Văn mẫu lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Chu Diệu Linh

Chứng minh rằng tục ngữ là túi khôn của nhân loại đúc kết kinh nghiệm của người xưa, thiên nhiên và lao đông sản xuất

( ko chép mạng mà chép sách giải)

Đỗ Nguyễn Đức Trung
29 tháng 1 2018 lúc 20:54

Trong đời sống, lao động học tập, ông cha ta – những thế hệ đi trước đã có những kinh nghiệm, những đúc kết lâu đời mà nó đã được khẳng định, liên hệ với thực tế qua nhiều thế hệ. Những đúc kết, kinh nghiệm đó đã được thể hiện dưới những câu nói hằng ngày, mang tính chất đơn giản. Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo của nhân dân, những câu nói thường ngày đó đã được thể hiện, bộc lộ dưới những câu từ vần điệu, âm sắc, ngắn gọn, giàu hình ảnh và có tính biểu trưng cao, phổ biến trong nhân gian. Đó chính là những “túi khôn” giúp chúng ta vận dụng trong đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng như lời gợi ý, sự trợ giúp giúp chúng ta có thể định hướng được con đường đúng đắn, hợp lí nhất. Tục ngữ dân gian Việt Nam được chia làm nhiều nhóm như tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất ; tục ngữ về con người xã hội… Nó phản ánh chung về những kinh nghiệm, luân lí, công lí, cũng có khi là sự phê phán.

Trong lao động, lí trí của con người đã được tôi luyện, con người đã biết phân biệt cái tốt, điều xấu, ý thức được về thẩm mỹ. Những sáng tác dân gian truyền miệng sâu lắng, những tư tưởng, quan điểm mà dân gian ta gửi gắm vào đó, chúng chính là những suy nghĩ, những điều thấm thía mà ông cha ta đã cảm nhận được. Thời xưa, tuy chưa có khoa học, nhưng bằng kinh nghiệm, tổ tiên chúng ta cũng đã nắm được trong một chừng mực nhất định quy luật của thiên nhiên.

Giữa người với người xuất hiện những câu tục ngữ rút ra ở sinh hoạt, có tính chất nhận xét, giải thích, khuyên răn, theo một luân lí và thế giới quan cảm nhất định.

Trong những việc đối nhân, xử thế, những người có trí thức thời xưa thường mượn những lời lẽ thánh hiền hoặc của những bậc cao nhân được trọng vọng để củng cố, khẳng định ý kiến, đề nghị của mình. Trong trường hợp ấy, những người lao động không có sách vở, họ chỉ biết dựa vào những thực tế, nói lên những câu tục ngữ là người nghe sẽ đồng tình, vì đó là ý kiến tập thể chung đúc lại. Tục ngữ được cấu tạo nên bởi lí trí nhiều hơn là cảm xúc. Tư tưởng trong tục ngữ là những tư tưởng hùng hồn, đanh thép, sắc bén, nhạy cảm nhưng cũng có lúc mềm dẻo, yểu điệu nhưng vẫn thể hiện được tinh thần cương trực biết dựa vào lẽ phải. Thanh điệu trong tục ngữ luôn luôn có, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và một trong những hình thức thể hiện là vần. Vần trong tục ngữ thường là vần lưng tức vần giữa câu. Ví dụ:

Bút sa gà chết
Có tật giật mình.
Những câu năm chữ:
Cơm treo, mèo nhịn đói
Việc bé, xé ra to.

Những câu sáu chữ:

Một điều nhịn, chín điều lành

Hay những câu nhiều chữ, có vần cách nhau hai ba chữ như:

Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con
Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm.

Đi sâu vào một vấn đề ta mới thấy được ý nghĩa của tục ngữ.

Chẳng hạn trong vấn đề về thiên nhiên, phần nhiều các câu tục ngữ đều được dựa trên những hiện tượng thường xuyên của tự nhiên như sự vận động của Trái đất, của gió, của nắng mưa, bão táp, các hiện tượng xảy ra trong ngày, trong năm, trong tháng, trong mùa.

Ví dụ “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”, trong thực tế vào tháng bảy, tháng tám ở Bắc bộ thường xẩy ra những trận bão lụt, kiến là một loài nhạy cảm với thời tiết nên dự cảm trước, chúng bò lên cao, tránh chỗ thấp để không bị lụt cuốn trôi, ổn định được đời sống, và khi lụt xong đất ẩm, dễ đào lại tổ.

