Bài 18. Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Huỳnh Minh Nghi

Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp , khi được nhúng vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ , vì quả bóng bàn gặp nóng nở ra và bóng phồng lên . Hãy nghĩ ra một thí nghiệm chứng tỏ cách giả thích trên là sai . 

Võ Đông Anh Tuấn
29 tháng 8 2016 lúc 10:02

Bạn thử làm thí nghiệm này nhé:
B1: Chọc thủng một quả bóng bàn
B2: Làm bẹp quả bóng bàn đó
B3: Nhúng quả bóng bị bẹp đó vào một chậu nước nóng
Kết quả là bóng không nở ra, từ đó suy ra "quả bóng bàn phồng lên như trước không phải là do vỏ quả bóng bàn nở lên! (Sở dĩ quả bóng bàn không phồng lên còn là vì khi gặp nóng, lượng khí bên trong quả bóng nở ra nhưng theo lỗ hổng bay ra ngoài, còn nếu quả bóng không bị thủng thì lượng khí nở ra vì nhiệt đó bị cản bởi vỏ quả bóng, gây ra một lực lớn, làm bóng phồng lên)

Lê Nguyên Hạo
29 tháng 8 2016 lúc 11:43

Quả bóng bàn bị bẹp được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì : Không khí bên trong quả bóng nóng lên, nở ra làm bóng phồng lên

Nguyễn Thái An
8 tháng 2 2017 lúc 17:24

Cách giải thích trên là sai vì khi ta dùi một lỗ nhỏ ở vỏ, quả bóng vẫn nóng lên nhưng quả bóng vẫn không phồng lên như cũ được(vì không khí trong bóng thường nhúng vào nước sẽ nở ra nhưng vì quả bóng đã bị dùi một lỗ nên không khí bay ra ngoài làm quả bóng không phồng lên được).

Nguyễn Cherry
1 tháng 3 2017 lúc 20:28

so sánh chất rắn, lỏng, khí

Dương Thị Thảo Nguyên
13 tháng 3 2021 lúc 9:52

Lấy một quả bóng bàn bị bẹp và thủng, thả vào chậu nước nóng. Bóng không phồng lên. Vì không khí nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài. Chứng tỏ không khí trong bóng nở ra chứ không phải vỏ bóng nóng lên, nở ra.