Chuyền Đề: Thực vật
Chúng ta thường hay nói ở lá cây có màu xanh lục là do có diệp lục nhưng thực tế thì không phải lá nào cũng có màu xanh lục. Có những lá cây sinh ra đã có sắc màu khác ví dụ như màu đỏ,... hay theo mùa màu sắc của lá cũng thay đổi.
a) Giải thích tại sao lại có điều đó.
b) Biết rằng diệp lục là sắc tố có vai trò quan trọng trong quang hợp. Vậy ở những cây khác màu ấy có xảy ra quá trình quang hợp không?
c) Từ phân tích ở câu trên, hãy cho biết yếu tố nào quyết định đến màu sắc của lá mà mắt người có thể nhìn được? Giải thích
:") Theo Trend. Câu hỏi này không dễ đâu nên phần thưởng sẽ có thể từ 3 - 5 GP nếu có câu trả lời thực sự xuất sắc.
Mong mọi người ủng hộ. Have fun ~
a/Hình như là vào trời lạnh ,ánh sáng mặt trời ít ,dẫn tới không quang hợp được (Giống như bị cấm sờ vô internet ý nhỉ :)
=> HĐ SX dinh dưỡng bị ngừng (Tội mấy pé lá :V
Vậy Diệp lục sẽ bị bỏ đi để đỡ hao tổn năng lượng(sắp chết đói rùi đó :(
b/Hình như là không ạ vì đủ no thì đâu ai tiều tụy.Lá cũng thế ,đủ ăn thì cần gì vứt diệp lục .Để cho đẹp chớ :)
c/Diệp lục vì nó có màu xanh :)
Theo Hùng tìm hiểu :)
Tại sao lá cây có màu xanh?
Các phân tử tạo màu vàng và cam chính là ng nhân khiến cây đổi màu khí thay đổi khí hậu,mùa.
Lá cây phản ứng trc sự thay đổi nhiệt độ và ánh nắng mặt trời,tạo nên sựu ngừng giảm sản xuất diệp lục-chất tạo điều kiện cho cây bắt ánh sáng và tạo năng lượng
Khi diệp lục không sản xuất->Lá cây không xanh,đổi màu dần.
Khi chất diệp lục không còn, sắc tố màu vàng và màu da cam có cơ hội xuất hiện. Lá cây ngừng sản xuất diệp lục (chất tạo điều kiện cho cây bắt ánh sáng và tạo ra năng lượng), màu vàng sẽ nhanh chóng xuất hiện, vốn xuất phát từ sắc tố gọi là Carotinoids.
Lá vẫn tiếp tục tạo ra chất carotinoids sau khi chất diệp lục ngừng hoạt động, bởi sắc vàng này vẫn có thể giúp chúng hấp thụ thêm một chút năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời nữa.
Ngoài lá màu vàng, một số loài cây lại cho lá màu đỏ như cây phong lá đỏ . Màu đỏ này xuất phát từ sắc tố Anthocyanin, phức tạp hơn chút so với Carotinoids.
(nghe trl ngẩn thật :vv, sai hay đúng hả các bác :))
a) Giải thích tại sao lại có điều đó.
Lá cây có sắc màu khác như vàng, đỏ :Do thời tiết lạnh => Không đủ ánh sáng => Không quang hợp đc/quang hợp ít => Lá bị đổi màu
b) Biết rằng diệp lục là sắc tố có vai trò quan trọng trong quang hợp. Vậy ở những cây khác màu ấy có xảy ra quá trình quang hợp không?
Ở những cây khác màu ấy vẫn xảy ra quá trình quang hợp nhưng không nhiều (Vẫn còn chất diệp lục)
c) Từ phân tích ở câu trên, hãy cho biết yếu tố nào quyết định đến màu sắc của lá mà mắt người có thể nhìn được? Giải thích
Yếu tố quyết định đến màu sắc của lá mà mắt người có thể nhìn được là diệp lục (diệp lục càng nhiều thì lá càng có màu xanh)
a)Lục lạp như là một cỗ máy thu nhỏ hấp thu năng lượng mặt trời để sản sinh năng lượng cho cây. Cỗ máy này hoạt động một thời gian cũng trở nên cũ kỹ và được thay thế. Có 2 trường phái. Cây thường xanh thay thế lục lạp trên lá mỗi khi nó hết hạn sử dụng. Cây rụng lá theo mùa không thay thế lục lạp một cách đơn lẻ mà thay toàn bộ lá cây vào cuối mùa thu.
