Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
lê thị thanh hằng 23

chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân viết thân bài

Nguyen
5 tháng 3 2019 lúc 10:14

"Lời nói gói vàng". Xưa kia ông cha ta đã biết trân trọng lời nói của mình và đề cao giá trị của nó. Nhưng ngày này, trọng lượng của lời nói ấy bị giảm đi rất nhiều và gây ra một vấn đề đó chính là "nói dối". Lời nói dối đã trở thành một tật xấu của con người hiện nay.

Lời nói của mỗi người đó chính là phát ngôn cho những suy nghĩ, quan điểm, tình cảm của chính họ. Lời nói là phương tiện biểu đạt tâm hồn của con người. Người ta đến với nhau, ban đầu họ giao tiếp bằng ngôn ngữ và sau đó là cảm nhận bằng tâm hồn. Như vậy lời nói trở thành "công cụ" rất quan trọng trong đời sống của con người. Ấy vậy mà, người ta vẫn lợi dụng " công cụ" đó, bóp méo nó và làm cho nó trở thành lời nói dối. Nói dối là cách nói không đúng sự thật, người phát ngôn ra chúng nhằm mục đích che dấu chân tướng, sự thật và để bao biện cho những hàng động xấu phục vụ mục đích của bản thân. Lời nói dối từ ngày xưa đã đi vào trong những câu tục ngữ của ông cha nhằm chế giễu và cảnh tỉnh con người không mắc phải những sai lầm ấy. Ngày nay, chúng càng trở nên nghiêm trọng hơn mà con người lại không nhận thức được hết những tác hại khôn lường của nó cả về bề nổi lẫn cái sâu xa.

Khi một người nói dối, trước hết họ đang đi ngược lại với chính lương tâm của mình. Trong lòng họ nghĩ kiểu này nhưng khi nói ra lại một kiểu khác, điều này sẽ khiến chính chúng ta cảm thấy hổ thẹn và bứt dứt với chính mình. Có người lại nói sai, truyền đạt sai lệch tính chất của sự việc hay tình huống làm người khác hiểu nhầm và gây ra nhiều những tác động tiêu cực. Trước hết, nếu nói dối như vậy, chúng ta sẽ đánh mất lòng tin của mọi người. Các bạn còn nhớ câu chuyện về anh chăn cừu lừa phỉnh dân làng là đàn cừu của anh ta bị sói ăn mất để trêu đùa người dân hết lần này đến lần khác, và rồi khi sói đến thật, chả còn ai tin và giúp anh ta nữa. Có lẽ, sau lần ấy anh ta đã phải trả giá cho lời nói dối tưởng chừng như vô hại của mình bằng cả một đàn cừu . Nói dối, không chỉ là mất đi tiền bạc vật chất , nó khiến chúng ta đánh mất nhiều thứ hơn cả lòng tin đó chính là sự tôn trọng. Lúc ấy, lời nói của ta sẽ mất trọng lượng, rồi chẳng còn ai nghe chúng ta nói, tin chúng ta làm. Đó là một sự bất lương của con người. Khi ta nói dối, ta mất sự thiện lương và trung thực, mất lòng tin và cả sự kính trọng của mọi người dành cho bản thân mình. Hơn thế, lời nói dối đôi khi khiến chúng ta mất cả tình yêu thương bởi không một tình yêu nào trên thế gian là không cần sự trân thành và thủy chung. Hết lần này đến lần khác, ta lừa dối những người yêu thương mình rồi đến một ngày, họ sẽ không còn tin tưởng thậm chí rời xa ta vì bị tổn thương bởi sự lừa lọc và dối trá.

