Đề 1:
Ngay từ khi còn nhỏ, ắt hẳn ai trong chúng ta cũng từng nghe qua câu thơ này:
“Công cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.”
Đúng vậy! Tình yêu thương mà cha mẹ đối với con cái là vô bờ bến, là điểm tựa bình yên để chúng ta trở về sau những va vấp trong cuộc sống. Và hôm nay, tôi muốn dành tất cả tình cảm của mình cho người mẹ đã khổ cực suốt đời vì con.
Mẹ tôi xuất thân từ gia đình làm nông nên mẹ đã sớm chịu vất vả từ nhỏ. Đến khi lập gia đình, sinh con đẻ cái, những vất vả gian lao của mẹ lại như thêm chồng chất. Nhìn làn da mịn màng thời thiếu nữ của mẹ giờ đây khô ráp sạm nắng, đôi bàn tay sần sùi vết chai, cả mái tóc đã điểm vài sợi tóc bạc,…mà tôi không khỏi chạnh lòng. Nhưng, điều làm tôi buồn nhất khi nhìn thấy chính là đôi mắt của mẹ. Mắt mẹ giờ đây đã nhuốm màu mệt mỏi với những quầng thâm nơi mi mắt. Mẹ cơ cực là vậy, chăm chỉ làm lụng là vậy cũng chỉ mong mang lại hạnh phúc cho tổ ấm bé nhỏ của mình.
Hàng ngày, mẹ phải dậy sớm ra đồng làm việc tới tận trưa đứng bóng mới về. Tấm lưng của mẹ ướt đẫm mồ hôi, mẹ với tay cầm chiếc quạt lá mà phe phẩy để xua tan cái nóng oi bức đang vây bủa. Ấy vậy mà, vừa về đến nhà, mẹ lại phải đi chợ rồi nấu ăn cho cả gia đình. Vất vả là thế nhưng mẹ luôn đối xử dịu dàng với chị em chúng tôi. Mẹ ân cần chăm từng miếng ăn cho em nhỏ, ân cần hỏi han việc học tập của người chị lớn. Mẹ không quan tâm mình vất vả ra sao mà chỉ để ý hôm nay các con đã ăn học như thế nào. Nhìn nụ cười hiền hậu, đôi mắt ánh lên niềm hạnh phúc của mẹ khi chăm sóc chúng tôi, lòng tôi lại trào dâng một tình cảm bao la dành cho người phụ nữ giàu đức hi sinh ấy.
Ngày bé tôi hay nghịch ngợm, bị mẹ mắng, tôi đã rất ghét mẹ. Tôi tự hỏi tại sao mẹ lại có thể mắng con của mẹ như thế rồi khóc rấm rứt khi không có mẹ. Còn bây giờ, khi đã lớn hơn, tôi lại thắc mắc vì sao mẹ lại có thể hi sinh cả cuộc đời mình vì chồng vì con như thế. Mất đi tuổi thanh xuân, mất đi vẻ đẹp mặn mà của người phụ nữ, lại phải làm việc chăm chỉ để vun vén cho gia đình, hẳn mẹ đã rất mệt mỏi! Thế nhưng, mẹ không hề than phiền lấy một câu. Đối với mẹ, nhìn thấy gia đình êm ấm, đàn con ăn học tới nơi tới chốn là mẹ đã mãn nguyện lắm rồi. Chỉ cần nghĩ tới đôi tay chai sần của mẹ, rồi nụ cười hiền từ thấm đẫm gian truân, lòng tôi không khỏi bồi hồi, xót xa để rồi tình thương tôi dành cho mẹ lại ngày một sâu đậm.
Mai này khi tôi đã trưởng thành, có đủ khả năng để bước ra ngoài thế giới, tôi vẫn luôn muốn trở về quê hương. Bởi vì nơi đó có cánh đồng rộng lớn, có khóm tre mát rượi gắn với tuổi thơ, và quan trọng hơn hết, mẹ vẫn luôn đứng đó, đợi tôi trở về.
“ Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”…
Cái hình ảnh “lắc lẻo” ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam ,với nhiều phẩm chất cao quý ,nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam . “Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” không biết tre có từ đâu , nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng ,cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao.Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm ,hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng.Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi.Những cây con thì nhọn hoắt ,đâm thẳng,tự tin ,vươn lên đầy sức sống,như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà .Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật. Tre là người bạn thân của con người , từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi : tán hưng, ống thụt, làm diều ,làm lồng đèn trung thu… Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng : “ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng . Tre non đủ lá đan sàng được chăng ? “ .Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre , giường tre….Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn ,ở, làm việc ,trong phong tục ,tập quán, dựng nhà dựng cửa… từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ . “Dưới bóng tre ,thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hoá nông nghiệp , những nhọc nhằn, giần sàng, xay ,giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về , khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh.Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.Biểu cảm về cây tre Việt Nam
Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá .Từ những câu hát ,câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ.Tre với người vất vả quanh năm” , hay một khúc hát giao duyên “ Lạt này gói bánh chưng xanh.Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng” . Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê.Những buổi trưa hè lộng gió , tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình. Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước. Mai này, Khoa học kĩ thuật có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. Những lời ca gợi cho tôi nhớ về một loài hoa tôi yêu quý.
Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng trong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: “Nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp”. Phượng không đỏ thẫm nghư nhung như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay. Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành.
Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghĩ vậy thôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giác bồi hồi xao xuyến ấy. Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm. Bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế.
Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình một cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp một thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành. Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5.
Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Nhưng tôi vẫn chờ với một tình yêu và một niềm nhớ nhung da diết. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành một phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho một thời học trò đầy cảm xúc
Đề 1 :Biểu cảm về người thân (mẹ)
"Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"
Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.
Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.
Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn" quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.
"Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"
Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lớn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao chai sạn, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.
Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.
Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.
Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.
Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.
"Mẹ như biển cả mênh mông
Con luôn ghi nhớ công ơn của người".
Đề 2:
Thời thơ ấu khi còn đi học ở tiểu học đây chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con nguời. Khi nhớ đến kỉ niệm ấy, trong em lại hiện lên Những hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà em yêu quí, loài cây mà đã gắn bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương cây " Hoa học trò."
Nhìn từ xa cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù khổng lồ che mưa che nắng. Thân cây to và sần sùi. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi lên mặt đất. Những chiếc lá bé tí kết thành những tán lá rộng. Hoa phượng màu đỏ thắm vừa đẹp, vừa dẻo dai, vừa bền bỉ. Cây phượng đã cho em bóng mát. Vào giờ ra chơi cúng em thường chơi đùa dưới gốc cây phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu hay chơi bắn bi còn các bạn nữ thì chơi nhảy dây hay chơi banh đũa. Phượng là người bạn cùng đi với em trong suốt thời học trò. Cây phượng là nơi cất giữ những niềm vui nỗi buồn của tuổi học trò. Những lúc em buồn vì bị điểm kém hay vì cãi nhau với bạn bè phượng là người bạn đã lắng nghe những tâm sự của em. Những lúc em vui vì được điểm cao hay vì em lại có thêm những người bạn mới phượng là người bạn đã cùng chia sẽ với em. Lúc những búp phượng gần nở là lúc báo hiệu cho chúng em biết mùa thi sắp đến. Những đứa học trò chăm chỉ học tập phượng như rất vui. Lúc hoa phượng nở một màu đỏ thắm và tiếng ve kêu lúc báo hiệu mùa hè đã đến. Những tiếng ve kêu hoà thành một bản nhạc nghe rất vui tươi. Âm thanh của tiếng ve làm cho đời sống của chúng em trở nên rộn ràng , vui tươi. Nhưng lúc đó cũng là lúc chúng em phải chia tay mái trường tầy cô và bạn bè để bước vào kì nghỉ hè . Lúc chia tay tiếng ve kêu mà lòng em xao xuyến không nỡ rời xa . Nhưng rôi cũng đến lúc chia tay với bạn mái trường , thầy cô , bạn bè.
Vào những ngày cuối năm học chúng em thường xuống sân nhặt những đóa phượng để ép vào tập để làm kỉ niệm khó phai mờ. Những dòng lưu bút còn in trên giấy của những đứa bạn thân đã cùng em học tập, vui chơi trong suốt năm năm học vừa qua. Thế đó, cây phượng còn là người bạn thân của chúng em suốt một thời học trò nói riêng. Cây phượng còn góp phần tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, kỳ ảo nói chung. Có khi nào bạn nghĩ cây phượng sẽ rời xa mình không? Nhưng còn đối với mình cây phượng luôn đồng hành với mình suốt con đường học vấn.
Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chằng ai ngắm nhìn phượng. Chỉ còn một mình phượng nhìn theo bóng của mỗi người học trò. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỷ niệm vui buồn dưới gốc phượng. dù có ai đi đâu xa, em sẽ luôn nhớ về ngôi trường thân yêu, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.
Đề 3:
Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người đều có những thầy cô giáo mà đi suốt cả cuộc đời có lẽ ta không bao giờ tìm thấy những người như họ. Họ là những người tận tâm tận tụy với nghề lúc nào cũng chỉ nghĩ đến những học sinh yêu quý của mình. Tôi cũng có một giáo viên chủ nhiệm như thế và có lẽ trong suốt cuộc đời tôi sẽ không thể nào quên được cô.