Vào đầu mùa thu, lá cây bắt đầu chuyển dần sang màu vàng hoặc đỏ vì diệp lục được cây thu lại. Sắc vàng hoặc đỏ cũng dần dần biến mất do các chất khác trên lá cũng dần dần được cây thu lại sau đó. Đến cuối mùa thu thì lá cây chỉ còn trơ lại màu nâu và rụng đi. Lá khô có màu nâu có lẽ là hỗn hợp màu của những gì còn sót lại trên lá.
Một ngoại lệ khác là một số cây có lá màu đỏ như cây phong, cây rau rền,…Vậy tại sao lá cây đó lại mang màu đỏ. Sở dĩ lá cây có màu đỏ là do nó chứa chất antocyan màu đỏdo tỷ lệ antocyan trong lá chiếm phần lớn vì vậy lấn át chất diệp lục trong lá.
b) Dù lá cây có màu đỏ hay xanh, thì tất cả các loại cây đều dùng dễ để hấp thụ các chất dinh dưỡng để nuôi cây, dùng lá để quang hợp và trao đổi chất. Vì vậy, dù đỏ hay xanh thì lá cây vẫn chứa chất diệp lục như thường.
c) Vào buổi sáng, ánh sáng mặt trời chiếu vào lá cây (có màu xanh). Sau khi truyền đến lá cây, ánh sáng lại phản xạ vào mắt ta, làm cho ta nhìn thấy được màu của lá cây (cụ thể ở đây là màu xanh).
Còn vào buổi tối, không có ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, vào một số buổi, ánh sáng mặt trời truyền vào mặt trăng, rồi từ mặt trăng phản xạ vào lá cây, cuối cùng phản xạ vào mắt ta, làm cho ta nhìn thấy được màu xanh của lá cây (nhưng chỉ nhìn thấy hơi mờ).
Chuyền Đề: Thực vật
Chúng ta thường hay nói ở lá cây có màu xanh lục là do có diệp lục nhưng thực tế thì không phải lá nào cũng có màu xanh lục. Có những lá cây sinh ra đã có sắc màu khác ví dụ như màu đỏ,... hay theo mùa màu sắc của lá cũng thay đổi.
a) Giải thích tại sao lại có điều đó.
Lá cây có màu xanh do trong quá trình quang hợp, có một vài thành phần đặc biệt giúp là có màu xanh. Tuy nhiên nếu chất diệp lục không còn hoạt động ( QH diễn ra kém ) → các loại lá chuyển từ màu xanh sang màu vàng. Một số cây thì sản xuất ra loại sắc tố anthocyanin khiến cho lá có màu đỏ,...Do đó không phải là lúc nào cũng có màu xanh :)
b) Biết rằng diệp lục là sắc tố có vai trò quan trọng trong quang hợp. Vậy ở những cây khác màu ấy có xảy ra quá trình quang hợp không?
Tuy rằng diệp lục là sắc tố có vai trò important, nhưng ở cây khác màu ấy vẫn xảy ra quá trình quang hợp. Chúng biến đổi để thích nghi với từng điều kiện sống khác nhau, biến đổi màu để hấp thụ ás tốt hơn. Ở đây lục lạp mới là yếu tố chính trong quá trình quang hợp ( chắc vậy đó :D)
c) Từ phân tích ở câu trên, hãy cho biết yếu tố nào quyết định đến màu sắc của lá mà mắt người có thể nhìn được? Giải thích
Do trong quá trình quang hợp, sự tham gia hấp thụ của màu xanh là ít nhất ( trong rất rất nhiều màu có trong lá cây), đồng thời yếu tố về % màu trong lá cũng khiến cho mắt ta nhìn thấy được màu xanh của lá cây.
Mình chốt nha
a)
-Diệp lục là sắc tố quan trong nhất quá trình quang hợp hay gọi nó đúng là chlorophyll. Nó có vai trò quan trọng trong việc hấp thụ quang năng. Nhưng không phải ở cây nào cũng chỉ có mỗi diệp lục
-Những cây sinh ra sẵn có màu sắc khác là vì hàm lượng các sắc tố với màu sắc khác lớn hơn so với chlorophyll nên nó sẽ có màu khác
-Còn những chiếc lá thay đổi theo mùa thì có thể do yếu tố mùa như nhiệt độ và ánh sáng thay đổi dẫn tới quá trình tổng hợp những sắc tố này bị gián đoạn hay có thể bị phân hủy
=>Hàm lượng các sắc tố trong lá thay đổi
=> Lá cây bị thay màu. Đến 1 giai đoạn không có sắc tố để thực hiện quang hợp lá yếu dần bị gió thổi rồi rụng xuống
Ví dụ: Lá có màu xanh đến mùa rụng lá thì nó dần ngả về màu vàng rồi dần sậm màu hơn...
