Mở bài:Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận:
-Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
*Thân bài:
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:
* Chị Dậu: là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng cho người phụ nữ
nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng:
- Là một người vợ giàu tình yêu thương (dẫn chứng).
- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng (dẫn chứng).
* Lão Hạc: tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân:
- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng).
- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng).
b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:
* Chị Dậu: Số phận điêu đứng: nghèo khổ, bị bóc lột đến tận xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh…
* Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ bỏ làng đi làm đồn điền cao su, lão thui thủi sống một mình cô đơn làm bạn với cậu vàng.
- Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu vàng, sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử – một cái chết vô cùng đau đớn và dữ dội.
c. Bức chân dung của chị Dậu và lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm:
- Nó bộc lộ cách nhìn về nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người.
*Kết bài:Khẳng định vấn đề.
Chúc bạn học tốt!!!!1, Mở bài :
- Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám
2. Thân bài:
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng .
* Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng : Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể :
- Là một người vợ giàu tình thương : Ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế ( Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng .
* Lão Hạc :Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện ở : - Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu ( dẫn chứng).
- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng(dẫn chứng )
b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng :
* Chị Dậu: Số phận điêu đứng : Nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại.
* Lão Hạc : Số phận đau khổ, bi thảm : Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo được món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử.
c. Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm. Nó bộc lộ cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân ; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng : Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất
3, Kết bài : Khẳng định lại vấn đề.
Nhà văn Nam Cao và Ngô Tất Tố là những nhà văn xuất sắc chuyên viết về những
người nông dân nghèo khổ trong thời thực dân nửa phong kiến. Tiêu biểu nhất là ở tác
phẩm Lão Hạc và đoạn trích Tức Nước Vỡ Bờ được trích trong tiểu thuyết Tắt Đèn. Có
tác phẩm thì viết về một lão nông nghèo khổ, có tác phẩm viết về người phụ nữ nông dân.
Song ở họ đều có những điểm chung, đó là ở cuộc sống nghèo khổ của người nông dân
và tính cách với vẻ đẹp cao quý của họ.
Với Tắt Đèn, Tắt Đèn là một tiểu thuyết được ra đời trong sự mong mỏi của nhiểu
bạn đọc. Dưới chế độ cai trị thực dân nửa phong kiến, dưới sự áp bức cường quyền,
người đọc có thể hình dung ra được một bức tranh sầu thảm của người nông dân xã hội
cũ trong tác phẩm. Chỉ trong đoạn trích Tức Nước Vỡ Bờ được trích trong chương IV
tiểu thuyết Tắt Đèn, bức tranh đã hiện lên gần như rõ nét về số phận cay đắng của chị
Dậu. Gia đình chị Dậu thuộc hạng nghèo nhất nhì rong làng. Một ngày lo ba bữa cơm đã
khó, bữa đói bữa no, lại phải chạy vạy khắp nơi lo suất thuế thuân cho chồng. Thuế người
sống đã đành bây giờ lại phải thêm suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái.
Chỉ là cái sự nhập nhằng giữa lịch Tây lịch Ta, chị Dậu đã phải chịu oan ức mà không thể
nào bày giải được. Nhà chẳng còn gì, chị đành phải bán đi giọt máu của mình - cái Tý,
chẳng có người mẹ nào lại chịu rời xa đứa con mà mình đứt ruột đẻ ra....nhưng chị Dậu lạ
phải chịu cảnh đắng cay ấy. Và rồi, chị đã bị dồn vào đường cùng, con đường hi sinh để
bảo vệ tính mạng gia đình.
Nghèo khổ cũng là một cái tội, nó đeo bám chị Dậu dai dẳng mà còn đeo bám cả
Lão Hạc - một lão nông nghèo goá vợ. Lão Hạc chỉ có một đứa con trai là độc nhất.