Đó là cô An một cô giáo còn rất trẻ, cô dậy môn văn. Ngày đầu tiên khi cô vào dậy lớp tôi cô mặc một chiếc áo dài màu trắng trông cô thật trẻ trung và năng động. Cô dành một tiết đầu tiên để làm quen với lớp và tự giới thiệu về bản thân mình. Ngay từ những tiết học đầu tiên cô đã cho tôi một quan niệm hoàn toàn khác về môn văn. Môn văn đối với tôi từ trước cho đến nay là một môn cực kì khó nuốt nhưng mỗi lời cô giảng giải khiến tôi như được bước vào một thế giới khác một thế giới mà tôi có thể thỏa sức tưởng tượng và cho tôi biết thêm về tình yêu thương về tình cảm về mọi mặt trong xã hội. Cô không hắt hủi hay chê bai những đứa học kém như tôi mà thậm chí cô còn luôn quan tâm chỉ bảo một cách tận tình.
Trước đây sinh hoạt có lẽ là giờ mà bọn tôi sợ nhất nhưng kể từ khi có cô thì nó không còn đáng sợ như vậy nữa, nó là giờ mà chúng tôi lại tiếp tục được giao lưu bên cạnh đó thì cô cũng khuyên những bạn còn học kém phải phấn đấu hơn. Nhiều lúc tôi đã từng nghĩ nếu như suốt đời học sinh của tôi được học văn cô được cô làm chủ nhiệm thì hay đến mấy và có lẽ đó cũng là hy vọng của tất cả đám học trò chúng tôi. Có lẽ điều làm tôi không thể nào quên được ở cô còn là một kỉ niệm khiến tôi nhớ mãi. Đó là một lần thi cuối lì môn văn tôi được một con hai tròn trĩnh và cô yêu cầu tất cả lớp phải mang về cho bố mẹ kí vào. Điều này đối với tôi như một tiếng sét ngang tai bởi vì tôi đã hứa với ba mẹ là lần này điểm thi sẽ trên trung bình. Không thể để cho bố mẹ biết điều này được và trong đầu của một đưa trẻ no nót như tôi nảy lên một suy nghĩ sai trái.
Tôi quyết định đi lục lọi lại những quyển sổ mà bố tôi đã kí và học theo nét đó rồi kí lại. Tuy không được giống cho lắm nhưng tôi vẫn mạnh tay kí bừa ra sao thì ra. Hôm sau tôi vẫn nộp như bình thường và không thấy cô nói gì nên trong lòng tôi cảm thấy lâng lâng vui sướng. Tan trường tôi đang rảo bước thì bỗng nghe tiếng ai đó hỏi đằng sau “Khánh ơi đợi cô với”. quay lại đằng sau thì ra đó là cô An. Thì ra cô đã biết đó không phải là chữ kí của ba tôi. Tôi không nói gì mà chỉ biết khóc òa lên vì sợ hãi. Cô ôm tôi vào lòng không một lời trách phạt. Cô nói sẽ không để chuyện này cho bố mẹ tôi biết với một điều kiện là trong kì thi cuối kì tôi phải đạt được điểm khá. Điều này đối với tôi thật khó nhưng vì sợ ba nên tôi đàng gật gù đồng ý.
Chẳng mấy chốc kì thi cuối kì đã gần tới tôi đang không biết xoay xở thế nào thì chiều hôm đó cô đến với một số tài liệu trên tay và cô nói sẽ kèm tôi học. Kì thi cuối kì đã tới và một tuần sau cô An thông báo điểm, tôi đã thực sự rất bất ngờ và không tin nổi vào mắt mình là một điểm chín đỏ chói. Tôi cảm ơn cô rất nhiều và từ đó trở đi tôi môn văn trở thành một môn mà tôi rất thích. Cô chính là người mẹ thứ hai của tôi và nếu không nói quá thì cô chính là người mang đến cho tôi một cuộc sống mới hoàn toàn khác. Cô không phải là người sang trọng hay quý phái gì mà cô rất gần giũ, giản dị như chính những đứa học sinh mà cô đang dậy vậy và chính điều đó đã khiến cho những đứa học sinh nghèo như chúng tôi cảm thấy yêu thương cô đến kì lạ. Cô cũng có một cuộc sống không mấy khấm khá gì khi con phải nuôi một người em đang học đại học nhưng mỗi khi chúng tôi nghỉ phép cô luôn đến thăm động viên an ủi và luôn đem theo khi là hộp bánh khi là hộp sữa. Cô giáo tôi là như thế đấy chân thành và mộc mạc đến lạ thường.
Những bài học lời dăn dạy của cô tôi sẽ không bao giờ quên được. Hình ảnh cô và những lời nói ân cần cô chỉ bảo chúng tôi sẽ luôn khắc ghi trong tâm trí tôi.
