Bài 1: Thanh AB dài 160 cm, ở đầu A người ta treo một vật có khối lượng
m1 = 9kg điểm tựa O nằm cách A một đoạn 40cm.
a/ Hỏi phải treo vào đầu B một vật m2 có khối lượng bao nhiêu để
thanh cân bằng?
b/ Vật m2 giữ nguyên không đổi, bây giờ người ta di chuyển điểm tựa
O về phía đầu B và cách B một đoạn 60cm. Hỏi vật m1 ở đầu A phải thay đổi
như thế nào? Thêm hay bớt bao nhiêu?
Bài 2: Người ta dùng một thanh AB có chiều dài 120cm, ở đầu A treo vật m1 = 6kg, ở đầu B người ta treo vật m2 có khối lượng 4kg.
a/ Xác định vị trí điểm tựa O để thanh cân bằng.
b/ Giữa nguyên vật m2 và tăng khối lượng m1 lên 2kg. Để thanh AB tiếp tục cận bằng, thì điểm tựa O phải dịch chuyển như thế nào? Với một đoạn bằng bao nhiêu?
đầu B của 1 thanh đồng chất dài 1m có khối lượng 2kg có treo 1 cật có khối lượng 3kg nhờ 1 sợi dây vắt qua ròng rọc cố định . Đầu A được gắn vào bức tường nhờ 1 bản lề. hỏi ta phải móc vào điểm C của thanh 1 vật có k/lượng bao nhiêu để thanh cân bằng nằm ngang biết BC = 80cm
một thanh kim loại AB dài đồng chất và tiết diện đều có 3kg và được đạt trên mặt bàn nằm ngang hỏi ta phài treo vào đầu B một vật khối lượng m2 là bao nhiêu để đầu A của thanh bắt đầu nhấc lên khỏi mặt bàn biết khối lượng m1=5 kgvà AO=1/3AB m1 nằm chính giữa đoạn AO
Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ 100 độ C vào một lít nước nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 30 độ C biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K , của nước là 4200J/kg.K hỏi:
a/ Miếng đồng toả ra một nhiệt lượng là bao nhiêu
b/ Nhiệt độ ban đầu của nước là bao nhiêu
c/ Sau đó người ta thả thêm vào 1 miếng thép có khối lượng 500g ở nhiệt độ 80 độ C thì nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt lúc này là bao nhiêu. Biết nhiệt dung riêng của thép là 470J/kg.K
Giải giúp mình với ạ ❤️
1.Khi trời có gió, người ta căng buồm để thuyền chạy. Trong trường hợp này, dạng năng lượng nào của không khí trong khí quyển đã được sử dụng?
2.Thả một quả bóng bàn từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biêt trong quá trình rơi, cơ năng của quả bóng ở dạng nào?
3.Một lò xo treo vật m1 thì dãn một đoạn x1, treo vật m2 thì dãn đoạn x2. Biêt khối lượng m1 < m2.
a. Cơ năng của lò xo ở dạng nào?
b. Trường hợp nào có cơ năng lớn hơn? Vì sao?
4.Người ta lợi dụng nước chảy từ trên cao xuống ( thác nước ) để làm quay tua bin của nhà máy thủy điện. Hỏi nhà máy thủy điện đã dùng nguồn năng lượng nào? Năng lượng này tồn tại ở dạng cơ năng nào?
Khi đóng những cọc bêtông để làm móng cầu, người ta thường dùng búa máy. Đó là một khối sắt nặng được kéo lên cao bằng động cơ, sau đó thả xuống đập vào đầu cọc, nhờ đó cọc lún sâu vào đất. Cọc lún sâu vào đất là nhờ năng lượng của vật nào? Đó là dạng năng lượng gì?
1) Hai vật có cùng khối lượng, vật 1 ở vị trí có độ cao bằng 1/2 độ cao của vật 2. Thế năng hấp dẫn của vật 1 gấp mấy lần thế năng hấp dẫn của vật 2 ?
