Hệ tiêu hóa có chức năng gì? – Chức năng tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng
Hệ tiêu hóa được bắt đầu từ miệng →Thực quản → Dạ dày → Tá tràng →Ruột non → Đại tràng (ruột già) → Trực tràng → Hậu môn.
Miệng: thức ăn được nghiền nhỏ, tinh bột được tiêu hóa một phần dưới tác dụng của Enzyme Amylase, Ptyalin. Thức ăn được trộn lẫn với nước bọt tạo thành viên thức ăn mềm, trơn rồi được lưỡi đưa xuống họng và thực quản. Khi thức ăn xuống dạ dày: Hoạt động co bóp của dạ dày, dưới tác dụng các men tiêu hóa do dạ dày tiết ra, thức ăn được trộn lẫn với dịch vị. Trong đó 1 phần protein được tiêu hóa, một phần tinh bột được tiêu hóa và mỡ hầu như chưa bị tiêu hóa. Ruột non: thức ăn từ dạ dày được đưa xuống ruột non. Tại ruột non, dưới tác dụng của dịch tụy, dịch ruột và muối mật, các chất dinh dưỡng như Protein, Lipid (chất béo) và Glucid (tinh bột/đường), vitamin và khoáng chất được tiêu hóa hoàn toàn và được hấp thu qua thành ruột vào máu đi nuôi cơ thể. Ruột già: sau khi dinh dưỡng được hấp thu, chất cặn bã được đưa xuống ruột già. Chức năng chủ yếu của ruột già là hấp thụ nước và một số muối khoáng. Mỗi ngày có khoảng 1000-2000ml dịch, cặn bã từ ruột non chuyển xuống đại tràng. Đại tràng sẽ hấp thu 90% chất dịch để tạo ra 200-250ml chất phân lỏng (nửa rắn). Một số Vitamin cũng được hấp thu ở đại tràng. Một số Vitamin được vi khuẩn đại tràng tổng hợp. Tác dụng của hệ vi sinh ruột già: một số vitamin được tổng hợp như Vitamin K, Vitamin B12, Thiamin, Riboflavin và một số khí hơi tạo ra trong ruột già. Vitamin K đặc biệt quan trọng vì lượng Vitamin K ăn vào theo thức ăn không đủ để duy trì một quá trình đông máu thích hợp. Hệ tiêu hóa có chức năng gì? – Chức năng miễn dịch
Khoa học chứng minh, 95% vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể qua đường TIÊU HÓA, 5% qua đường HÔ HẤP và đường HẬU MÔN. Đường ruột được cấu tạo đặc biệt để phù hợp với chức năng hấp thụ dinh dưỡng và miễn dịch tự nhiên, gồm các nhung mao và vi nhung mao, tạo nên diện tích tiếp xúc lên đến 40 – 50 mét vuông. Hệ nhung mao kết hợp với hệ vi sinh đường ruột tạo nên một hàng rào bảo vệ tự nhiên ngăn các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào máu. Ngoài ra tại đường ruột có rất nhiều các tế bào miễn dịch (Các Đại Thực Bào, tế bào miễn dịch tự nhiên Natura Killer, các kháng thể Ig A…)
Có thể nói MIỄN DỊCH ĐƯỜNG RUỘT là pháo đài quan trọng và lớn nhất của cơ thể để chống lại tác nhân gây bệnh. Đường ruột khỏe mạnh bé sẽ hay ăn, ngủ tốt và không ốm vặt.
Hệ tiêu hóa có chức năng gì? – Chức năng thải độc
Nhờ vào cấu trúc đặc biệt của lớp niêm mạc đường ruột. Niêm mạc ruột có khoảng 30 triệu các nhung mao, dưới nhung mao là các vi nhung mao, nó tạo ra bề mặt 40 – 50 mét vuông . Nhung mao kết hợp vơi hệ vi sinh đường ruột tạo thành lớp màng lọc đặc biệt kín kẽ. Nó chỉ cho các chất dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất có lợi đi qua và ngăn cản các vi khuẩn gây bệnh, các chất độc từ thực phẩm xâm nhập cơ thể.