Trong cuộc sống hiện đại, lời nói dối trờ thành một thứ rất phổ biến. Người dối người, vì lời ích mà lừa lọc. Bao người bán hàng đã tâng bốc những món hàng của mình với khách hàng nhưng thực chất giá trị sử dụng của nó không được như vậy. Có biết bao nhiêu vụ lừa đảo trắng trợn để chiếm đoạt tài sản của người khác. Trong một ngày ta đếm không hết hàng tỉ những lời nói dối của con người. Họ biến lời nói dối thành câu cửa miệng, thành những công cụ để kiếm ăn. Còn chúng ta? Những thế hệ tương lai của đất nước nên làm gì để khắc phục những lời nói dối ấy? Trước hết hãy sống thật với chính mình, đừng đi trái với lương tâm để rồi lòng mình trở nên hèn mọn. Mỗi người hãy rèn luyện cho mình đức tính trung thực để không bị sa ngã, không hạ thấp giá trị của lời nói khiến chúng mất trọng lượng. Hãy cảnh tỉnh những kẻ gian dối, cho họ biết lời nói của họ nguy hiểm nhường nào.

Trong thực tế, đôi khi không phải lời nói dối nào cũng có hại ngược lại nó còn khiến con người trở nên mạnh mẽ, hướng đến ánh sáng và làm những điều có ích hơn. Tuy vậy, ranh giới của chúng thật mong manh, mỗi con người nên tự chủ trước những lời nói dối ấy.

Như vậy, nói dối có tác hại rất lớn đối với con người. Chúng ta có thể đạt được mục đích hiện tại nhưng lại để lại những hậu quả, những vết sẹo lớn mãi về sau. Các bạn, đừng nói dối và hãy sống chân thành.

Nguyen
5 tháng 3 2019 lúc 10:15

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã từng nói rằng: “Bất cứ sự dối giá nào cũng đều phải trả giá cả, làm sao khác được”. Trong cuộc sống, chúng ta yêu mến và đề cao sự trung thực bao nhiêu thì căm ghét và phê phán sự giả dối bấy nhiêu. Nói dối chính là một trong những tật xấu cố hữu của con người. Chẳng ai trong chúng ta có thể khẳng định: tôi chưa từng nói dối. Tuy nhiên, những hậu quả của nó thì không mấy ai có thể nhận thức hết được.

Nói dối là nói ra những lời không thật lòng, không trung thực hay tự bịa ra một sự việc, một câu chuyện nào đó. Những lời nói dối dù là vô tình hay cố ý đều gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, mà trước nhất đó chính là bản thân người nói dối, cụ thể hơn là nhân cách, uy tín của họ.

Nói dối gây mất niềm tin giữa người với người, phá hỏng hoặc làm xấu đi các mối quan hệ. Nhân cách của người nói dối trong mắt người khác cũng trở nên méo mó, dị dạng. Những lời nói dối ban đầu có thể đánh lừa người khác nhưng cái kim trong bọc lâu ngày rồi sẽ lộ ra, đến lúc ấy, chả những lời nói dối của bạn mà toàn bộ con người bạn cũng sẽ bị nghi ngờ. Lại có những người thường xuyên nói dối, nói dối đã trở thành thói quen của họ. Niềm tin mà người khác dành cho họ đã không còn nguyên vẹn như lúc đầu nữa, khi mà nó đã bị những lời nói dối xen vào và hủy hoại. Chắc ai cũng đã từng nghe câu chuyện ngụ ngôn về chú bé chăn cừu. Vì buồn chán, cậu thường trêu mọi người bằng cách hô to lên rằng có sói tấn công cừu. Tưởng rằng có sói đến thật, những người nông dân làm ở gần đấy vội vã chạy đến giúp cậu đuổi sói. Cậu lừa được mọi người lần một, rồi lần hai. Đến lần thứ ba, cũng là lần sói thực sự xuất hiện, cậu gắng sức gọi mọi người đến giúp nhưng ai cũng cho là trò đùa như những lần trước nên chẳng một ai giúp cậu đuổi sói. Kết quả thì như chúng ta đã biết, đàn cừu của cậu bị sói xơi sạch.

