Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Chu Huong

chứng minh tục ngữ ca ngợi, đề cao giá trị của con người

Kiều Trang
13 tháng 5 2020 lúc 22:16

đề không rõ ràng, bn bổ sung đề nhé!

Kiều Trang
13 tháng 5 2020 lúc 22:28
Tham khảo:

Các câu tục ngữ của ông cha ta truyền lại thực sự sâu sắc, nó là lời nhắc nhở chung đối với mọi người trong việc nhận thức, đánh giá thế giới quanh mình, kể cả con người; đặc biệt là cho những ai có thói quen mới tiếp xúc, công tác với người khác được một thời gian không lâu, thậm chí là quá ngắn ngủi đã vội đưa ra những nhận xét không đúng về phẩm chất đạo đức của họ. Những ai có phần vội vàng như thế trong đánh giá, nhận xét con người nói chung, phẩm chất đạo đức của con người nói riêng thì thường sớm có lời khen rồi lại nhanh có sự chê bai, cái chính đều do mình phát ngôn trước đó. Nói tóm lại, để kiểm định được phẩm chất đạo đức của con người một cách chính xác thì cần phải có thời gian. Câu tục ngữ đã dẫn ở trên là một triết lý mang tính khái quát và có giá trị chỉ dẫn cho chúng ta trong việc xem xét, kiểm định đạo đức của con người.

Nguyễn Huyền Trâm
13 tháng 5 2020 lúc 22:58

Tham khảo :

Tục ngữ không chỉ cho ta những kinh nghiệm của cuộc sống, cho ta những bài học quý báu mà nó còn tôn vinh đề cao giá trị của con người. Điển hình hơn là câu tục ngữ ” Một mặt người bằng mười mặt của”. với phép so sánh, hình ảnh hoán dụ sinh động, câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng đã nêu lên một ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là giá trị con người là thứ vô cùng quý giá, vượt qua mọi vật chất thông thường, câu tục ngữ còn khéo léo phê phán những kẻ coi trọng vật chất mà quên đi giá trị sâu sắc của con người.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, không ít người vì bị mờ mắt trước ma lực của đồng tiền mà đánh mất đi phẩm chất quý báu của mình. Đó là điều vô cùng đáng thất vọng. Câu tục ngữ mỗi lần vang lên đều như hồi chuông cảnh tỉnh nhắc nhở ta phải bảo vệ, yêu quý và trân trọng con người, không để bảo bối quý giá ấy bị đánh mất.

Nguyễn Huyền Trâm
13 tháng 5 2020 lúc 22:59

Tham khảo :

“Giá trị của con người”- Khái niệm đó đã được người xưa hiểu từ rất lâu đời. Những nhà trí thức thời xưa thì đã có óc nhận xét, phân tích sâu sắc và thể hiện dưới những lời ca, truyền từ đời này sang đời khác.

Trong kho tàng văn học Việt Nam, để thể hiện giá trị của con người thì có vô số tục ngữ, ca dao. Nhưng có một câu tục ngữ thể hiện điều đó lại mang một hình thức ẩn dụ, rất sâu sắc khiến người đọc phải tò mò mà ngẫm nghĩ, nhẹ nhàng mà thấm thía các ý sâu xa. Đó chính là câu tục ngữ “Người ta là hoa đất”.

Câu tục ngữ có 5 chữ nhưng mang nhiều điều hàm ẩn, hình ảnh hoa là một thứ đẹp đẽ, thuần tuý, là kết tinh tạo hoá ban tặng mang một hương thơm nồng nàn, một vẻ đẹp kiều diễm. Vậy thì hoa đất là gì? Hoa đất chính là mạch sống của đất trời, cũng có thể nói hoa đất chính là con người. Tại sao vậy? Con người là một sinh vật hoàn hảo của vũ trụ. Con người có hình thể, bản năng và trí tuệ - đó chính là thứ vũ khí mạnh nhất. Trí tuệ đã đem lại cho con người sự tìm tòi khám phá, những kiến thức khoa học tạo nên những bước ngoặt thành đạt thật đáng khâm phục. Con người có thể xây nên những toà tháp có giá trị cả về kinh tế lẫn lịch sử, những máy móc hiện đại để phục vụ con người. Những nền văn minh từ cổ đại tới hiện đại đều do một tay con người tạo ra.

Trong quá trình đấu tranh thiên nhiên, bạt núi, ngăn sông, khai khẩn đất hoang, con người đã tin ở trí thông minh và sức lực của mình, con người đã đứng lên xây dựng một xã hội, một tinh cầu văn minh. Câu tục ngữ trên đã khẳng định điều đó. Dường như mọi tinh hoa, vẻ đẹp đều hội tụ vào con người. Và nó còn đẹp trong lòng yêu thương của mỗi cá nhân. Sự gắn bó đi kèm với ý chí chính là thứ để con người trường tồn cùng thời gian. Con người không chỉ là tâm điểm của trái đất mà còn là tâm điểm của vũ trụ, Từ xa xưa, con người đã biết dựa vào nhau để sống, đã biết trao đổi của cải vật chất. Trải theo cùng năm tháng, thời gian thì những bông hoa đất đó đã tạo nên được những thành tựu như ngày nay. Tất cả những điều đó đều thể hiện con người là ngọn đèn bất diệt.
Không đâu xa lạ, ngay trên đất Việt Nam này, nhân dân ta đã phấn đấu xây dựng đất nước mình suốt từ Bắc chí Nam. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã làm cho đất nước càng tươi đẹp. Nhân dân ta có mối tình cao cả, đoàn kết anh em từ miền ngược tới miền xuôi. Các Vua Hùng có công dựng nước, nhân dân mọi thời có công giữ nước. Những vị danh nhân, những nhà thành đạt toả sáng trên đường đời. Những điều đó phần nào đã làm sáng tỏ được câu tục ngữ trên.

Thời xưa ông cha ta có những lối suy nghĩ và câu từ giản dị nhưng nó chứa đựng biết bao nhiêu điều mà khiến chúng ta ngày nay thấm thía, cảm nhận mãi mà vẫn chưa thể lĩnh hội hết được. Câu tục ngữ trên là một điển hình rõ nét. Có thể nói câu tục ngữ này mang nhiều ý tứ sâu xa nhưng đúc kết lại bài học của nó là sự trân trọng về giá trị con người. Đó không chỉ là một lời ca ngợi mà còn là một sự khẳng định, một luận điểm đúng đắn sôi nổi thu hút nhiều suy nghĩ của những người xung quanh.


Các câu hỏi tương tự
LiLy Nguyễn ( LoVeLy ArM...
Xem chi tiết
Trần Thị Phú An
Xem chi tiết
Chu Huong
Xem chi tiết
Trương Thị Hương Giang
Xem chi tiết
Phạm Hương Giang
Xem chi tiết
Nguyen Bui Viet Hoang
Xem chi tiết
Lục Thiên Hy
Xem chi tiết
Ice Tea
Xem chi tiết
kill_or_cute
Xem chi tiết