Từ khi bước chân vào môi trường học đường, tôi đã được làm quen và tiếp xúc với rất nhiều bạn bè. Mỗi người bạn có một vẻ khác nhau và đối với mỗi người tôi lại dành cho họ những tình cảm quý mến khác nhau. Nhưng trong rất nhiều những người bạn mà tôi quý mến ấy, người bạn mà tôi yêu quý nhất, người luôn đồng hành với tôi trong mọi niềm vui, nỗi buồn, không thể có từ nào thích hợp hơn hai tiếng “bạn thân’ để nói về bạn, đó là Minh Anh.
Minh Anh học cùng với tôi ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường. Tôi và bạn chơi với nhau cũng từ những ngày đó, nhưng để trở thành bạn thân thì tôi không nhớ rõ từ khi nào nữa. Tôi chỉ biết rằng hằng ngày chúng tôi đèo nhau đi học trên một chiếc xe đạp và có tâm sự trong lòng thì người đầu tiên tôi tìm đến là Minh Anh. Minh Anh trong mắt tôi là một cô bạn hết sức dễ thương và đáng mến. Bạn có đôi mắt to, khuôn mặt thanh tú với điểm nhấn là cái mũi dọc dừa xinh xinh. Nhưng có lẽ trong muôn vàn những thứ đáng chú ý ấy thì gây ấn tượng với tôi hơn cả là vầng trán cao biểu lộ sự thông minh, lanh lợi của bạn. Minh Anh học rất giỏi, bạn lại là cây văn nghệ xuất sắc của lớp. Mỗi lần lớp có chương trình văn nghệ thì bạn là người tư tin xung phong đầu tiên. Tôi và các bạn trong lớp đều rất thích nghe Minh Anh hát. Mỗi khi tới lượt bạn biểu diễn thì trong lớp dường như không có lấy một âm thanh nào khác ngoài tiếng hát trong trẻo như chim sơn ca của bạn. Tiếng hát ấy như xua tan hết mọi mệt nhọc sau mỗi giờ Văn, giờ Toán căng thẳng. Tôi quý Minh Anh lắm, may mắn nhất của tôi có lẽ là được làm bạn thân của bạn. Tôi còn tự hào vì có người bạn thân luôn nhiệt tình giúp đỡ người khác như Minh Anh. Trong lớp, dù chỉ chơi thân với tôi nhưng không có nghĩa là bạn không hòa đồng với mọi người. Nhắc đến Minh Anh, không ai có thể quên được hình ảnh cô lớp phó học tập gương mẫu. Nhìn khuôn mặt bạn lấm tấm mồ hôi mà vẫn say sưa giảng lại mấy bài tập khó cho các bạn trong lớp, tôi càng thêm khâm phục và yêu quý bạn hơn. Nhiều lúc chúng tôi cứ ngỡ Minh Anh chính là cô giáo nhỏ của mình.
Dáng người nhanh nhẹn với nụ cười luôn thường trực trên môi cũng không che lấp được hoàn cảnh khó khăn của bạn. Nhà Minh Anh không khá giả lắm. Lại là chị lớn trong gia đình nên hàng ngày bạn phải phụ giúp ba mẹ trông nom quán ăn nhỏ. Thời gian dành cho việc học không có nhiều mà bạn vẫn học rất giỏi, tôi hiểu bạn đã khéo léo biết bao trong việc sắp xếp một thời gian biểu phù hợp. Thương biết bao nhiêu cái dáng hình nhỏ bé mà vẫn nhanh nhẹn bưng đồ ăn cho khách của bạn. Những lúc chúng tôi tới quán, dù mệt nhọc, Minh Anh vẫn rất hồ hởi. Có lần bạn cười bảo: “Phụ quán cũng có thú vui của nó, bây giờ nếu bảo mình nghỉ làm chắc mình không chịu được đâu”. Tôi càng yêu hơn cái nghị lực phi thường của bạn. Dù bận rộn là vậy mà Minh Anh vẫn dành thời gian giúp đỡ tôi trong học tập. Có một lần tôi bị bệnh nằm ở nhà cả tuần, vậy là cả tuần Minh Anh chép bài rồi lại qua giảng bài cho tôi. Bạn muốn chắc chắn rằng sau một tuần nằm giường bệnh, khi đi học trở lại, tôi vẫn theo kịp tiến độ của lớp. Tôi biết ơn Minh Anh nhiều lắm. Lúc nào tôi cũng tự nhủ phải thật cố gắng để đáp lại xứng đáng những gì mà bạn đem lại cho tôi. Tôi hi vọng sẽ mãi mãi được chơi cùng, học cùng với Minh Anh. Có bạn là bạn thân, tôi biết tôi ngày càng sống tốt và hoàn thiện mình hơn.
Cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi người bạn tuyệt vời như vậy. Chìm trong hạnh phúc của tình bạn, tôi không quên phải luôn cố gắng để gìn giữ và làm cho tình bạn ấy ngày càng bền vững và thắm thiết hơn.