Khác với những lời nói dối vô hại, có những người nói dối để đánh lừa người khác, nhằm đạt được mục đích của mình. Trong học hành, thi cử, người học sinh muốn đạt điểm cao thì phải lừa thầy dối bạn bằng cách quay cóp, chép phao thi. Trong kinh doanh, muốn có lợi nhuận cao thì người sản xuất lừa dối người tiêu dùng bằng cách bán cho họ những sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái. Nói dối trong những trường hợp trên đều để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Với người học sinh thì bị xấu đi về đạo đức, nhân cách. Với người kinh doanh thì bị mất niềm tin, uy tín.

Nói dối bao giờ cũng là không nên, nhưng trong một số trường hợp, nói dối không hẳn là xấu hoàn toàn. Ví dụ như một bác sĩ nói dối bệnh nhân về tình hình sức khỏe của họ để họ có thể lạc quan, yêu đời hơn. Một người mẹ nói dối để tránh cho con trẻ phải đối mặt với sự thật phũ phàng, hủy hoại đi sự ngây thơ, trong trắng của chúng. Lời nói dối trong những trường hợp khác nhau sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, để duy trì mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài, chúng ta nên tránh nói dối hết mức có thể.

Nhà phật có câu: “Người nói dối cũng giống như nước rửa chân không thể dùng uống được”. Những lời nói không chỉ hại người mà còn hại chính mình. Nói dối không bao giờ mang lại kết quả gì tốt đẹp, chỉ khi ta thành thật với nhau và với chính mình mới có thể thực sự bình an trong tâm hồn.

Việc nói dối trong đa số các trường hợp đều không tốt và thường nói dối vì những mục đích nào đó để đánh lừa người quen. Mặc dù đôi khi nói dối cũng tốt kể cả cho người nói và người nghe, nhưng đa số các trường hợp nói dối không tốt gây 1 tâm lý nặng trĩu khi luôn phải suy nghĩ mình nói dối sao để ứng phó lại làm tâm hồn không được nhẹ nhàng. Vì thế các bạn nên hạn chế nói dối mà hãy nói thẳng. Thà mất lòng trước được lòng sau còn hơn

Thời Sênh
5 tháng 3 2019 lúc 10:52

Nói dối là nói sai sự thật, cố ý làm người khác hiểu lầm sự thật. Nói dối là hành động không trung thực, là căn bệnh của nhiều phần tử trong xã hội ngày nay. Bất kỳ đối tượng nào, lứa tuổi nào cũng có thể nói dối. Nói dối thực sự có hại cho chính bản thân.

“Giấy không thể gói được lửa”, nói dối lần đầu có thể trót lọt, không ai phát hiện ra nhưng có lần thứ nhất sẽ có những lần sau. Dần dần nó sẽ hình thành thói quen xấu. Và khi mọi người phát hiện đươc sự thật, niềm tin của họ ngay lập tức suy giảm và nếu bạn vẫn tiếp tục nói dối, niềm tin ấy sẽ biến mất. Ngược lại, mỗi lần bạn nói gì đó, bạn sẽ nhận lại thái độ nghi ngờ, thậm chí không tin tưởng từ người nghe.

Nói dối đưa bạn vào tình trạng thấp thỏm, lo âu khi bản thân luôn che giấu một điều gì đó, sợ bị phát hiện. Nói dối khiến đạo đức cá nhân đi xuống, mất đi tín nghiệm của người khác. Trong cuộc sống, ta có thể dễ dang nhìn thấy tác hại của việc nói dối. Không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình, lần đầu thầy cô sẽ khoan dung cho qua. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, học sinh đó không những hình thành thói quen xấu mà thầy cô, bạn bè cũng dần mất đi niềm tin. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình.

Cả thế giới đã từng phải ngỡ ngàng trước một vụ dối trá trong nghiên cứu khoa của một nhà khoa học người Hàn Quốc. Nguyên nhân là nói dối. Giáo sư Hwang Woo Suk, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc nổi tiếng thế giới nhờ các công trình nghiên cứu nhân bản người. Đặc biệt là nghiên cứu về tế bào mầm. Nhưng sau đó, qua các cuộc điều tra, người ta phát hiện ra các nghiên cứu của ông Hwang đều không có thật. Ông nhận rất nhiều tiền từ nhà nước, mọi người đã tin ông, nhưng chỉ đưa ra kết quả giả. Hậu quả ông bị mất việc, mất lòng tin của mọi người, mất danh dự và phải đền bù lại tiền cho nhà nước. Còn rất nhiều dẫn chứng có thật khác.

