắc - tình - mệnh. Từ bức chân dung ấy, người ta có thể cảm nhận được kiếp đời chẳng mấy êm đềm của nàng. Vì như Nguyễn Du đã khéo léo mượn hai hình tượng đẹp nhất của thiên nhiên là hoa và liễu đặt bên đời Thúy Kiều với tình cảm hờn ghen. Tạo hóa trêu ngươi để đưa Thúy Kiều vào những trái ngang, đau khổ.

Đoạn thơ tiêu biểu cho nghệ thuật tả người của Nguyễn Du: bút pháp miêu tả giàu sắc thái cổ điển và nghệ thuật ước lệ quen thuộc trong văn chương trung đại. Đoạn thơ giàu chất nhân văn, thể hiện tấm lòng của nhà thơ luôn đề cao, trân trọng vẻ đẹp của con người.

Hắc Hường
28 tháng 6 2018 lúc 22:39

Các câu hỏi tương tự
Nguyen thi khanh an
Xem chi tiết
Queen
Xem chi tiết
Hung Phi
Xem chi tiết
Rasmie
Xem chi tiết
Tăng Minh Trường 9/2
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Nguyễn Uyên
Xem chi tiết
Ngan Nguyen
Xem chi tiết
Tooru
Xem chi tiết