Câu 6: Thú mỏ vịt được xếp vào lớp Thú vì
A. Vừa ở cạn, vừa ở nước
B. Có bộ lông dày, giữ nhiệt
C. Nuôi con bằng sữa
D. Đẻ trứng
Câu 7: Nhau thai có vai trò
a. Là cơ quan giao phối của thỏ
b. Đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ nuôi phôi
c. Là nơi chứa phôi thai
d. Nơi diễn ra quá trình thụ tinh
Câu 8: Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về đặc điểm của thỏ
a. Đào hang
b. Hoạt động vào ban đêm
c. Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ
d. Là động vật biến nhiệt
Câu 9: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn sau: Khi chạy, thoạt đầu chân trước và chân sau của thỏ đạp mạnh vào đất, đẩy cơ thể về phía trước, lúc đó lưng thỏ …(1)… và chân trước đánh mạnh về phía sau, chân sau về phía trước. Khi …(2)… đạp xuống đất đạp cơ thể tung mình về phía trước thì …(3)… lại đạp vào đất và cứ như vậy thỏ chạy rất nhanh với vận tốc đạt tới...
A. (1): duỗi thẳng; (2): chân sau; (3): chân trước
B. (1): cong lại; (2): chân trước; (3): chân sau
C. (1): duỗi thẳng; (2): chân trước; (3): chân sau
D. (1): cong lại; (2): chân sau; (3): chân trước
Câu 10:Hiện tượng thai sinh là?
A. Hiện tượng đẻ con có nhau thai.
B. Hiện tượng đẻ trứng có nhau thai.
C. Hiện tượng đẻ trứng có dây rốn.
D. Hiện tượng đẻ con có dây rốn.
Câu 11. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước là:
A. Thở bằng phổi và qua lớp da ẩm.
B. Đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối.
C. Mắt có mi, tai có màng nhĩ
D. Thở bằng phổi
Câu 12: Loài chim nào KHÔNG thuộc nhóm Chim bay
a. Chim đà điểu
b. Vịt trời
c. Chim én
d. Chim ưng
Câu 13: Lớp chim gồm bao nhiêu loài
a. 6600 loài
b. 7600 loài
c. 8600 loài
d. 9600 loài
Câu 14: Chim bồ câu mỗi lứa đẻ bao nhiêu trứng
a. 1 trứng
b. 2 trứng
c. 5 – 10 trứng
d. Hàng trăm trứng
Câu 15: Lông ống có tác dụng
a. Xốp nhẹ, giữ nhiệt
b. Giảm trọng lượng khi bay
c. Tạo thành cánh và đuôi chim
d. Giảm sức cản khi bay
Câu 16: Ý nghĩa của việc chim hình thành mỏ bao lấy hàm, không có răng là
a. Bắt mồi dễ hơn
b. Thân hình thoi
c. Giúp chim thăng bằng đi đứng trên cành cây
d. Làm đầu chim nhẹ hơn
Câu 17: Đặc điểm của bộ Rùa là
a. Hàm không có răng, có mai và yếm
b. Hàm có răng, không có mai và yếm
c. Có chi, màng nhĩ rõ
d. Không có chi, không có màng nhĩ
Câu 18: Đặc điểm nào của thằn lằn có giúp ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể
a. Da khô có vảy sừng bao bọc
b. Mắt có mi cử động, có nước mắt
c. Có cổ dài
d. Màng nhĩ nằm trong hốc tai
Câu 19: Thằn lằn di chuyển bằng cách
a. Thân và đuôi cử động liên tục
b. Thân và đuôi tỳ vào đất
c. Thân và đuôi tỳ vào đất, thân và đuôi cử động liên tục, chi trước và chi sau tác động vào đất
d. Chi trước và chi sau tác động vào đất
Câu 20: Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng?