Nhưng rồi cái nghèo, cái khổ đã đem nó rời xa Lão. Sau khi vợ chết, hai cha con lão sống
lay lắt, bữa cơm, bữa cháo. Rồi khi cậu con trai đến tuổi lập gia đình, tưởng mọi chuyện
sẽ êm xui nhưng nào ngờ nhà gái thách cưới cao quá, mà Lão Hạc không thể lo nổi một
số tiền lớn để con cưới vợ. Phẫn chí, anh ta bỏ nhà đi đồn điền cao su xa, bỏ người cha
già cô độc ở nhà với "cậu Vàng". Lời của anh trước lúc đi làm xa đã nói lên suy nghĩ của
biết bao con người nghèo khổ "Không có tiền, sống khổ, sống sở trong cái làng này, nhục
lắm". Vì thế, anh ta quyết tâm "kiếm bạc trăm" mới trở về. Vẫn không tha, cái nghèo đã
cướp đi luôn nguồn an ủi, người bạn động viên cuối cùng của lão - cậu Vàng. Đó là kỉ vật
mà con trai lão đã để lại cho lão. Nhưng trớ trêu thay, sau một trận ốm dữ dội, lão mất đi
tất cả, từ sức khoẻ đến của cải. Cuộc đới của Lão Hạc bắt đầu khốn khổ dần từ đây.
Như vậy, chỉ với vài chục trang văn mà ta có thể hình dung khá rõ sự bần cùng,
khốn nạn về cuộc đời của người nông dân trước Cách Mạng tháng Tám. Tuy cuộc sống
khốn khổ đó đè lên đôi vai gầy guộc của họ nhưng ánh sáng le lói vẫn chiếu sáng tâm hồn
của họ, một tâm hồn cao quý, sự lạc quan và lòng tự trọng của chị Dậu và Lão Hạc luôn
toả sáng.
Tuy nhiên, dù rất đau xót và thương cảm với những mảnh đời cay đắng, căm ghét
tận xương tuỷ bọn lệ nhưng Nam Cao và Ngô Tất Tố vẫn không quên xâu dựng hình ảnh
nhân vật bằng cả trái tim yêu thương của chính mình. Cả chị Dậu và Lão Hạc đề là nhân
vật điển hình cho những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam. Chị Dậu tần
tảo, chu đáo lo cho cả gia đình mà chồng thì luôn đau ốm nên mọi việc trong nhà đều do
một tay chị quán xuyến. Trong khi Lão Hạc cố gắng kím thêm việc làm để có cái ăn, sẵn
sàng ăn củ chuối hoặc bất kì thứ gì mà lão có thể "chế biến". Miễn là không đụng vào tiền
của con. Sự hi sinh cao cả, chịu thương chịu khó đó là phẩm chất tốt đẹp của người nông
dân.
Như nhữn người nông dân khác, cả Lão Hạc và chị Dậu đều có lòng vị tha, trong
khi chị Dậu sẵn sàng hi sinh tấm thân để bảo vệ chồng trước sự nguy hiểm thì Lão Hạc
dành trọn cả một cuộc đời để lo cho đứa con trai mà mình hết mực yêu quý. Thậm chí,
nếu lão chết thì lão vẫn cam lòng miễn là con trai lão không phải cực khổ.
Ở Lão Hạc và chị Dậu đều ẩn chứa một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, sẵn sàng đấu
tranh bảo vệ gia đình của mình. Chị Dậu dám đứng lên chống lại bọn cai lệ hách dịch vì
hắn quá nhẫn tâm và có ý định hãm hại chồng mình. Bằng nững hành động, cử chỉ ấy, chị
quyết tâm bảo vệ mái ấm bé nhỏ, hạnh phúc nhỏ nhoi ấy bằng cả tính mạng mình. Thế
nhưng, Lão Hạc không giống như thế. Nếu người phụ nữ làng Đông Xã vùng lên để được
sống thì Lão Hạc lại chấp nhận sự đấu tranh, sự vùng lên có thể cướp mất cả cuộc đời của
Lão để rồi lão chết - một cái chết đau thương và thật dữ dội. Một cái chết chỉ để giữ lấy
mảnh vườn cho con để khỏi phải làm phiền hà hàng xóm.
Nói tóm lại, số phận của người nông dân được tác giả Nam Cao và Ngô Tất Tố
miêu tả vô cùng sâu sắc. Mặc dù cả hai tác phẩm đều chưa được ánh sáng của Cách Mạng
chiếu rọi nhưng chúng vẫn sáng ngời, hình ảnh của chị Dậu và Lão Hạc luôn chói loá trên
cái tối trời tối đất. Lật từng trang giấy, đọc từng câu văn, người đọc có thể cảm nhận
được cuộc dời khốn khổ và phẩm chất của Lão Hạc và chị Dậu một cách chân thực nhất.