Bài 26 : Cơ cấu ngành công nghiệp

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sách Giáo Khoa

Chứng minh rằng cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng.

Doraemon
31 tháng 3 2017 lúc 21:54

– Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với khá đầy đủ các ngành quan trọng thuộc 3 nhóm chính: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước; với 29 ngành khác nhau. Trong đó nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm, là những ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao, và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.

– Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới:

+ Tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến.

+ Giảm tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

– Các hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp:

+ Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp vói điều kiện VN, thích ứng với nền kinh tế thế giới

+ Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn và trọng điểm, đưa công nghiệp điện năng đi trước một bước.

+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ.

Anh Triêt
31 tháng 3 2017 lúc 21:56

Cơ cấu ngành CN nước ta đa dạng:
- Có 3 nhóm CN với 29 ngành CN: + CN khai thác: 4 ngành
+ CN chế biến: 23 ngành

+ CN sản xuất, phân phối điện, khi, nước: 2 ngành

- Trong cơ cấu CN nổi lên một số ngành CN trọng điểm:

+ Là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hậu quả KT cao, thúc đẩy các ngành KT khác

+ Các ngành CN trọng điểm: năng lượng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, hóa chất ...

2. Cơ cấu CN đang có sự chuyển dịch rõ rệt thích nghi với tình hình mới (lấy DC trong AL):
+ CN chế biến tăng dần và chiếm tỉ trọng giá trị lớn nhất
+ Nhóm CN khai thác và sản xuất, phân phối điện, khí, nước giảm dần

Linh Nguyễn
31 tháng 3 2017 lúc 21:57

Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng và đang chuyển biến để ngày càng hợp lí hơn :

- Cơ cấu công nghiệp nước ta tương đối đa dạng

+ Nước ta có đủ các ngành công nghiệp quan trọng

+ Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp : nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành)

- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển biến rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để hội nhập vào thị trường khu vực thế giới.

+ Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến

+ Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước

+ Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấo, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

+ Nổi lên là một số ngành công nghiệp trọng điểm.

# Đó là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.

# Một số ngành công nghiệp trọng điểm : công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hóa chất - phân bón - cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí- điện tử,....

Bình Trần Thị
31 tháng 3 2017 lúc 22:19

cơ cấu ngành của Công nghiệp nước ta tương đối đa dạng

a. Nhóm ngành công nghiệp khai thác (4 ngành) :
1.Khai thác than;
2.Khai thác dầu thô và khí tự nhiên;
3.Khai thác quặng kim loại;
4.Khai thác đá và các mỏ khác.
b. Nhóm ngành công nghiệp chế biến (23 ngành) :
01.sản xuất thực phẩm và đồ uống;
02.sản xuất thuốc lá, thuốc lào;
03.sản xuất sản phẩm dệt;
04.sản xuất trang phục;
05.sản xuất sản phẩm bằng da, giả da;
06.sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản;
07.sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy;
08.Xuất bản, in và sao bản ghi;
09.sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế;
10.sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất;
11.sản xuất các sản phẩm cao su và plastic;
12.sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác;
13.sản xuất kim loại;
14.sản xuất sản phẩm bằng kim loại (trừ máy móc thiết bị);
15.sản xuất máy móc thiết bị;
16.sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính;
17.sản xuất thiết bị điện;
18.sản xuất radio, tivi, và thiết bị truyền thông;
19.sản xuất dụng cụ y tế, chính xác dụng cụ quang học và đồng hồ;
20.sản xuất, sửa chữa xe có động cơ;
21.sản xuất, sữa chữa phương tiện vận tải khác;
22.sản xuất giường, tủ, bàn, ghế;
23.sản xuất sản phẩm tái chế.
c. Nhóm ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước (2 ngành) :
1.sản xuất và phân phối điện, ga;
2.sản xuất và phân phối nước.

Satoshi
6 tháng 11 2018 lúc 21:07

Bài viết 1

Cơ cấu ngành CN nước ta đa dạng:
- Có 3 nhóm CN với 29 ngành CN: + CN khai thác: 4 ngành
+ CN chế biến: 23 ngành

+ CN sản xuất, phân phối điện, khi, nước: 2 ngành

- Trong cơ cấu CN nổi lên một số ngành CN trọng điểm:

+ Là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hậu quả KT cao, thúc đẩy các ngành KT khác

+ Các ngành CN trọng điểm: năng lượng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, hóa chất ...

2. Cơ cấu CN đang có sự chuyển dịch rõ rệt thích nghi với tình hình mới (lấy DC trong AL):
+ CN chế biến tăng dần và chiếm tỉ trọng giá trị lớn nhất
+ Nhóm CN khai thác và sản xuất, phân phối điện, khí, nước giảm dần

Bài viết 2

– Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với khá đầy đủ các ngành quan trọng thuộc 3 nhóm chính: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước; với 29 ngành khác nhau. Trong đó nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm, là những ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao, và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.

– Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới:

+ Tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến.

+ Giảm tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

– Các hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp:

+ Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp vói điều kiện VN, thích ứng với nền kinh tế thế giới

+ Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn và trọng điểm, đưa công nghiệp điện năng đi trước một bước.

+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ.


Các câu hỏi tương tự
Tran Ngoc Nhu Y
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hoa Le
Xem chi tiết
Trần Hoàng Huy
Xem chi tiết
Thảo Nguyễn
Xem chi tiết