TỰ LUẬN:
Câu 1. Hãy tính độ sâu của đáy biển tại một nơi mà thời gian kể từ lúc tàu phát ra sóng siêu âm đến khi nhận sóng siêu âm phản xạ ngược trở lại là 1,6 giây. Biết vận tốc truyền âm trong nước biển là 1500m/s
Câu 2. Có 4 vật a, b, c, d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì a,b,c,d như thế nào với nhau?
Câu 3. Có các vật sau: bút chì vỏ gỗ, bút bi vỏ nhựa, lưỡi kéo cắt giấy, chiếc thìa kim loại, lược nhựa, mảnh giấy. Dùng mảnh vải khô cọ xát lần lượt các vật này rồi đưa từng vật đó lại gần các vụn giấy. Từ đó cho biết những vật nào bị nhiễm điện, vật nào không.
Câu 4. Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược nhựa đều chưa bị nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện và cho rằng lược nhựa nhiễm điện âm.
a) Hỏi sau khi chải, tóc bị nhiễm điện loại gì? Khi đó các êlectrôn dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc hay ngược lại?
b) Vì sao có những lần sau khi chải tóc, ta thấy có một vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên?
TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Trong các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là:
A. xác định xem các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp có bị hút hoặc đẩy không.
B. xác định xem bóng đèn bút thử điện có sáng lên hay không.
C. những vật ″thử″, qua biểu hiện của chúng mà ta xác định được một vật có nhiễm điện hay không.
D. tạo ra hiện tượng hút hoặc đẩy, sáng hay không sáng.
Câu 2: Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do:
A. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng.
B. Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện.
C. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động.
D. Do ngoài trời sắp có cơn dông.
Câu 3: Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai?
A. Các vật đều có khả năng nhiễm điện.
B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện.
C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.
D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
Câu 4:Tổng điện tích hạt nhân của nguyên tử sắt là 26 nên khi trung hòa về điện thì tổng số electron của nguyên tử sắt này là:
A. 26 B. 52 C. 13 D. không có electron nào
Câu 5: Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện tích dương. Thanh kim loại khi đó ở vào tình trạng nào trong các tình trạng sau?
A. Nhận thêm electron B. Mất bớt electron
C. Mất bớt điện tích dương D. Nhận thêm điện tích dương
Câu 6: Phát biểu nào sau đây về nguồn điện là không đúng?
A. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.
B. Nguồn điện tạo ra hai cực có điện tích cùng loại giống nhau.
C. Nguồn điện tạo ra và duy trì dòng điện chạy trong mạch kín.
D. Nguồn điện tạo ra hai cực có điện tích khác loại.
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây sai:
A. Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau.
B. Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện.
C. Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện cùng dây nối.
D. Mỗi nguồn điện đều có hai cực, dòng điện chạy trong mạch kín nối liền các thiết bị điện với hai cực nguồn điện.
Câu 8: Tại sao có thể thắp sáng bóng đèn được lắp ở nhiều xe đạp mà chỉ dùng có một dây điện nối giữa đinamô và bóng đèn?
A. vì đinamô là một nguồn điện loại đặc biệt nên chỉ cần dùng một dây điện.
B. vì bóng đèn lắp cho xe đạp là loại đặc biệt nên chỉ cần dùng một dây điện.
C. vì còn có một dây điện ngầm bên trong khung xe đạp nối giữa đinamô và bóng đèn.
D. vì chính khung xe đạp có tác dụng như một dây điện nữa nối giữa đinamô và bóng đèn.
Câu 9: Không có dòng điện chạy qua vật nào dưới đây?
A. Quạt điện đang quay liên tục.
B. Bóng đèn điện đang phát.
C. Thước nhựa đang bị nhiễm điện.
D. Rađio đang nói.
Câu 10. Ghép mỗi phần 1, 2, 3, 4 với một phần a, b, c dưới đây để thành một câu đúng nghĩa:
1. Hai thanh nhựa bị nhiễm điện cùng loại khi đặt gần nhau thì 2. Hai thanh nhựa bị nhiễm điện khác loại khi đặt gần nhau thì 3. Hai thanh nhựa không bị nhiễm điện khi đặt gần nhau thì 4. Một thanh nhựa bị nhiễm điện và một thanh nhựa khác không bị nhiễm điện khi đặt gần nhau thì |
a) không hút và không đẩy nhau. b) đẩy nhau. c) hút nhau |
TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?
A. Trời nắng
B. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.
C. Gió mạnh.
D. Không mưa, không nắng.
Câu 2: Trong một số ngành sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc. Giải thích vì sao?
A. Ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện do cọ xát.
B. Ròng rọc và dây kéo bị nóng lên do cọ xát.
C. Nhiệt độ trong phòng khi ấy tăng lên.
D. Do cọ xát mạnh.
Câu 3: Chọn phát biểu sai:
A. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ.
B. Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì hút nhau.
C. Hai vật nhiễm điện khác dấu thì hút nhau.
D. Vật nhiễm điện là vật mang điện tích.
Câu 4: Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thì không thành dòng điện?
A. Các hạt mang điện tích dương.
B. Các hạt nhân của nguyên tử.
C. Các nguyên tử.
D. Các hạt mang điện tích âm.
Câu 5: Cho mảnh tôn phẳng đã được gắn vào đầu bút thử điện chạm vào mảnh pôliêtilen đã được cọ xát nhiều lần bằng len thì bóng đèn bút thử điện sáng lên khi chạm ngón tay vào đầu bút vì:
A. trong bút đã có điện.
B. ngón tay chạm vào đầu bút.
C. mảnh pôliêtilen đã bị nhiễm điện do cọ xát.
D. mảnh tôn nhiễm điện.
Câu 6: Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây?
A. Một mảnh nilông đã được cọ xát.
B. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn.
C. Đồng hồ dùng pin đang chạy.
D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào.
Câu 7: Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?
A. Quạt máy B. Acquy C. Bếp lửa D. Đèn pin
Câu 8 : Đặc điểm chung của nguồn điện là gì?
A. Có cùng hình dạng, kích thước.
B. Có hai cực là dương và âm.
C. Có cùng cấu tạo .
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9: Một vật như thế nào thì gọi là trung hòa về điện?
A. vật có tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương.
B. vật nhận thêm một số electron.
C. vật được cấu tạo bởi các nguyên tử trung hòa về điện.
D. vật nhận thêm một số điện tích dương.
Câu 10: Trong nguyên tử bình thường thì điện tích của hạt nhân so với tổng điện tích âm của các electron là:
A. bằng nhau B. lớn hơn
C. nhỏ hơn D. có lúc lớn, lúc nhỏ
Có một nguồn điện hai pin , một bóng đèn và các dây dẫn . Hãy nêu cách để phân biệt một đoạn đồng và một đoạn nhựa có hình dạng bên ngoại giống hệt nhau
Các bạn ơi dịch giúp mk bài này vs nhé!
Family name......... Middle name............. Given name............
Maybe I will come by some time.
How do you do (ko phải câu hỏi).
Và có 1 điều mk thắc mắc là: cô giáo dạy thêm và cô giáo ở trường mk bảo thế này:
Cô giáo dạy thêm bảo: 1km thì ko thêm "s".Từ 2km trở lên thì ta thêm "s" vào từ "kilometer" nhưng khi viết tắt (km) thì ta ko thêm "s" vào chữ viết tắt mà chỉ thêm "s" vào chữ ko viết tắt.
Cô giáo ở trường bảo:1km thì ta ko thêm"s".Nhưng từ 2km trở lên thì ta phải thêm "s" vào.Và cô viết lên bảng 2 kms.
Vậy các bn giúp mk xem cô nào ns đúng vì sao?
vợ chồng ông h , bà t là gia đình khá giả , hòa thuận và có hai đứa con gái chăm ngoan học giổi. họ muốn sinh thêm một đứa con trai . những vị lí do sức khỏe nên bà t không thể sinh con được nưa . hsau một thời gian bàn tính họ quyết định sinh thêm vợ lẽ cho ông h . sau mọt năm hốc thêm mọt đúa bé trai kháu khỉnh . gia đình vẫn hòa thuạn , đoàn kết như xưa .
hỏi: a)theo em , gia đình ông h có thể đạt gia đình văn hóa không vì sao?
b) để học tốt bài xây dụng gia đình văn hóa em cần nắm những nội dung cơ bản nào?
chiều nay tớ thi môn gì
Nhập vào các lựa chọn, chèn vào kí tự '#' sau phương án đúng (nếu có). Ấn chuột vào mỗi ô, nhấn Enter để thêm ô, Delete đdianđịa lý, vật lý#hóa, sinhtoán,vănanh , công nghệĐây là lời chúc của mik cho tất cả mn, bn nào rảnh thì đọc & comment nhé!!!!!
Câu hỏi của BAN is VBN - Vật lý lớp 7 | Học trực tuyến
viết 1 đoạn văn bằng tiếng anh nếu vì sao nên và vì sao ko nên dạy môn âm nhạc và mỹ thuật trong các trường học ? giải thích ?