Đề kiểm tra 1 tiết - Địa lí lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
la lunae

Có bạn nào đã hoặc đang ôn để kiểm tra 1 tiết Địa lý ( bài kt đầu tiên)không ạ? Cho mình xin đề hoặc một số câu hỏi, bài để ôn ạ? Cần ôn những nội dung nào?

Cảm ơn nhiều.

Diệu Huyền
8 tháng 10 2019 lúc 21:59

Tham khảo nè !!!!

I. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm) (Chọn câu trả lời đúng nhất)

Câu 1. Đới nóng nằm ở khoảng

A. giữa hai chí tuyến.

B. giữa đới lạnh và đới ôn hòa.

C. giữa chí tuyến Bắc đến cực Bắc.

D. giữa chí tuyến Nam đến cực Nam.

Câu 2. Nguyên nhân sâu xa gây tác động tiêu cực tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng là

A. dân số tăng quá nhanh.

B. kinh tế phát triển chậm.

C. đời sống nhân dân thấp kém.

D. khai thác tài nguyên không hợp lí.

Câu 3. Khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình là

A. Bắc Phi, Nam Phi B. Trung Phi, Nam Phi C. Đông Á, Nam Á D. Nam Á, Đông Nam Á

Câu 4. Tại sao Sê-ra-pun-di là nơi có lượng mưa trung bình cao nhất thế giới?

A. Chịu tác động mạnh của gió mùa mùa đông.

B. Nằm ngay sát biển nên chịu tác động của biển.

C. Nằm ở sườn đón gió (phía nam dãy Hi-ma-lay-a).

D. Nằm gần dòng biển nóng mang theo nhiều hơi nước.

Câu 5. Để nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc người ta căn cứ vào

A. cấu tạo cơ thể.

B. hình thái bên ngoài.

C. trang phục bên ngoài.

D. sự phát triển của trí tuệ.

Câu 6. Năm 2001, Việt Nam có số dân là 78,7 triệu người, trong khi diện tích là 330.991 km2. Vậy mật độ dân số của Việt Nam năm 2001 là

A. 823 người/ km2 B. 238 người/ km2 C. 832 người/ km2 D. 328 người/ km2

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1. (3.0 điểm) So sánh sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị.

Câu 2. (1.5 điểm) Trình bày đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Câu 3. (2.5 điểm) Quan sát hình 4.2 và 4.3 SGK cho biết sau 10 năm:

- Hình dáng tháp tuổi có gì thay đổi?

- Nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ?

- Nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ?

Đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lý lớp 7

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lý lớp 7

I. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm)

(Mỗi câu trả lời đúng đạt 0.5 điểm)

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

Đáp án

A

A

D

C

B

B

II. TỰ LUẬN: (7.0 điểm)

Câu 1. (3.0 điểm) Sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị:

- Quần cư nông thôn: có mật độ dân số thấp (0.5 điểm); kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (0.5 điểm).

- Quần cư thành thị: có mật độ dân số cao (0.5 điểm), kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ (0.5 điểm).

- Lối sống nông thôn và lối sống đô thị có nhiều điểm khác biệt. (1.0 điểm)

Câu 2. (1.5 điểm) Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa:

- Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. (0.5 điểm)

- Thời tiết diễn biến thất thường (0.5 điểm). Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít, năm nhiều nên dễ gây hạn hán hay lũ lụt. (0.5 điểm)

Câu 3. (2.5 điểm) Tháp dân số của TP Hồ Chí Minh có sự thay đổi:

Đáy tháp năm 1999 thu hẹp lại (0.5 điểm), thân tháp mở rộng ra (0.5 điểm). Nhóm tuổi trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng về tỉ lệ (0.5 điểm). Trên độ tuổi lao động có tăng chút ít (0.5 điểm). Nhóm tuổi chưa đến độ tuổi lao động có xu hướng giảm về tỉ lệ (0.5 điểm).
Trần Việt Trinh
8 tháng 10 2019 lúc 21:59

âu 1. Đới nóng nằm ở khoảng

A. giữa hai chí tuyến.

B. giữa đới lạnh và đới ôn hòa.

C. giữa chí tuyến Bắc đến cực Bắc.

D. giữa chí tuyến Nam đến cực Nam.

Câu 2. Nguyên nhân sâu xa gây tác động tiêu cực tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng là

A. dân số tăng quá nhanh.

B. kinh tế phát triển chậm.

C. đời sống nhân dân thấp kém.

D. khai thác tài nguyên không hợp lí.

Câu 3. Khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình là

A. Bắc Phi, Nam Phi B. Trung Phi, Nam Phi C. Đông Á, Nam Á D. Nam Á, Đông Nam Á

Câu 4. Tại sao Sê-ra-pun-di là nơi có lượng mưa trung bình cao nhất thế giới?