b) Quá trình quang hợp vẫn diễn ra vì vẫn có hàm lượng Chlorophyll dù rất ít
c) Từ những yếu tố trên ta thấy: Yếu tố quyết định đến màu sắc của lá là hàm lượng các loại sắc tố quang hợp có trong lá
Giải thích:
-Ánh sáng hằng ngày chính là ánh sáng trắng. Nó là hỗn hợp tất cả các bước sóng khác nhau của ánh sáng nhìn thấy
-Các sắc tố quang hợp vai trò hấp thụ ánh sáng nên những bước sóng khác nhau này được hấp thụ.
-Ở mỗi sắc tố chỉ hấp thụ được những bước sóng khác nhau nhất định
Ví dụ: Chlorophyll hấp thụ tốt ánh sáng xanh tím và ánh sáng đỏ. Còn ánh sáng lục lại bị xuyên qua hoặc phản xạ lại ---> Ta thấy nó có màu xanh lục. Tương tự các sắc tố khác
Nhưng ở hầu hết loài thực vật, hàm lượng Chloropyll lớn cần thiết số quang hợp nên cây có màu xanh
-Ở những loại cây khác hàm lượng diệp lục ít chính là cơ hội để những sắc tố khác thể hiện bản thân :')
Cảm ơn mn đã ủng hộ hầu như ai cũng đúng cả nên mình xin tặng mỗi người 1 GP riêng bạn Khánh Huyền trl tương đối và nỗ lực nên 3 GP
Hùng Nguyễn rất quyết tâm 3GP nha :v
Tuy không là gì với nỗ lực mn bỏ ra nhưng cảm ơn mn :))
Nếu lần sau có đăng nữa mong mn vẫn tích cực như này ạ
a) Lục lạp như là một cỗ máy thu nhỏ hấp thu năng lượng mặt trời để sản sinh năng lượng cho cây. Cỗ máy này hoạt động một thời gian cũng trở nên cũ kỹ và được thay thế. Có 2 trường phái. Cây thường xanh thay thế lục lạp trên lá mỗi khi nó hết hạn sử dụng. Cây rụng lá theo mùa không thay thế lục lạp một cách đơn lẻ mà thay toàn bộ lá cây vào cuối mùa thu.
Vào đầu mùa thu, lá cây bắt đầu chuyển dần sang màu vàng hoặc đỏ vì diệp lục được cây thu lại. Sắc vàng hoặc đỏ cũng dần dần biến mất do các chất khác trên lá cũng dần dần được cây thu lại sau đó. Đến cuối mùa thu thì lá cây chỉ còn trơ lại màu nâu và rụng đi. Lá khô có màu nâu có lẽ là hỗn hợp màu của những gì còn sót lại trên lá.
Một ngoại lệ khác là một số cây có lá màu đỏ như cây phong, cây rau rền,…Vậy tại sao lá cây đó lại mang màu đỏ. Sở dĩ lá cây có màu đỏ là do nó chứa chất antocyan màu đỏ do tỷ lệ antocyan trong lá chiếm phần lớn vì vậy lấn át chất diệp lục trong lá.
b) Ở những cây màu khác vẫn xảy ra quá trình quang hợp nhưng ko nhiều (vẫn còn chất diệp lục).
c) Yếu tố quyết định đến màu sắc của lá mà mắt người có thể nhìn được là ánh sáng trắng của mặt trời và chất diệp lục. Chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng màu khác như màu đỏ và lam nhưng ko thu nhận màu xanh lục một phần là do quá trình quang hợp mà màu xanh là màu ít tham gia hấp thụ năng lượng nên nó phản màu xanh lục vào mắt ta nên chúng ta nhìn thấy lá có màu xanh lục.
a. Tại vì trong lá cây, chất diệp lục đã ngừng hoạt động
b. Ở các màu khác, cây vẫn diễn ra quá trình quang hợp vì màu sắc của chất diệp lục không ảnh hưởng đến chức năng của nó
c. Yếu tố quyết định đến màu mà mắt chúng ta thấy là màu sắc trong diệp lục, màu nào chiếm tỉ lệ % cao và nổi trội thì đó là màu mà mắt ta thấy
bắt trend thôi chứ chả biết đúng k, mà lỡ đúng thì kêu e xóa nhé! :)))