Không có lời nói dối nào hoàn hảo đến mức tuyệt đối, cũng không có sự dối trá nào mãi mãi không bị phát hiện. Có những lời nói dối mang đến mục đích tốt đẹp, như lời nói dối của bác sĩ với bệnh nhân nan y để họ yên tâm, lạc quan hơn vào sự sống còn lại. Lời nói dối ấy phải vì mọi người, vì nhân văn mới thực sự có ý nghĩa. Tuy nhiên, nói dối sẽ không đem lại kết quả tốt cho bản thân. Mối quan hệ giữa người với người cần có niềm tin và sự chân thành. Mỗi cá nhân cần nhận thức tác hại của lời nói dối để từ đó biết giữ và rèn cho mình tính trung thực, chính trực. Tạo dựng được niềm tin nơi mọi người là một yếu tố cần thiết và quan trọng để chúng ta hòa mình vào cuộc sống, hoàn thiện và phát triển bản thân, đồng thời cùng chung tay góp phần đưa xã hội đi lên.

Thảo Phương
5 tháng 3 2019 lúc 12:54

Gợi ý

Giải thích nói dối có hại cho bản thân. Nói dối là nói sai sự thật, nói sai những gì mình nghe thấy hay nhìn thấy. Nói dối sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi người xung quanh và chính bản thân mình “ một lần bất tín, vạn lần bất tin”

+ Trong học tập: Khi chúng ta lừa dối bạn bè thầy cô thì chúng ta sẽ không dược tin tưởng. Nếu chúng ta nói dối thì sẽ không ai chơi và giao việc cho chúng ta làm, chúng ta sẽ bị tẩy chay.

+ Trong cuộc sống: Mọi người sẽ không tin tưởng ta, Mọi người sẽ không ai quan hệ hay chơi với chúng ta, Chúng ta sẽ trở nên hư hỏng

+ Trong văn học: Bài học về chú bé chăn cừu nói dối và bị chó sói ăn thịt khi đã nói dối mọi người. Lý thông đã nói dối vói nhà vua mình đã giết chằn tinh và cuối cùng đã bị biến thành con thạch sung

Huỳnh lê thảo vy
5 tháng 3 2019 lúc 13:08

Cách đây không lâu, có một vụ dối trá trong nghiên cứu khoa học gây chấn động cả thế giới xảy ra với một nhà khoa học người Hàn Quốc. Nguyên nhân chỉ do nói dối. Đó là Giáo sư Hwang Woo Suk, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc. Ông trở nên nổi tiếng thế giới nhờ các công trình nghiên cứu về nhân bản người. Cuối năm ngoái, ông công bố nghiên cứu của ông về tế bào mầm. Nhưng sau đó, các cuộc điều tra đã phát hiện ra rằng các nghiên cứu của ông Hwang đều không có thật. Ông đã nhận rất nhiều tiền của nhà nước để nghiên cứu, nhưng lại đưa ra những kết quả giả mạo. Trong khi đó, mọi người đều đã tin ông. Ông đã nói dối cả thế giới. Hậu quả là gì? Ông đã bị mất việc, mất lòng tin của mọi người, mất danh dự. Ông còn phải đền bù lại tiền cho nhà nước. Ông ấy phải cảm thấy xấu hổ với những người đã tin tưởng mình,

Trong cuộc đời, chúng ta có gặp chuyện khó khăn, chúng ta cũng không nên nói dối. Làm như vậy sẽ gây nên hậu quả xấu. Lúc mới nói dối, chúng ta có thể thấy rằng đây là một cách thoát tội dễ dàng, không ai có thể biết được. Nhưng ngược lại, chỉ một sơ hở nhỏ là mọi thứ sẽ đổ ập xuống đầu chúng ta…

Nói dối là một điều xấu và hậu quả trước hết xảy ra đối với bản thân chúng ta. Nếu chúng ta nói dối, trước hay sau rồi cũng bị phát hiện.