A. Chịu tác động mạnh của gió mùa mùa đông.

B. Nằm ngay sát biển nên chịu tác động của biển.

C. Nằm ở sườn đón gió (phía nam dãy Hi-ma-lay-a).

D. Nằm gần dòng biển nóng mang theo nhiều hơi nước.

Câu 5. Để nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc người ta căn cứ vào

A. cấu tạo cơ thể.

B. hình thái bên ngoài.

C. trang phục bên ngoài.

D. sự phát triển của trí tuệ.

Câu 6. Năm 2001, Việt Nam có số dân là 78,7 triệu người, trong khi diện tích là 330.991 km2. Vậy mật độ dân số của Việt Nam năm 2001 là

A. 823 người/ km2 B. 238 người/ km2 C. 832 người/ km2 D. 328 người/ km2

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1. (3.0 điểm) So sánh sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị.

Câu 2. (1.5 điểm) Trình bày đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Câu 3. (2.5 điểm) Quan sát hình 4.2 và 4.3 SGK cho biết sau 10 năm:

- Hình dáng tháp tuổi có gì thay đổi?

- Nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ?

- Nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ?

Đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lý lớp 7

Vũ Minh Tuấn
8 tháng 10 2019 lúc 22:05

Tham khảo:

Câu 1. Trên thế giới khu vực có khí hậu hoang mạc phân bố ở:

A. Ven biển . C. Dọc 2 đường chí tuyến.

B. Nằm sâu trong lục địa. D. Câu B+C đúng .

Câu 2. Châu lục có khí hậu khắc nghiệt nhất hiện nay:

A. Châu Mĩ. C. Châu Á.

B. Châu Phi. D. Châu Âu.

Câu 3. Đới lạnh là khu vực giới hạn từ:

A. Chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam

B. Xích đạo đến 2 chí tuyến

C. 2 chí tuyến đên 2 vòng cực

D. 2 vòng cực đến 2 cực

Câu 4. Sự bùng nổ dân số từ những năm 50 của thế kỉ XX diễn ra ở các nước thuộc

A. Châu Á, châu Phi và Mĩ la Tinh C. Châu Âu, châu Mĩ

B. Bắc Mĩ và châu Đại Dương D. Châu Phi

Câu 5. Đới nóng nằm khoảng vị trí:

A. 5°B- 5°N C. 2 chí tuyến đên 2 vòng cực

B. Xích đạo đến 2 chí tuyến D. 2 vòng cực đến 2 cực

Câu 6. Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố chủ yếu ở:

A. Đông Á C. Tây Nam Á

B. Bắc Á D. Nam Á, Đông Nam Á

Câu 7. Mực nước của các đại dương dâng cao là hậu qủa trực tiếp của hiện tượng:

A. Đất bị xói mòn. C. Ô nhiễm nguồn nước.

B. Nhiệt độ Trái Đất nóng lên. D. Phá rừng đầu nguồn.

Câu 8. Để nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc người ta căn cứ vào

A. Chỉ số thông minh. C. Cấu tạo cơ thể.

B. Hình thái bên ngoài cơ thể. D. Tình trạng sức khoẻ.

Câu 9. Tháp tuổi cho ta biết:

A. Độ tuổi dân số. C. Tổng số nam nữ.

B. Số người trong độ tuổi lao động. D. Câu A+B+C đúng .

Câu 10. Hình dạng của tháp tuổi có dân số trẻ:

A. Đáy tháp rộng, đỉnh tròn. C. Đáy tháp hẹp, đỉnh tròn.

B. Đáy tháp rộng, đỉnh nhọn. D. Đáy tháp hẹp, đỉnh nhọn.

Câu 11. Dân cư châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc:

A. Ơ-rô-pê-ô-it . C. Môn-gô-lô-it .

B. Nê-grô-it. D. Người lai.

Câu 12. Thảm thực vật tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là:

A. Rừng thưa. C. Rừng lá kim.

B. Rừng rậm xanh quanh năm. D. Rừng cây bụi lá cứng.

Câu 13. Xa van(đồng cỏ cao nhiệt đới) là thảm thực vật tiêu biểu cho môi trường:

A. Nhiệt đới. C. Xích đạo ẩm.

B. Nhiệt đới gió mùa. D. Hoang mạc.

Câu 14. Tác động của các đợt khí nóng và lạnh làm cho khí hậu và thời tiết ở đới ôn hòa có đặc điểm:

A. Nhiệt độ nóng lên đột ngột . C. Nhiệt độ tăng giảm đột ngột.

B. Nhiệt độ hạ xuống đột ngột . D. Tất cả đều sai .

Câu 15. Lục địa nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc:

A. Lục địa Á-Âu. C. Lục địa Phi .

B. Lục địa Nam Mĩ. D. Lục địa ô-trây-li-a .

Câu 16. Những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa là:

A. Đợt khí lạnh. C. Gió Tây và dòng biển nóng.

B. Đợt khí nóng. D. Câu A+B+C đúng.

Câu 17. Thảm thực vật tương ứng với môi trường ôn đới lục địa là:

A. Rừng lá rộng. C. Rừng cây bụi gai.

B. Rừng lá kim. D. Rừng rậm xanh quanh năm.

Câu 18. Đặc điểm nổi bật của khí hậu hoang mạc:

A. Nóng ẩm quanh năm. C. Mưa theo mùa.

B. Khô hạn, biên độ nhiệt lớn. D. Mưa vào thu đông.

Câu 19. Tên một hoang mạc lớn nhất thế giới:

A. Gô-bi ở châu Á. C. Ca-la-ha-ri ở Nam Phi.

B. Xa-ha-ra ở châu Phi. D. A-ra-bi-an ở Tây nam Á.

Câu 20. Cuộc sống ở đới lạnh chỉ sinh động trong thời kì:

A. Mùa hạ. C. Mùa đông.

B. Mùa thu. D. Mùa xuân.

Câu 21. Môi trường vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi theo:

A. Vĩ độ. C. Độ cao và hướng của sườn núi.

B. Gần biển hay xa biển. D. Gần cực hay gần chí tuyến.

Câu 22. Vùng núi ở đới ôn hòa, thực vật thường phát triển mạnh ở khu vực:

A. Sườn khuất nắng. C. Sườn đón gió lạnh.

B. Sườn khuất gió. D. Sườn đón nắng và gió ẩm..

Câu 23. Sự phân tầng thực vật theo độ cao là do sự thay đổi của:

A. Đất đai theo độ cao. C. Khí áp theo độ cao

B. Không khí theo độ cao. D. Nhiệt độ theo độ cao.

Câu 24. Các châu lục nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam:

A. Châu Nam Cực. C. Châu Á

B. Châu Âu. D. Châu Mĩ.

Câu 25. Vấn đề lo ngại đang đặt ra ở môi trường đới lạnh:

A. Ô nhiễm môi trường.

B. Nguy cơ tuyệt chủng các loài động vật quý hiếm.

C. Thiếu nhân lực

D. Câu B+C đúng.

Chúc bạn học tốt!

Nguyễn Thảo
8 tháng 10 2019 lúc 22:06

Câu 1: Nêu những nguyên nhân dẫn đến làn sóng di dân ở đới nóng?

Câu 2 : Tại sao diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng?

Câu 3: Nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đói gió mùa?

Câu 4: Dân cư trên thế giới thường sing sống chủ yếu ở khu vực nào? Tại sao?

Câu 5: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng có những thuận lợi và khó khăn gì? Để khắc phục những khó khăn, cần thực hiện những biện pháp nào?

Nhớ tick hộ mik!!!

kien tran
8 tháng 10 2019 lúc 22:32

Cau1: Su khac nhau co ban giua quan cu do thi va quan cu nong thon?

Cau2: Gioi han, dac diem, khi hau, dong vat, thuc vat cua moi truong xich dao am, moi truong nhiet doi gio mua?

Cau3: Dac diem san suat nong nghiep o doi nong?

Cau4: Ve so do de thay suc ep cua dan so toi tai nguyen va moi truong?

Thư Le
9 tháng 10 2019 lúc 17:31

Câu 1. Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào.Hậu quả và hướng giải quyết. Câu 2. Mật độ dân số là gì.Căn cứ vào đâu mà người ta chia dân cư thế giới ra thành các chủng tộc. Câu 3. a. Đới nóng có những kiểu môi trường nào. b. Môi trường NĐ gió mùa có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp. c. Trình bày những biện pháp chủ yếu ở địa phương em đã làm để khắc phục những khó khăn đó. Đây là đề 1 của mk, rất tiếc là mk 0 có đề 2. Chúc bn thi tốtvui