Bài 3: Đơn thức

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Trung Hiếu

Cho tg ABC vuông tại A.Trên tia đối của tia AC lấy điểm I sao cho

AI=AC.Kẻ AH vuông góc BI tại H,AK vuông góc BC tại K.

a,Chứng minh tg BAI= tg BAC và BA là tia phân giác của HBK

b,Chứng minh HK // IC

Gọi M là giao điểm của KA và BI,Nnlaf giao điểm của HA và BC.Chứng minh tg AMN cân.

Trúc Giang
20 tháng 4 2020 lúc 20:14

Đơn thức

a) Có: \(\widehat{BAC}+\widehat{BAI}=180^0\) (kề bù)

\(\Rightarrow\widehat{BAI}=180^0-\widehat{BAC}=180^0-90^0\)

\(\Rightarrow\widehat{BAI}=90^0\)

Xét ΔBAI và ΔBAC ta có:

BA: cạnh chung

\(\widehat{BAI}=\widehat{BAC}\left(=90^0\right)\)

AI = AC (GT)

=> ΔBAI = ΔBAC (c - g - c)

\(\Rightarrow\widehat{ABI}=\widehat{ABC}\) (2 góc tương ứng)

Hay: \(\widehat{ABH}=\widehat{ABK}\)

=> BA là phân giác của \(\widehat{HBK}\)

b) Xét 2 tam giác vuông ΔAHB và ΔAKB ta có:

Cạnh huyền AB chung

\(\widehat{ABH}=\widehat{ABK}\left(cmt\right)\)

=> ΔAHB = ΔAKB (c.h - g.n)

=> HB = KB (2 cạnh tương ứng)

Gọi L là giao điểm AB và HK

Có: \(\widehat{ABH}=\widehat{ABK}\left(cmt\right)\)

Hay: \(\widehat{LBH}=\widehat{LBK}\)

Xét ΔBLH và ΔBLK ta có:

HB = KB (cmt)

\(\widehat{LBH}=\widehat{LBK}\)

LB: cạnh chung

=> ΔBLH = ΔBLK (c - g - c)

=> \(\widehat{BLH}=\widehat{BLK}\) (2 góc tương ứng)

Mà 2 góc này lại là 2 góc kề bù nên:

\(\widehat{BLH}=\widehat{BLK}=180^0:2=90^0\)

=> BL ⊥ HK

Hay: AB ⊥ HK (1)

Lại có: \(\widehat{BAC}=90^0\Rightarrow AC\perp AB\left(2\right)\)

Từ (1) và (2) => HK // AC


Các câu hỏi tương tự
Bùi Thị ThùyLinh
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Yen Nhi
Xem chi tiết
K.Ly
Xem chi tiết
Phạm Quang Huy
Xem chi tiết
Hải Linh Nguyễn Huy
Xem chi tiết
Sky Popcorn
Xem chi tiết
Hoàng Thiên Bảo
Xem chi tiết
nguyễn ngọc bách
Xem chi tiết
Đặng Như Ý
Xem chi tiết