Bài 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của hai khổ thơ trên.
2. Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu:
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
3. Đoạn trích trên thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt?
4. Theo em, phải làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
Bài 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“ Con ong làm mật yêu hoa
Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời
Con người muốn sống con ơi
Phải yêu đồng chi yêu người anh em
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa màng
Một người - đâu phải nhân gian?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!...
( Trích “ Tiếng ru” – Tố Hữu)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2: Đây là lời của ai? Nói với ai ?
Câu 3 : Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ :
« Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!... »
Câu 4 : Bài học em nhận thức được từ đoạn thơ trên.