2.1.Mởbài:
- Lịch sử dân tộc bao phen phải chịu sự quấy nhiễu của thù trong giặc ngoài - bọn xâm lược và bọn tay sai bợ đỡ. Những năm đầu thế kỉ XX là thời điểm như thế.
- Bộ mặt xấu xa tàn bạo của bọn phong kiến, thực dân đã được các nhà văn ghi lại bằng ngòi bút sắc sảo của mình. Hai văn bản Sống chất mặc bay và Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đã phần nào thể hiện rõ vấn đề nêu trên.
2.2. Thân bài:
a. Bản chất xấu xa của giai cấp phong kiến:
- Dưới thời phong kiến, quan lại có trách nhiệm chăm lo cho dân như cha mẹ đối với con cái. Nhưng thực tế “Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”(Ca dao).
- Truyện ngắn Sống chết mặc bay, qua hình tượng nhân vật “quan phụ mẫu” và bọn tuỳ tùng, đã chứng minh điều đó. Tóm tắt ngắn gọn sự việc: Nhà nước cử quan đến làng X. để giúp dân hộ đê…
- Công cuộc hộ đê:
+ Đi hộ đê mà không xuống chỗ xung yếu để hướng dẫn, chỉ huy dân, lại ở nơi cao ráo an toàn…
+ Giúp dân hộ đê mà đồ dùng thức đựng, kẻ hầu người hạ như đi hội.
+ Giúp dân mà không quan tâm gì đến đê điều. Hơn thế, lại say tổ tôm ...
+ Thái độ vô trách nhiệm đến vô nhân đạo, phi nhân tính:
-> Trong khi quan say chơi bài trong đình bao nhiêu thì bên ngoài tính mạng nhân dân mỗi lúc một nguy cấp bấy nhiêu.
-> Hai lần có người bẩm báo tình hình nguy cấp của khúc đê, quan không những thờ ơ mà còn gắt, quát, doạ bỏ tù…
-> Sung sướng, hạnh phúc với cú ù “chi chi nảy” trong khi bên ngoài đê vỡ…
=> Quan phụ mẫu là hình ảnh tiêu biểu cho hệ thống quan lại vô trách nhiệm đến vô nhân đạo, cho toàn bộ chế độ phong kiến tàn nhẫn, thối nát thời đó.
b. Bản chất trơ tráo, bỉ ổi của bọn thực dân xâm lược:
- Bọn xâm lược đứng trên bọn quan lại phong kiến. Với trí tưởng tượng phong phú và ngòi bút sắc sảo, qua truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc bóc trần bộ mặt thực dân giả dối của tên Toàn quyền Va-ren. Sự việc: rêu rao lừa phỉnh dư luận sang Đông Dương để trao tự do cho Phan Bội Châu.
- Hành trình vòng vo, giả dối của Va-ren:
+ Chỉ cần một mệnh lệnh từ Pháp sang Hà Nội là đủ, nếu thật sự muốn chăm sóc Phan Bội Châu.
+ Hắn đi vòng vo… “Trong khi đó, Phan Bội Châu vẫn nằm tù”.
=> Mục đích ngao du, hưởng lạc. Đi dể được tiếp rước, đón mời, cung phụng…
- Cuộc chạm trán Va-ren với Phan Bội Châu:
+ Tác giả bình luận “Thật là một tấn kịch!...”
+ Va-ren ba hoa liên tục trong khi cụ Phan im lặng, dửng dưng.
+ Cách “đem lại tự do” rất bỉ ổi: dụ dỗ, mua chuộc trắng trợn…
+ Lời của hai nhân chứng nói về phản ứng của Phan Bội Châu với Va-ren cho thấy thái độ cứng rắn bất khuất của nhà cách mạng trước kẻ thù. Và, qua đó Va-ren hiện rõ hơn, thật hơn bản chất đáng bị khinh bỉ.
=> Va-ren là nhân vật đại diện cho bộ mặt, bản chất của bọn thực dân đến cướp nước ta. Tất cả những gì hắn nói và làm đều là trò lố - trò cười lố bịch.
c. Nghệ thuật:
- Sống chết mặc bay sử dụng bút pháp tự sự kết hợp biểu cảm, đặc biệt là sử dụng hai biện pháp tương phản và tăng cấp để khắc hoạ bộ mặt quan lại phong kiến.
- Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu sử dụng bút pháp tự sự châm biếm, trong đó phép tương phản cũng rất hiệu quả trong việc bóc trần bản chất bọn thực dân.
2.3. Kết bài:
- Cả hai tác giả đều thành công trong việc xây dựng những hình tượng điển hình xấu xa của bọn phong kiến, thực dân ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Đó là hình ảnh đối lập với những người dân yêu hoà bình, gan góc chống chọi với thiên nhiên nhưng đang đau khổ, lẻ loi, yếu ớt; đối lập với những chiến sĩ cách mạng yêu nước kiên cường…
- Đóng góp của hai tác phẩm.
