Câu 1: Tại sao ở một số loài như chim cu gáy, chim bồ câu,...thường xuyên giao phối gần nhưng không bị thoái hóa?
A Vì chúng có những gen đặc biệt có khả năng kìm hãm tác hại của những cặp gen lặn gây hại.
B Vì chúng có những gen gây hại đã làm mất khả năng hình thành hợp tử.
C Vì chúng là những loài sinh vật đặc biệt không chịu sự chi phối của các qui luật di truyền.
D Vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng.
Câu 2: Biểu hiện của thoái hoá giống là:
A Năng suất thu hoạch luôn được tăng lên.
B Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ chúng.
C Con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ.
D Con lai có sức sống kém dần.
Câu 3: Hiện tượng dưới đây thường xuất hiện do giao phối gần là
A Con ở đời F1 luôn có các đặc điểm tốt.
B Con luôn có nguồn gen tốt của bố mẹ.
C Xuất hiện quái thái, dị tật ở con.
D Con thường sinh trưởng tốt hơn bố mẹ.
Câu 4:Qua các thế hệ tự thụ phấn hay giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào?
A Tỉ lệ thể đồng hợp (AA, aa) giảm dần, tỉ lệ thể dị hợp (Aa) tăng lên.
B Tỉ lệ thể đồng hợp (AA, aa) tương đương tỉ lệ thể dị hợp (Aa).
C Tỉ lệ thể đồng hợp (AA, aa) tăng lên, tỉ lệ thể dị hợp (Aa) giảm dần.
D Tỉ lệ thể đồng hợp (AA, aa) giảm dần, tỉ lệ thể dị hợp (Aa) không thay đổi.
Câu 5: Giao phối gần (giao phối cận huyết) là:
A Giao phối giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau.
B Lai giữa các cây có cùng kiểu gen.
C Giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ hoặc giữa con cái với bố hoặc mẹ.
D Giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ.
Câu 6:Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa:
Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen gần giống nhau.
Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau.
Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau và mang kiểu gen khác nhau.
Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây.
Câu 7: Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, trải qua một thế hệ tự thụ phấn bắt buộc thì tỉ lệ của thể dị hợp còn lại của thế hệ lai F1 là
100%
50%
25%
20%
Câu 8:Hiện tượng xuất hiện ở thế hệ sau nếu thực hiện tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn là:
Sinh trưởng và phát triển chậm, bộc lộ tính trạng xấu.
Cho năng suất cao hơn thế hệ trước.
Con cháu xuất hiện ngày càng đông, có nhiều kiểu gen, kiểu hình.
Có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường.
trong trường hợp một gen qui định một tính trạng và tính trạng trội thì trội hoàn toàn so với tính trạng lặn,nếu đem cá thể có kiểu gen AaBb lai phân tích thì kết quả có gì khác so với đem cá thể có kiểu gen AB/ab lai phân tích
Khi khảo sát tính trạng hình dạng quả do 1 gen quy định, người ta đem lai giữa cây quả tròn với cây quả bầu thu đc F1 đồng loạt có quả tròn.
a,từ kết quả trên ta có thể kết luận được điều gì.cho biết biết kết quả của F2?
b,dựa vào kiểu hình cây quả tròn đời F2 ta có thể biết chắc chắn kiểu gen của chúng hay không? Vì sao?hãy nêu phương pháp xác định kiểu gen của chúng?
a, Ở một loài thực vật gen A quy định tính trạng thân cao, gen a quy định tính trạng thân thấp, gen B quy định tính trạng quả tròn, gen b quy định tính trạng quả dài. Hãy viết tất cả các kiểu gen có thể có của cây thân cao, quả tròn. Biết 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng nằm trên cùng 1 cặp nhiễm sắc thể.
b) Cho lai giữa 2 cá thể có kiểu gen
P: (Thân cao, hoa trắng) x
(Thân thấp, hoa đỏ)
Hãy xác định tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời F1. Biết rằng 1 gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn.
Câu 17: Điểm giống nhau giữa NST thường và NST giới tính là:
1. Đều mang gen quy định tính trạng thường.
2. Đều có thành phần hoá học chủ yếu là prôtêin và ADN.
3. Đều ảnh hường đến sự xác định giới tính.
4. Đều có cá khả năng nhân đôi, phân li và tổ hợp cũng như biến đổi hình thái trong chu kì phân bào.
5. Đều có thể bị biến đổi cấu trúc và số lượng.
Số phương án đúng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
ở người gen b gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường , gen B tương ứng không gây bệnh bạch tạng. trong trường hợp không phát sinh thêm đột biến mới
a) bố mẹ phải có kiểu gen, kiểu hình như thế nào để sinh ra các con đều không bị bạch tạng
b) bố và mẹ phải có kiểu gen, kiểu hình như thế nào để sinh ra một con bị bạch tạng và một con không bị bạch tạng
Đem lai giữa bố, mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp gen tương phản thu đc F1 đồng loạt xuất hiện cây quả tròn, mùi thơm cho F1 tự thụ phấn nhận đc F2 có 4000 nghìn cây gồm 4 kiểu hình trong đó kiểu hình quả dài, mùi thơm chiếm số lượng 750 cây biết tương phản với tính trạng quả thơm là ko thơm.
1,Quy luật di truyền nào đã chi phối phép lai trên.
2,Xác định kiểu gen của P và lập sơ đồ lai từ P đến F2.
3,Mỗi kiểu hình còn lại của F2 có bao nhiêu ca thể.
4,Nêu cách xác định kiểu gen cây quả tròn có mùi thơm ở đời F2.
Ở một loài thực vật tính trạng thân cao (do gen A quy định) là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp (do gen a quy định). Một bạn nói rằng : khi cho thụ phấn giữa 2 cây thân cao đều có kiểu gen dị hợp thì tỉ lệ trung bình ở đời con luôn xấp xỉ 3 cao:1 thấp. Em có đồng ý với ý kiến này ko? vì sao?
Ở cà chua, gen A quy định tính trạng quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng quả màu vàng, Gen B quy định tính trạng quả tròn là trội hoàn toàn so với gen b quy định quả bầu dục. Các gen này phân ly độc lập, nằm trên NST thường. Hãy cho biết có thể tìm được bao nhiêu kiểu gen P để F1 thu đc các tỉ lệ phân li kiểu hình sau. với mỗi TH viết 1 sơ đồ lao
a) Thu đc 2 loại kiểu hình với tỉ lệ phân li là 3:1
b) Thu đc 4 loại kiểu hình