Hay câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Theo tự nhiên hay sự vận động của Trái Đất quanh mặt trời và quay quanh trục, vào tháng năm, tháng mười, từng bộ phận, toạ độ trên trái đất có góc chiếu từ mặt trời đến lớn hoặc nhỏ, hơn nữa còn phụ thuộc vào nửa cầu nào ngả về phía mặt trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt nên dẫn đến các hệ quả là đêm, ngày, ngắn hoặc dài. Tuy nhiên ngày xưa, ông cha ta chỉ biết dựa theo những quy luật, những điều xảy ra mà mắt thấy, tai nghe mà phát thành lời. Do đó mà mới có câu tục ngữ trên.

Nói chung những câu tục ngữ không mang ý kiến của một riêng ai, nó không mang một tính chất, một đặc điểm của bất cứ một cá nhân nào, nó thể hiện những vấn đề trong xã hội, đề cập về nhiều mặt, nó còn như một hành trang kiến thức, một kiểu thể loại văn học dân gian, công chúng do thế hệ trước hay nói cụ thể hơn là ông cha ta để lại giúp chúng ta có thể sử dụng như một công cụ hữu ích về tinh thần, ý tưởng. Xét cho cùng tục ngữ có hình thức và nội dung cực kì hoàn hảo, vừa cân đối, hài hoà, lại vừa mang tính chất dân gian, dễ hiểu, gần gũi với đời thường. Có những câu tục ngữ chỉ hiểu theo nghĩa đen tức là nghĩa của chúng được cấu thành dựa trên nghĩa của từng từ tạo nên nó. Nhưng cũng có những câu tục ngữ lại được hiểu theo nghĩa bóng tức là thông qua một số sự vật, hình ảnh, thường là những sự vật tiêu biểu, phổ biến để ẩn ý, làm người nghe phải suy nghĩ, liên tưởng đến một vấn đề nào đó có nghĩa tương đồng, nó thể sử dụng vào một số trường hợp tế nhị, khó nói hoặc nhắc khéo để dạy bảo, khuyên răn một vấn đề, lĩnh vực nào đấykhiến người khác không bị tổn thương, xấu mặt, mất danh dự. Tục ngữ còn được sử dụng trong những lối chơi chữ, đối nghĩa, những câu thơ mang tính đối đáp. Có những câu tục ngữ vừa đọc ta có thể cảm nhận được nghĩa chúng ngược nhau nhưng thực chất là chúng bổ sung, nâng đỡ, tôn nhau, làm hoàn chỉnh nhau và mỗi câu tục ngữ đều khẳng định nổi bật, nâng cao tầm quan trọng vấn đề về một mặt, một lĩnh vực nào đó. Ví dụ hai câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” và câu “Học thầy không tày học bạn”. Câu đầu tiên khẳng định tầm quan trọng của người thầy trong con đường học tập của học sinh nhưng trong thực tế có một số trường hợp chúng ta ngại hỏi thầy mà khi hỏi bạn thì trạng thái sẽ được thoải mái, tự tin, xem xét kĩ mọi vấn đề mà không sợ ảnh hưởng đến những vấn đề tế nhị. Câu thứ hai đã đề cập và giải thích điều đó. Nói chung cả hai câu tục ngữ trên đều khuyên răn sự học hỏi, cần cù, hãy biết kết bạn, mở rộng quan hệ để đạt được mục đích một cách tối ưu nhất. Chính vì vậy có câu “tục ngữ là túi khôn” quả không sai. Khi đọc tục ngữ, chúng ta cần thấm thía, cảm nhận từng từ, từng ý nghĩa mà nó đem lại, hãy biết tổng hợp, phân tích để có thể cảm thụ được câu tục ngữ đó một cách vĩ mô, tổng thể nhất. Có thể nói tục ngữ như một tác phẩm, một ngọn đèn chân lí của xã hội, cộng đồng mà luôn tồn tại, bất diệt, song hành cùng thời gian và trí tuệ con người.

