mk thi rồi mk nghi đại khái nha
câu 1:a.Nêu đặc điềm hình thức của tục ngữ
b.Phân tích đặc điểm hình thức của tuc ngữ qua câu:đói cho sạch rách cho thơm
câu 2:a.nêu chuẩn mực sử dung từ
b.viết đoạn văn về mùa xuân rồi chỉ ra chuẩn mực sử dung từ trong đoạn văn
câu 3:phân tích tác dung biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn văn
"tự nhiên như thế ai cũng chuộng mùa xuân..........mê luyến mùa xuân"
(Mùa xuân của tôi-Vũ Bằng)
câu 4:viết bài văn nghị luận bàn về vai trò to lớn của viêc học
Câu 1 (4.0 điểm):
Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ sau:
CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh- Ngữ văn 7, tập I)
Câu 2 (6.0 điểm):
Cảm nhận của em về đoạn văn sau bằng một văn bản ngắn:
“Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
(Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng)
Câu 3 (10 điểm):
Trong văn bản “Lòng yêu nước” (Ngữ văn 6 – Tập 1), nhà văn I. Ê-ren-bua đã viết:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.”
Từ việc hiểu nội dung đoạn văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương đất nước.
bạn copy từ mạng về phải không, đề này mình lên mạng gặp bao lần rồi chả lẽ ko biết...
cậu cứ coppy thôi phúc à, chưa thi thì thôi, việc gì cậu phải đưa 1 đống đề lên thế...
Hoàng thị hà, thi lâu rồi nhưng lười ghi ra lắm!
đề thi huyện mk năm ngoái
câu 1
a.Bằng trí nhớ của mk em hãy ghi lại bai thơ cảnh khuya của HCM và cho biết bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào
b.Chỉ ra biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ và nêu ý nghĩa của biện pháp ấy?
Câu 2:
a.Văn bản cần phải mạch lạc.Vậy một văn bản có tính mạch lạc là văn bản thế nào?
b.Viết đoạn văn 5-6 dồng rồi chỉ rõ tính mạch lạc của đoạn văn em viết.
Câu 1 (2,0 điểm):
Chỉ và nêu hiệu quả của phép tu từ trong đoạn văn bản sau:
"Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân."
(Trích "Mùa xuân của tôi"-Vũ Bằng, SGK Ngữ văn 7, tập I)
Câu 2 (6,0 điểm):
Viết về người mẹ thân yêu của mình, nhà thơ Trương Nam Hương có những câu thơ:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Mẹ ơi, trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa.
("Trong lời mẹ hát")
Từ ý thơ trên và bằng tình cảm của mình, em hãy viết đoạn văn (khoảng 12 câu) với chủ đề: Tình mẹ
Câu 3 ( 12,0 điểm):
Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng: "Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội dung đặc sắc của ca dao".
Bằng các bài ca dao đã học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
------------------------------------Hết-----------------------------------------