2) Ở cùng một độ cao nhưng m1=3m2. Thế năng hấp dẫn của vật 1 như thế nào so với thế năng hấp dẫn của vật 2 ?
3) Tại sao kéo căng dây cung thì càng bắn tên đi được càng xa ?
4) Một viên gạch nằm trên miệng giếng nước. Bạn A nói :"Thế năng của viên gạch bằng 0" . Bạn B cãi :"Gạch vẫn rơi được xuống miệng giếng và vẫn sinh công được. Như vậy thì thế năng của gạch khác 0" . Ai đúng ? Vì sao ?
5) Một quả cầu rời khỏi chân ta đang bay lên cao thì động năng, thế năng hấp dẫn của quả cầu thay đổi như thế nào ?
6) Từ điểm A, một vật được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0 . Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Cho biết cơ năng của vật tại A và C ? Giải thích ?
7) Hai mô tô chạy cùng chiều song song với nhau. Nếu lấy xe này làm vật mốc thì động năng của xe kia là bao nhiêu ? Vì sao ?
8) Có hai cốc nước đựng hai lượng nước như nhau nhưng có nhiệt độ khác nhau : Một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng :
a. Hỏi cốc nước nào có nhhieetj năng lớn hơn ? Vì sao ?
b. Nếu trộn hai cốc với nhau thì nhiệt năng của chúng thay đổi thế nào ?
9) Tại sao về mùa đông, mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày ?
Câu 1: Thả một miếng gỗ vào trong một chất lỏng thì thấy phần thể tích gỗ ngập trong chất
lỏng bằng 1/2 thể tích miếng gỗ, biết d gỗ = 6000N/m 3 . Tính trọng lượng riêng của chất lỏng
Câu 2: Một vật đượctreo vào lực kế; ngoài không khí lực kế chỉ 2,13N. Khi nhúng chìm vật
trong nước, lực kế chỉ 1,83N, biết trọng lượng riêng của nước là10000N/m 3 . Thể tích của vật
là
A. 213cm 3 . B. 396cm 3 . C. 183cm 3 . D. 30cm 3 .
Câu 3: Một cục nước đá có thể tích 360cm 3 nổi trên mặt nước; biết khối lượng riêng của
nước đá là 0,92g/cm 3 , trọng lượng riêng của nước là 10000N/m 3 . Thể tích của phần cục đá ló
ra khỏi mặt nước là
A. 28,8cm 3 B. 331,2 cm 3 C. 360 cm 3 D. 288 cm 3
Câu 4: Một thợ lặn lặn ở độ sâu 36m so với mực nước biển . Cho trọng lượng riêng trung
bình của nước là 10300N/m 3
a) Tinh áp suất ở độ sâu ấy?
b) Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 0,016 m 2 . Tính áp lực của nước tác dụng lên
phần diện tích này ?
c) Biết áp suất lớn nhất mà người có thể chịu được là 473800 N/m 2 . Hỏi người thợ lặn đó
chỉ nên lặn ở độ sau nào để có thể an toàn?
Câu 5: Một toa tàu lửa khối lượng 48 tấn có 4 trục bánh sắt, mỗi trục có 2 bánh xe, diện
tích tiếp xúc của một bánh xe với mặt ray là 4,5 cm 2 .
a) Tính áp suất của toa tàu lên đường ray khi toa tàu đỗ trên mặt ray bằngphẳng
b) Tính áp suất của toa tàu lên mặt đất nếu tổng diện tích tiếp xúc của ray và tà vẹt lên
mặt đất là 2,4m 2
Câu 6: Tác dụng một lực 380N lên pittong nhỏ của một máy ép dùng nước diện tích pittong
nhỏ là 2,5cm 2 . Của pittong lớn là 180cm 2 .
Tính áp suất tác dụng lên pittong nhỏ và lực tác dụng lên pittong lớn?
