Bài 32. Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

Hồ Oanh

Cơ cấu kinh tế của vùng đông nam bộ ( nông nghiệp, công nghiệp-xây dựng, dịch vụ)

Bình Trần Thị
5 tháng 5 2017 lúc 16:39

Công nghiệp
– Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
– Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng.
– Một số ngành công nghiệp quan trọng: dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng… tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
– Khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.

Nông nghiệp
– Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng.
– Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta, đặc biệt là cao su. Các cây công nghiệp lâu năm khác: cà phê, tiêu, điều…
– Cây công nghiệp hàng năm: lạc, đậu tương, mía, thuốc lá, cây ăn qủa cũng được chú ý phát triển.
– Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm: được chú trọng theo hướng hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp.

Dịch vụ
– Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP, cơ cấu đa dạng.
– Những điều kiện thuận lợi phát triển ngành dịch vụ: Vùng đông dân, có sức mua cao, lao động có trình độ và tay nghề cao. Có nhiều ngành công nghiệp và nhiều ngành kinh tế phát triển. Có mạng lưới giao thông phát triển, cơ sở vật chất hạ tầng hoàn chỉnh.
– Giao thông: Tp. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu cả nước với nhiều tuyến giao thông đến khắp miền trong và ngoài nước.
– Đầu tư nước ngoài vào vùng chiếm tỉ lệ cao nhất cả nước.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Minh
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Quânn
Xem chi tiết
phạm kim liên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh
Xem chi tiết
linh tranthikhanh
Xem chi tiết
8.9 39-Lê Thế Anh Tú
Xem chi tiết
bin0707
Xem chi tiết
Linh
Xem chi tiết