Theo em, đoàn kết là tập hợp các phần tử lẻ tẻ hoặc các bộ phận thành một khối thống nhất. Song thống nhất không có nghĩa là không đấu tranh với những biểu hiện sai trái của mỗi thành viên. Ví như ở lớp, ở trường chúng ta đoàn kết chính là yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, cùng hướng tới mục tiêu phấn đấu tốt, đồng thời biết góp ý, phê phán những khuyết điểm của bạn để bạn tiến bộ. Đoàn kết được thể hiện bằng động cơ, mục đích đúng đắn vì lợi ích tập thể phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Nếu tập hợp lại chỉ vì lợi ích nhỏ hẹp của tập thể mà đi ngược lại sự phát triển chung của xã hội thì đó là tư tưởng cục bộ, là chủ nghĩa cá nhân.
Nhưng tại sao đoàn kết là một sức mạnh vô địch? Có lẽ vì đoàn kết sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy khả năng tiềm tàng của mình, tạo nên một sức mạnh tổng hợp, vĩ đại, không ai địch nổi. Trước hết, đoàn kết làm tăng số lượng của cải, vật chất của con người. Có đoàn kết con người mới có sức lao động, có đủ khả năng để xây dựng những công trình lớn. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là một chứng minh rõ nhất. Dưới sự giúp đỡ của những chuyên gia Liên Xô (cũ), những công nhân Việt Nam và cả những công nhân Liên Xô (cũ) cùng chung sức, đồng lòng xây dựng nên nhà máy, mang đến ánh sáng kì kiệu của điện cho nhiều nơi trên đất nước chúng ta. Cũng như vậy, sự đoàn kết các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã khiến chúng ta thời nào cũng đương đầu và chiến thắng những lực lượng xâm lược to lớn hơn, được trang bị vũ khí và phương tiện hiện đại hơn.
Đoàn kết còn làm tăng sức mạnh trí tuệ. Chính sự đoàn kết trong nghiên cứu khoa học là nguồn gốc của biết bao thành tựu kỹ thuật. Nhóm kiến trúc sư trẻ do Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào làm nhóm trưởng đã được giải thưởng thế giới năm 1994 về quy hoạch đổi mới làng gốm Bát Tràng Trong một lần phỏng vấn, nhóm trưởng Hoàng Phúc Hào có nói: “Một trong những nguyên nhân thành công cơ bản là sự thương yêu đoàn kết của toàn nhóm’’. Quả thật không sai:
Muốn đoàn kết được các dân tộc trong một nước thì các dân tộc không phân biệt là dân tộc lớn hay dân tộc nhỏ đều phải tôn trọng, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Nhà nước cần phải ưu tiên tiền của, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các dân tộc vùng xa vùng sâu để họ phát triển kinh tế, văn hoá, tiến kịp với các dân tộc vùng xuôi. Các dân tộc vùng xuôi cũng cần góp sức xây dựng miền núi, các dân tộc sống trên cùng một nước phải hoà nhập với nhau để xây dựng đất nước vững mạnh. Nhưng một đất nước dù lớn mạnh đến đâu, sống trên cùng hành tinh này cũng không thể tách rời nhân loại mà phát triển phồn vinh mãi mãi được. Các nước cứ tranh chấp nhau liên miên thì Trái Đất này cũng chẳng có hoà bình hạnh phúc. Cho nên các nước cũng phải đoàn kết với nhau.
Hiểu được câu nói của Bác Hồ, học sinh chúng ta cần phải áp dụng, rèn luyện thường xuyên. Riêng em, em thấy mình phải luôn có ý thức rèn luyện tinh thần đoàn kết trong công việc của lớp, của trường, cùng nhau xây dựng một tập thể vững mạnh. Trong cuộc sống ở gia đình, phường xóm cũng vậy, phải luôn luôn có ý thức đoàn kết đúng đắn.
Tuy Bác Hồ nói câu nói này vào năm 1955 nhưng tới nay, nó vẫn còn giá trị hiện thực sâu sắc: Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội chúng ta phải luôn nhớ thực hiện lời Bác Hồ dạy.
Ôi ước gì, tất cả các nước trên toàn thế giới biết đoàn kết lại với nhau như năm ngón tay trên một bàn tay thì Trái Đất này sẽ tươi dẹp biết bao, yên vui, hạnh phúc biết bao!
Đối với thanh thiếu niên chúng ta, Bác Hồ luôn luôn yêu cầu chỉ bảo, dìu dắt với thái độ bao dung, trìu mến, nâng đỡ. Bác rất mong muốn thế hệ trẻ luôn rèn luyện mình để thành người toàn diện. Bác khuyên chúng ta phải tu dưỡng, trau dồi cả đức lẫn tài. Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Bác nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Chúng ta hiểu lời dạy trên đây của Bác như thế nào và thực hiện lời dạy quý báu đó ra sao?
Tài là gì? Đức là gì?
Tài hay tài năng chính là sự nổi bật về một lãnh vực nào đó, một phần nhờ năng khiếu bẩm sinh kết hợp với phần lớn là sự chăm chỉ học tập và chuyên cần rèn luyện. Có tài nghĩa là có kiến thức, có kĩ năng, kinh nghiệm, sáng kiến đểhoàn thành công việc được giao trong một thời gianngắn nhất, có hiệu quả nhất, dù trong hoàn cảnh khó khăn, tình huống nan giải hay phức tạp dường nào. Trong lãnh vực nào, cũng có người đầy tài năng. Trong y học, người bác sĩ phẫu thuật dùng đường dao tài hoa của mình giành lại sinh mệnh của bệnh nhân từ tay thần chết trong các ca cấp cứu hiểm nguy. Trong học tập, một học sinh có thểdùng tài trí của mình để giải bài toán, bài tập một cách ngắn gọn, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Còn biết bao lĩnh vực nữa, không thể kể hết được.