Từ khóa tìm kiếm nhiều:

Viết đoạn văn nghị luận khoảng một trang giấy với luận điểm Tục ngữ là túi khôn của dân gian trong đoạn văn dùng câu mở rộng bằng cụm chủ vị chứng minh tục ngữ là túi khôn của dân gian dàn bài có nguoi noi tuc ngu là tui khôn dân gian dàn ý chứng minh tục ngữ là túi khôn của dân gian em hãy viết đoạn văn khoảng 2 trang làm sáng tỏ nhật định tục ngữ là túi khôn dân gian Bài Viết Liên Quan: Cảm nghĩ về thầy cô giáo những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai Giải thích câu tục ngữ ”Đói cho sạch, rách cho thơm” Cảm nghĩ về khu vườn nhà em Giải thích câu nói của Lênin: “Học, học nữa, học mãi” Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Êt-môn-đo đờ A-mi-xi. Sau khi kết thúc cuộc phiêu lưu, Dế Trũi viết thư cho bạn có nhận xét: Mèn là một người bạn tốt, luôn quan tâm đến bạn, thủy chung với bạn. Em hãy thay mặt Dế Trũi viết tiếp bức thư trên chứng minh nhận xét đó. Chứng minh rằng trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị ngờ oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang tàn ác khinh rẻ. Trong Bài ca vỡ đất, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết: “Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” Dựa vào sự hiểu biết của em về những thành tựu của quê hương, đất nước do bàn tay lao dộng của con người tạo nên, em hãy làm sáng tò ý thơ trên. Chia sẻ bài viết: <div class="fb-comments fb_iframe_widget fb_iframe_widget_fluid" "data-href="https://hocsinhgioi.com/chung-minh-tuc-ngu-la-tui-khon-kho-bau-cua-cha-ong-ta" data-width="100%" data-num-posts="8" fb-xfbml-state="rendered" > Có thể bạn quan tâm: Học sinh giỏi Giải thích câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân Học sinh giỏi Nét nổi bật ở chị Dậu là tấm lòng thương con, yêu chồng tha thiết, là tính vị tha và đức hi sinh. Dựa vào đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Học sinh giỏi Trời đang nắng bỗng đổ trận mưa rào. Em hãy tả cảnh đó Học sinh giỏi Chứng minh rằng: Bảo vệ nguồn nước sạch là bảo vệ cuộc sống con người. TIN NỔI BẬT by Mgid Chỉ cần sử dụng trước khi ngủ và mùi hôi miệng vĩnh viễn biến mất Cách chữa hôi miệng nhanh nhất không phải ai cũng biết Mẹo đơn giản này làm tan mỡ bụng qua đêm (Hãy thử tối nay) Hậu quả không lường của triệu chứng hôi miệng

Search

NHIỀU NGƯỜI ĐỌC by Mgid Cách chữa hôi miệng nhanh nhất không phải ai cũng biết Chỉ cần sử dụng trước khi ngủ và mùi hôi miệng vĩnh viễn biến mất Các đại gia che dấu không để mọi người biết về cách kiếm tiền này Mẹo đơn giản này làm tan mỡ bụng qua đêm (Hãy thử tối nay) TỪ KHÓA TÌM KIẾM viết đoạn văn ngắn suy nghĩ về cau tục ngữ đói cho sạch rách cho thonq ke ten nhung qua va hat tu phat tan ma em biet tiến trình cách mạng tháng 8 tả lợi ích của cây chuối lớp 4 cach khac phuc roi chi duô NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM hãy nêu quá trình trao đổi chất ở người https://hocsinhgioi com/phan-biet-tap-tinh-bam-sinh-va-tap-tinh-hoc-duoc liệt kê các sự kiện tiêu biểu của cách mạng nhung vi du ve viec xay dung nep song van hoa thuận lợi và khó khăn của việt nam khi gia nhập asean FANPAGE WEBSITE LIÊN KẾT Giáo viên văn Mẹo vặt đời sống Tri thức hay Bài làm văn Cách nấu ăn Kênh trẻ em


Các câu hỏi tương tự
Chu Diệu Linh
Xem chi tiết
hoang anh
Xem chi tiết
hoang anh
Xem chi tiết
Trần Nam Khang
Xem chi tiết
trần châu
Xem chi tiết
hoàng thị yến chi
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Bách
Xem chi tiết
hoang anh
Xem chi tiết
trần thanh lam
Xem chi tiết