A. Không có mi mắt thứ ba.
B. Không có đuôi.
C. Da khô, có vảy sừng bao bọc.
D. Vành tai lớn.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng?
A. Ưa sống nơi ẩm ướt.
B. Hoạt động chủ yếu vào ban ngày, con mồi chủ yếu là sâu bọ.
C. Là động vật hằng nhiệt.
D. Thường ngủ hè trong các hang đất ẩm ướt.
Câu 22: Trứng của thằn lằn bóng đuôi dài được thụ tinh ở
A. trong cát.
B. trong nước.
C. trong buồng trứng của con cái.
D. trong ống dẫn trứng của con cái.
Câu 23: Tập tính tự vệ của ễnh ương là
a. Ngụy trang
b. Nhảy xuống nước
c. Ẩn vào cây
d. Dọa nạt
Câu 24: Bộ Lưỡng cư có đuôi có đặc điểm
a. Hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau
b. Hai chi sau dài hơn hai chi trước
c. Thiếu chi
d. Hai chi trước dài hơn hai chi sau
Câu 25. Hiện tượng ếch đồng quanh quẩn bên bờ nước có ý nghĩa gì?
A. Giúp chúng dễ săn mồi.
B. Giúp lẩn trốn kể thù.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp qua da.
D. Giúp chúng có điều kiện để bảo vệ trứng và con non.
Trả lời câu hỏi
1. Tại sao động vật nguyên sinh có cấu tạo rất đơn giản nhưng có thể đảm nhận mọi chức năng sống một cơ thể sống/
2. Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào của cơ thể người và đông vật? vì sao? Nêu cách phòng bệnh giun đẹp kí sinh
3. Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan? Nêu cách phòng tránh bệnh sán lá gan cho trâu bò.
4. Nêu tác hại của giun đũa đối với cơ thể người? Cách phòng bệnh giun đũa cho người.
5. Nêu đặc điểm chung và ý nghĩa của nghành thân mềm?
6. Trình bày cấu tạo ngoài của tôm và chức năng của phần phụ.
7. Trình bày cấu tạo ngoài của nhện và chức năng của phần phụ.
8. So sánh động vật với thực vật. Trên thế giới động vật ngành nào có số lượng loài đông nhất?
9. Theo các bạn người nông dân cần có những biện pháp nào để phòng chống sau bệnh gây hại cho cây trồng? Trong các biện pháp đó biện pháp nào an toàn cho môi trường
Mong các bạn sớm cho mình câu trả lời!
Câu 1 nêu đặc điểm các hệ cơ quan của ếch để thấy được ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn
Câu 2 nêu rõ những đặc điểm của hệ cơ quan giúp thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn
Sự tiến hóa của các hệ cơ quan động vật thể hiện như thế nào?
Cơ quan sinh dưỡng của cá, lưỡng cư, bò sát, chim thú ?
(Cần gấp ạ)
Đặc điểm cơ quan sinh sản của chim bồ câu?
HELP!!!!
Lấy ví dụ và phân tích hoạt động của các hệ cơ quan
Giải thích một số hiện tượng:
+ Khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có vị ngọt
+ Khi nói đến từ khế ta thấy có nước bọt tiết ra
So sánh quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào và một số biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh khỏi các tác nhân gây hại
Chức năng của huyết tương và các tế bào máu
Sự khác biệt về cấu tạo giữa 3 loại mạch máu và các biện pháp bảo vệ tim mạch khỏi các tác nhân gây hại
Cho biết tiến hóa về tổ chức cơ thể và tiến hóa về sinh sản
Câu 1: Trình bày chức năng của bộ xương và hệ cơ của ếch.
Câu 2: Phân tích vai trò của lớp Thú
*Chú ý: -Phải nêu cả lợi ích và tác hại.
-Phải đưa ra ví dụ cho từng lợi ích, tác hại
Câu 3: Phân biệt hệ hô hấp, tuần hoàn của ếch đồng và thằn lằn.
Câu 4: Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.