Mở bài :
Lịch sử dân tộc bao phen phải chịu sự quấy nhiễu của thù trong giặc ngoài - bọn xâm lược và bọn tay sai bợ đỡ. Những năm đầu thế kỉ XX là thời điểm như thế.
- Bộ mặt xấu xa tàn bạo của bọn phong kiến, thực dân đã được các nhà văn ghi lại bằng ngòi bút sắc sảo của mình. Hai văn bản Sống chất mặc bay và Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đã phần nào thể hiện rõ vấn đề nêu trên.
Thân bài:
a. Bản chất xấu xa của giai cấp phong kiến:
- Dưới thời phong kiến, quan lại có trách nhiệm chăm lo cho dân như cha mẹ đối với con cái. Nhưng thực tế“Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”(Ca dao).
- Truyện ngắn Sống chết mặc bay, qua hình tượng nhân vật “quan phụ mẫu” và bọn tuỳ tùng, đã chứng minh điều đó. Tóm tắt ngắn gọn sự việc: Nhà nước cử quan đến làng X. để giúp dân hộ đê…
- Công cuộc hộ đê:
+ Đi hộ đê mà không xuống chỗ xung yếu để hướng dẫn, chỉ huy dân, lại ở nơi cao ráo an toàn…
+ Giúp dân hộ đê mà đồ dùng thức đựng, kẻ hầu người hạ như đi hội.
+ Giúp dân mà không quan tâm gì đến đê điều. Hơn thế, lại say tổ tôm ...
+ Thái độ vô trách nhiệm đến vô nhân đạo, phi nhân tính:
-> Trong khi quan say chơi bài trong đình bao nhiêu thì bên ngoài tính mạng nhân dân mỗi lúc một nguy cấp bấy nhiêu.
-> Hai lần có người bẩm báo tình hình nguy cấp của khúc đê, quan không những thờ ơ mà còn gắt, quát, doạ bỏ tù…
-> Sung sướng, hạnh phúc với cú ù “chi chi nảy” trong khi bên ngoài đê vỡ…
=> Quan phụ mẫu là hình ảnh tiêu biểu cho hệ thống quan lại vô trách nhiệm đến vô nhân đạo, cho toàn bộ chế độ phong kiến tàn nhẫn, thối nát thời đó.
b. Bản chất trơ tráo, bỉ ổi của bọn thực dân xâm lược:
- Bọn xâm lược đứng trên bọn quan lại phong kiến. Với trí tưởng tượng phong phú và ngòi bút sắc sảo, qua truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc bóc trần bộ mặt thực dân giả dối của tên Toàn quyền Va-ren. Sự việc: rêu rao lừa phỉnh dư luận sang Đông Dương để trao tự do cho Phan Bội Châu.
- Hành trình vòng vo, giả dối của Va-ren:
+ Chỉ cần một mệnh lệnh từ Pháp sang Hà Nội là đủ, nếu thật sự muốn chăm sóc Phan Bội Châu.
+ Hắn đi vòng vo… “Trong khi đó, Phan Bội Châu vẫn nằm tù”.
=> Mục đích ngao du, hưởng lạc. Đi dể được tiếp rước, đón mời, cung phụng…
- Cuộc chạm trán Va-ren với Phan Bội Châu:
+ Tác giả bình luận “Thật là một tấn kịch!...”
+ Va-ren ba hoa liên tục trong khi cụ Phan im lặng, dửng dưng.
+ Cách “đem lại tự do” rất bỉ ổi: dụ dỗ, mua chuộc trắng trợn…
+ Lời của hai nhân chứng nói về phản ứng của Phan Bội Châu với Va-ren cho thấy thái độ cứng rắn bất khuất của nhà cách mạng trước kẻ thù. Và, qua đó Va-ren hiện rõ hơn, thật hơn bản chất đáng bị khinh bỉ.
=> Va-ren là nhân vật đại diện cho bộ mặt, bản chất của bọn thực dân đến cướp nước ta. Tất cả những gì hắn nói và làm đều là trò lố - trò cười lố bịch.
c. Nghệ thuật:
- Sống chết mặc bay sử dụng bút pháp tự sự kết hợp biểu cảm, đặc biệt là sử dụng hai biện pháp tương phản và tăng cấp để khắc hoạ bộ mặt quan lại phong kiến.
- Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu sử dụng bút pháp tự sự châm biếm, trong đó phép tương phản cũng rất hiệu quả trong việc bóc trần bản chất bọn thực dân.
Kết bài:
- Cả hai tác giả đều thành công trong việc xây dựng những hình tượng điển hình xấu xa của bọn phong kiến, thực dân ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Đó là hình ảnh đối lập với những người dân yêu hoà bình, gan góc chống chọi với thiên nhiên nhưng đang đau khổ, lẻ loi, yếu ớt; đối lập với những chiến sĩ cách mạng yêu nước kiên cường…
- Đóng góp của hai tác phẩm.
Linh Phương Thảo Phương Nguyễn Trần Thành Đạt Nguyễn Phương Thảo Mai Nguyễn Trần Ngọc Định Đỗ Hương Giang ............giúp mk vs!