Nhà văn Nga nổi tiếng Lev Tolstoi đã viết một câu chuyện rất hay về tính nói dối và hậu quả của nó:

Một thằng bé chăn cừu giả làm như nhìn thấy chó sói, lên tiếng kêu cứu:

– Cứu tôi với, chó sói! Chó sói!

Các bác mu-gích chạy đến và thấy là không có chuyện đó. Thằng bé cứ làm cái trò như vậy hai, ba lần, rồi đến lúc xảy ra chuyện chó sói đến thật.

Thằng bé lên tiếng kêu la:

– Ôi làng nước ơi, chó sói!

Các bác mu-gích nghĩ là thằng bé Lại đánh lừa như mọi lần, họ chẳng đến cứu thằng bé nữa. Chó sói thấy chẳng phải sợ hãi gì, nó tung hoành cắn chết cả đàn cừu.

Câu chuyện trên của Lev Tolstoi là một bài học cho những người hay nói dối. Nói dối một lần, người khác có thể cho qua. Nhưng tới ba, bốn lần, ta sẽ làm mất lòng tin của mọi người. Nếu không một ai tin bạn thì chắc chắn bạn sẽ là một người bất hạnh.

So Yummy
5 tháng 3 2019 lúc 16:43

"Lời nói gói vàng". Xưa kia ông cha ta đã biết trân trọng lời nói của mình và đề cao giá trị của nó. Nhưng ngày này, trọng lượng của lời nói ấy bị giảm đi rất nhiều và gây ra một vấn đề đó chính là "nói dối". Lời nói dối đã trở thành một tật xấu của con người hiện nay.

Lời nói của mỗi người đó chính là phát ngôn cho những suy nghĩ, quan điểm, tình cảm của chính họ. Lời nói là phương tiện biểu đạt tâm hồn của con người. Người ta đến với nhau, ban đầu họ giao tiếp bằng ngôn ngữ và sau đó là cảm nhận bằng tâm hồn. Như vậy lời nói trở thành "công cụ" rất quan trọng trong đời sống của con người. Ấy vậy mà, người ta vẫn lợi dụng " công cụ" đó, bóp méo nó và làm cho nó trở thành lời nói dối. Nói dối là cách nói không đúng sự thật, người phát ngôn ra chúng nhằm mục đích che dấu chân tướng, sự thật và để bao biện cho những hàng động xấu phục vụ mục đích của bản thân. Lời nói dối từ ngày xưa đã đi vào trong những câu tục ngữ của ông cha nhằm chế giễu và cảnh tỉnh con người không mắc phải những sai lầm ấy. Ngày nay, chúng càng trở nên nghiêm trọng hơn mà con người lại không nhận thức được hết những tác hại khôn lường của nó cả về bề nổi lẫn cái sâu xa.