Tham khảo:
Miệng: thức ăn được nghiền nhỏ, tinh bột được tiêu hóa một phần dưới tác dụng của Enzyme Amylase, Ptyalin. Thức ăn được trộn lẫn với nước bọt tạo thành viên thức ăn mềm, trơn rồi được lưỡi đưa xuống họng và thực quản.
Khi thức ăn xuống dạ dày: Hoạt động co bóp của dạ dày, dưới tác dụng các men tiêu hóa do dạ dày tiết ra, thức ăn được trộn lẫn với dịch vị. Trong đó 1 phần protein được tiêu hóa, một phần tinh bột được tiêu hóa và mỡ hầu như chưa bị tiêu hóa
. Ruột non: thức ăn từ dạ dày được đưa xuống ruột non. Tại ruột non, dưới tác dụng của dịch tụy, dịch ruột và muối mật, các chất dinh dưỡng như Protein, Lipid (chất béo) và Glucid (tinh bột/đường), vitamin và khoáng chất được tiêu hóa hoàn toàn và được hấp thu qua thành ruột vào máu đi nuôi cơ thể.
Ruột già: sau khi dinh dưỡng được hấp thu, chất cặn bã được đưa xuống ruột già. Chức năng chủ yếu của ruột già là hấp thụ nước và một số muối khoáng. Mỗi ngày có khoảng 1000-2000ml dịch, cặn bã từ ruột non chuyển xuống đại tràng.
Đại tràng sẽ hấp thu 90% chất dịch để tạo ra 200-250ml chất phân lỏng (nửa rắn). Một số Vitamin cũng được hấp thu ở đại tràng. Một số Vitamin được vi khuẩn đại tràng tổng hợp. Tác dụng của hệ vi sinh ruột già: một số vitamin được tổng hợp như Vitamin K, Vitamin B12, Thiamin, Riboflavin và một số khí hơi tạo ra trong ruột già. Vitamin K đặc biệt quan trọng vì lượng Vitamin K ăn vào theo thức ăn không đủ để duy trì một quá trình đông máu thích hợp.
Tham khảo:
Miệng: thức ăn được nghiền nhỏ, tinh bột được tiêu hóa một phần dưới tác dụng của Enzyme Amylase, Ptyalin. Thức ăn được trộn lẫn với nước bọt tạo thành viên thức ăn mềm, trơn rồi được lưỡi đưa xuống họng và thực quản.
Khi thức ăn xuống dạ dày: Hoạt động co bóp của dạ dày, dưới tác dụng các men tiêu hóa do dạ dày tiết ra, thức ăn được trộn lẫn với dịch vị. Trong đó 1 phần protein được tiêu hóa, một phần tinh bột được tiêu hóa và mỡ hầu như chưa bị tiêu hóa
. Ruột non: thức ăn từ dạ dày được đưa xuống ruột non. Tại ruột non, dưới tác dụng của dịch tụy, dịch ruột và muối mật, các chất dinh dưỡng như Protein, Lipid (chất béo) và Glucid (tinh bột/đường), vitamin và khoáng chất được tiêu hóa hoàn toàn và được hấp thu qua thành ruột vào máu đi nuôi cơ thể.
Ruột già: sau khi dinh dưỡng được hấp thu, chất cặn bã được đưa xuống ruột già. Chức năng chủ yếu của ruột già là hấp thụ nước và một số muối khoáng. Mỗi ngày có khoảng 1000-2000ml dịch, cặn bã từ ruột non chuyển xuống đại tràng.
Đại tràng sẽ hấp thu 90% chất dịch để tạo ra 200-250ml chất phân lỏng (nửa rắn). Một số Vitamin cũng được hấp thu ở đại tràng. Một số Vitamin được vi khuẩn đại tràng tổng hợp. Tác dụng của hệ vi sinh ruột già: một số vitamin được tổng hợp như Vitamin K, Vitamin B12, Thiamin, Riboflavin và một số khí hơi tạo ra trong ruột già. Vitamin K đặc biệt quan trọng vì lượng Vitamin K ăn vào theo thức ăn không đủ để duy trì một quá trình đông máu thích hợp.