Còn đức là gì? Đức chính là tư cách, là phẩm chất, là giá trị của con người trong cuộc sống. Đức theo quan niệm hiện nay là hết lòng phục vụnhân dân, có tư cách đạo đức, tác phong tốt, biết tôn trọng, bảo vệ nguyên tắc, chân lí, dũng cảm đấu tranh cho sự trung thực, kiên quyết đâu tranh phê phán những sai lầm tiêu cực trong đời sống xã hội. Nói về đức hay đạo đức, không những riêng người Việt Nam ta mà cả thếgiới đều khâm phục đạo đức Hồ Chí Minh. Bác Hồ đói với mọi người là một tâm gương đạo đức vĩ đại: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Cả một đời Bác hi sinh quên mình vì độc lập tự do của dân tộc vì hạnh phúc của giống nòi, Bác sống vì Tổ quốc, vì mọi người. Học tập Bác, noi theo gương sáng của Người, trong cuộc sống chung quanh ta không thiếu các tấm gương hi sinh của các chiến sĩ bộ đội, công an dũng cảm chiến đấu tiêu diệt kẻ thù, kẻ gian, cứu người lâm nạn, quên cả bản thân mình. Gần gũi hơn, trong lớp của em cũng không ít bạn là gương sáng về đạo đức của người học sinh, xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ. Các em luôn giữ đúng mẫu mực, lễ độ với thầy cô giáo, khiêm tốn giúp đỡ bạn hữu trong học tập và sinh hoạt, sẵn sàng mạnh dạn góp ý phê bình xây dựng các. bạn yếu kém, biếng lười.
Tài và đức vừa giải thích trên chính là phẩm chất và năng lực, hai mặt của giá trị một con người. Hai mặt này đều cần thiết không thểthiếu được. Đúng như lời Bác Hồ đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Vì sao? Bởi lẽ có tài mà giấu kín không đem ra phục vụ nhân dân đất nước thì đúng là không dùng được rồi chứ gì. Hơn thế nữa, có tài mà làm việc tiêu cực, xấu xa vô đạo đức thì chẳng những vô dụng mà còn có tội đối với đất nước và nhân dân nữa. Người càng có tài mà vô đạo đức bao nhiêu thì tác hại đối với xã hội càng lớn lao bấy nhiêu. Một cán bộ nhà nước, tổchức và quản lí giỏi, nhưng tư túi, tham ô, hối lộ thì thiệt hại lớn tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản nhân dân, ngẫm lại đâu có ích gì. Một học sinh có khả năng học tập những hỗn láo, ý thức tổchức kỉ luật yếu kém thì trước sau gì cũng đi đến chỗ hư hỏng, chẳng có tác dụng tích cực gì đến bạn hữu trong lớp.
Trái lại, có đức mà không có tài thì đúng như Bác Hồ đã dạy: làm việc gì cũng khó. Bởi vì công việc hàng ngày đòi hỏi con người phải có kiến thức chuyên môn, phải thông minh, nhạy bén nhận định công việc đểnhanh chóng giải quyết một cách có hiệu quả nhất, không có tài nhất định không làm được, công việc tất yếu sẽ đình trệ, gâythiệt lớn cho sản xuất và đời sống. Rõ ràng là dù có đức sẵn lòng làm việc tốt nhưng không có tài, thiếu năng lực làm việc thì mọi ý định tốt đẹp cũng đều không thểtrở thành hiện thực được. Một công nhân tác phong đạo đức tốt nhưng kĩ thuật, nghiệp vụ không am tường thấu đáo, thì dẫn tới năng suất công việc thụt lùi. Cùng vậy, một học sinh hạnh kiểm tốt nhưng học kém thì làm sao phát huy tác dụng của mình đến với bạn khác được.
Đức và tài hai mặt giá trị của một con người có quan hệ bổ sung hỗ trợ chặt chẽ cho nhau. Có đức lẫn tài thì con người toàn diện, hiệu quả công tác mới cao. Trong hai mặt đức và tài, đức là yếu tố quyết định, nhưng đức không phải là cái gì trừu tượng, mơ hồ mà phải được thể hiện cụ thể trong việc hoàn thành tốt công việc với năng suất chất lượng và hiệu quả cao.
Thấm nhuần lời dạy của Bác, chúng ta phải suy nghĩ và hành động như thế nào để làm theo lời dạy đó.
Ngày nay, trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước theo hướng dân giàu nướcmạnh của công việc đổi mới do Đảng lãnh đạo, đòi hỏi chúng ta phải chăm lo rèn luyện toàn diện cả đức lẫn tài. Không thểthờ ơ trách nhiệm, chạy theo lối sống hưởng thụ, sa đọa, thiếu đạo lí. Thanh thiếu niên Việt Nam chúng ta phải không ngừng nuôi dưỡng phẩm chất đạo đức: “Điều gì phải thì cố làm cho kĩđược, dù là việc nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trải nhỏ” (Bác Hồ). Ngoài ra, chúng ta còn phải đặc biệt tích cực học tập, học văn hóa, khoa học kĩ thuật và tiếng nước ngoài để đủ khả năng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thời đại ngày nay.
Lời dạy của Bác thật vô cùng quý báu và sâu sắc. Qua đó, chúng ta hiểu Bác quan tâm đến thế hệ cách mạng của đời sau biết nhường nào!
Là mầm non của cách mạng, em thấy mình cần phải không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện nhân cách, cố gắng để luôn luôn là một con ngoan trò giỏi, một đội viên tốt. Chỉ có thể làm như thế mới xứng đáng với tình thương yêu, sự quan tâm sâu sắc vô vàn của Bác đối với thiếu niên nhi đồng chúng em.