Khi một người nói dối, trước hết họ đang đi ngược lại với chính lương tâm của mình. Trong lòng họ nghĩ kiểu này nhưng khi nói ra lại một kiểu khác, điều này sẽ khiến chính chúng ta cảm thấy hổ thẹn và bứt dứt với chính mình. Có người lại nói sai, truyền đạt sai lệch tính chất của sự việc hay tình huống làm người khác hiểu nhầm và gây ra nhiều những tác động tiêu cực. Trước hết, nếu nói dối như vậy, chúng ta sẽ đánh mất lòng tin của mọi người. Các bạn còn nhớ câu chuyện về anh chăn cừu lừa phỉnh dân làng là đàn cừu của anh ta bị sói ăn mất để trêu đùa người dân hết lần này đến lần khác, và rồi khi sói đến thật, chả còn ai tin và giúp anh ta nữa. Có lẽ, sau lần ấy anh ta đã phải trả giá cho lời nói dối tưởng chừng như vô hại của mình bằng cả một đàn cừu . Nói dối, không chỉ là mất đi tiền bạc vật chất , nó khiến chúng ta đánh mất nhiều thứ hơn cả lòng tin đó chính là sự tôn trọng. Lúc ấy, lời nói của ta sẽ mất trọng lượng, rồi chẳng còn ai nghe chúng ta nói, tin chúng ta làm. Đó là một sự bất lương của con người. Khi ta nói dối, ta mất sự thiện lương và trung thực, mất lòng tin và cả sự kính trọng của mọi người dành cho bản thân mình. Hơn thế, lời nói dối đôi khi khiến chúng ta mất cả tình yêu thương bởi không một tình yêu nào trên thế gian là không cần sự trân thành và thủy chung. Hết lần này đến lần khác, ta lừa dối những người yêu thương mình rồi đến một ngày, họ sẽ không còn tin tưởng thậm chí rời xa ta vì bị tổn thương bởi sự lừa lọc và dối trá.

Trong cuộc sống hiện đại, lời nói dối trờ thành một thứ rất phổ biến. Người dối người, vì lời ích mà lừa lọc. Bao người bán hàng đã tâng bốc những món hàng của mình với khách hàng nhưng thực chất giá trị sử dụng của nó không được như vậy. Có biết bao nhiêu vụ lừa đảo trắng trợn để chiếm đoạt tài sản của người khác. Trong một ngày ta đếm không hết hàng tỉ những lời nói dối của con người. Họ biến lời nói dối thành câu cửa miệng, thành những công cụ để kiếm ăn. Còn chúng ta? Những thế hệ tương lai của đất nước nên làm gì để khắc phục những lời nói dối ấy? Trước hết hãy sống thật với chính mình, đừng đi trái với lương tâm để rồi lòng mình trở nên hèn mọn. Mỗi người hãy rèn luyện cho mình đức tính trung thực để không bị sa ngã, không hạ thấp giá trị của lời nói khiến chúng mất trọng lượng. Hãy cảnh tỉnh những kẻ gian dối, cho họ biết lời nói của họ nguy hiểm nhường nào.

Trong thực tế, đôi khi không phải lời nói dối nào cũng có hại ngược lại nó còn khiến con người trở nên mạnh mẽ, hướng đến ánh sáng và làm những điều có ích hơn. Tuy vậy, ranh giới của chúng thật mong manh, mỗi con người nên tự chủ trước những lời nói dối ấy.

Như vậy, nói dối có tác hại rất lớn đối với con người. Chúng ta có thể đạt được mục đích hiện tại nhưng lại để lại những hậu quả, những vết sẹo lớn mãi về sau. Các bạn, đừng nói dối và hãy sống chân thành.

BÀI VĂN CHỨNG MINH NÓI DỐI CÓ HẠI CHO BẢN THÂN 2
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã từng nói rằng: “Bất cứ sự dối giá nào cũng đều phải trả giá cả, làm sao khác được”. Trong cuộc sống, chúng ta yêu mến và đề cao sự trung thực bao nhiêu thì căm ghét và phê phán sự giả dối bấy nhiêu. Nói dối chính là một trong những tật xấu cố hữu của con người. Chẳng ai trong chúng ta có thể khẳng định: tôi chưa từng nói dối. Tuy nhiên, những hậu quả của nó thì không mấy ai có thể nhận thức hết được.

Nói dối là nói ra những lời không thật lòng, không trung thực hay tự bịa ra một sự việc, một câu chuyện nào đó. Những lời nói dối dù là vô tình hay cố ý đều gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, mà trước nhất đó chính là bản thân người nói dối, cụ thể hơn là nhân cách, uy tín của họ.