Câu 7:.Một xe tăng có trọng lượng 30.000N, diện tích tiếp xúc của các bản xích xe tăng lên
mặt đất là 1,2m 2
a) Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường?
b) Hãy so sánh áp suất của xe tăng lên mặt đất với áp suất của một người nặng 70
kg có diện tích tiếp xúc của hai bàn chân lên mặt đất là 200cm 2 và rút ra nhận xét?
Câu 8: Một thợ lặn lặn xuống độ sâu 36m so với mực nước biển. cho trọng lượng riêng
trung bình của nước là 10.300N/m 3
c) Tính áp suất ở độ sâu ấy
b) cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 0,016m 2 . Tính áp lực của nước lên phần diện
tích này .
c) Biết áp suất lớn nhất mà người thợ lặn còn có thể chụi được là 473800N/m 2 , hỏi người
thợ lặn đó chỉ nên lặn xuống độ sâu nào để có thể an toàn?
Câu 9: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là đồng, sắt, nhôm, có lượng bằng nhau. Khi
nhúng chúng ngập vào trong nước thì lực đẩy nước tác dụng vào vật nào là lớn nhất ?
A. Vật làm bằng đồng B. Vật làm bằng nhôm
C. vật làm bằng sắt D. Cả ba vật như nhau
1. nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nện vật. vì vậy
A.mật độ phân tử càng lớn thì nhiệt năng càng lớn
B.nhiệt độ của vật càng thì nhiệt năng của vật càng cao
C.áp suất khối khí càng lớn thì nhiệt năng của vật càng lớn
D.các phát biểu trên đều đúng
2.các vật có màu sắc nào sau đây sẽ hấp thụ nhiều bức xạ nhiều nhất?
A. màu trắng
B.màu xám
C.màu bạc
D.màu đen
3.trong 1 chậu đựng chất lỏng. nếu có một phần chất lỏng ở phía dưới có nhiệt đọ cao
A.có trọng lượng riêng giảm và đi lên
B.có trọng lượng riêng giảm và đi xuống
C.có trọng lượng riêng tăng và đi lên
D.có trọng lượng riêng tăng và đi xuống
4.khi 1 vật chỉ truyền nhiệt lượng cho môi trường ngoài
A.nhiệt độ của vật giảm đi
B.nhiệt độ của vật tăng lên
C.khối lượng của vật giảm đi
D.nhiệt độ và khối lượng của vật giảm đi
5.nhiệt dung riêng cảu 1 chất là:
A.nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy 1 kg chất đó
B.nhiệt lượng cần thiết để tăng hoặc giảm 1 độ C của 1kg chất đó
C.nhiệt lượng cần thiết để tăng vật làm bằng chất ấy lên thêm 1 độ C
D. nhiệt lượng có trong 1kg của chất ấy ở nhiệt đọ bình thường
6.nhiệt dung riêng của thép lớn hơn đồng. vì vậy để tăng nhiệt đọ của 2kg đồng và 2kg
thép lên thêm 10 độ C thì:
A khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối thép
B khối đồng cần ít nhiệt lượng hơn khối thép
C hai khối đều ít nhiệt lượng như nhau
D khối sắt cần nhiều nhiệt lượng hơn, vì 2kg sắt có thể tích lớn hơn 2kg đồng
7.cùng thả 3 vật bằng đá, đồng và bạc vào cùng 1 cốc nc nóng,sau khi cần bằng nhiệt so sánh nhiệt độ của 3 vật ta có
A nhiệt độ bằng nhau
B nhiệt độ của bạc>đông>đá
C nhiệt độ của đồng>bạc>đá
D nhiệt độ của đá>đồng>bạc
8. kéo 1 gáo nc có trọng lượng 60N lên cao 6m trong thời gian 0.5 phút thì có công suất là:
A360w b120w C18w D12w
9. đại lượng phụ thuộc vào lực tác dụng và quãng đường vật dich chuyển là:
A công
B công suất
C nội năng
D nhiệt năng
10. trong quá trình cơ học, cơ năng của 1 vật luôn
A ko đổi
B thay đổi
C luôn tăng
D luôn giảm
giúp mik với mik đang cần gấp :)) giúp mik nghe