Nói dối gây mất niềm tin giữa người với người, phá hỏng hoặc làm xấu đi các mối quan hệ. Nhân cách của người nói dối trong mắt người khác cũng trở nên méo mó, dị dạng. Những lời nói dối ban đầu có thể đánh lừa người khác nhưng cái kim trong bọc lâu ngày rồi sẽ lộ ra, đến lúc ấy, chả những lời nói dối của bạn mà toàn bộ con người bạn cũng sẽ bị nghi ngờ. Lại có những người thường xuyên nói dối, nói dối đã trở thành thói quen của họ. Niềm tin mà người khác dành cho họ đã không còn nguyên vẹn như lúc đầu nữa, khi mà nó đã bị những lời nói dối xen vào và hủy hoại. Chắc ai cũng đã từng nghe câu chuyện ngụ ngôn về chú bé chăn cừu. Vì buồn chán, cậu thường trêu mọi người bằng cách hô to lên rằng có sói tấn công cừu. Tưởng rằng có sói đến thật, những người nông dân làm ở gần đấy vội vã chạy đến giúp cậu đuổi sói. Cậu lừa được mọi người lần một, rồi lần hai. Đến lần thứ ba, cũng là lần sói thực sự xuất hiện, cậu gắng sức gọi mọi người đến giúp nhưng ai cũng cho là trò đùa như những lần trước nên chẳng một ai giúp cậu đuổi sói. Kết quả thì như chúng ta đã biết, đàn cừu của cậu bị sói xơi sạch.

Khác với những lời nói dối vô hại, có những người nói dối để đánh lừa người khác, nhằm đạt được mục đích của mình. Trong học hành, thi cử, người học sinh muốn đạt điểm cao thì phải lừa thầy dối bạn bằng cách quay cóp, chép phao thi. Trong kinh doanh, muốn có lợi nhuận cao thì người sản xuất lừa dối người tiêu dùng bằng cách bán cho họ những sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái. Nói dối trong những trường hợp trên đều để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Với người học sinh thì bị xấu đi về đạo đức, nhân cách. Với người kinh doanh thì bị mất niềm tin, uy tín.

Nói dối bao giờ cũng là không nên, nhưng trong một số trường hợp, nói dối không hẳn là xấu hoàn toàn. Ví dụ như một bác sĩ nói dối bệnh nhân về tình hình sức khỏe của họ để họ có thể lạc quan, yêu đời hơn. Một người mẹ nói dối để tránh cho con trẻ phải đối mặt với sự thật phũ phàng, hủy hoại đi sự ngây thơ, trong trắng của chúng. Lời nói dối trong những trường hợp khác nhau sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, để duy trì mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài, chúng ta nên tránh nói dối hết mức có thể.

Nhà phật có câu: “Người nói dối cũng giống như nước rửa chân không thể dùng uống được”. Những lời nói không chỉ hại người mà còn hại chính mình. Nói dối không bao giờ mang lại kết quả gì tốt đẹp, chỉ khi ta thành thật với nhau và với chính mình mới có thể thực sự bình an trong tâm hồn.

Việc nói dối trong đa số các trường hợp đều không tốt và thường nói dối vì những mục đích nào đó để đánh lừa người quen. Mặc dù đôi khi nói dối cũng tốt kể cả cho người nói và người nghe, nhưng đa số các trường hợp nói dối không tốt gây 1 tâm lý nặng trĩu khi luôn phải suy nghĩ mình nói dối sao để ứng phó lại làm tâm hồn không được nhẹ nhàng. Vì thế các bạn nên hạn chế nói dối mà hãy nói thẳng. Thà mất lòng trước được lòng sau còn hơn


Các câu hỏi tương tự
Hoàng Huy Trần
Xem chi tiết
nguyễn hồng ngọc
Xem chi tiết
trần phương hoài
Xem chi tiết
Trương Thị Hương Giang
Xem chi tiết
Thiều Anh Khoa
Xem chi tiết
trần phương hoài
Xem chi tiết
Hoa Bạch Liên - Tạc Thiê...
Xem chi tiết
Từ Minh Thành
Xem chi tiết
LiLy Nguyễn ( LoVeLy ArM...
Xem chi tiết