Hình học lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mai Shiro

Cho tam giác ABC vuông tại A, có góc ABC= 60 độ. Tia phân giác của góc B cắt AC tại E. Từ E vẽ EH vuông góc với BC.
a) CM: Tam giác ABE=Tam giác HBE
b) Qua H vẽ HK song song với BE (K thuộc AC). CM: Tam giác EHK đều
c) HE cắt BA tại M, MC cắt BE tại N. CM: BN là đường trung trực của MC

Neet
19 tháng 1 2017 lúc 19:58

A B C E H K N M

a) xét \(\Delta\)vuông ABE và\(\Delta\)vuông HBE có:

BE là cạnh chung

gcABE=gcHBE(BE là tia p.g của gc ABC)

=> tg ABE=tgHBE(cạnh huyền góc nhọn)

b) theo câu a: tg ABE= tg HBE (cmt)=>AB=BH (1)

trong tg vuông ABC có: gc B =60o=> gc C=30o

=> AB=\(\frac{1}{2}\) BC(2)

=> BH = \(\frac{BC}{2}\)mà H thuộc BC => H là trung điểm BC

xét tg BCE có:H là TĐ của BC(cmt)

HK//BE(gt)=> K là trung điểm EC

xét tg vuông HEC có: HK là đường trung tuyến ứng vs cạnh huyền

=> HK=EK= \(\frac{EC}{2}\)=> tg HEK cân ở K

lại có:gc EKH = gc ACB+gc KHC( góc ngoài cuả tgHKC)

gc KHC=gc EBC=30o( đồng vị ,HK//BE)

do đó gc EHK=gc ACB+gc EBC=30+30=60o

tam giác cân có 1 góc = 60 o là tam giác đều

c)(nhiều cách lúm)

trong tg vuông HBM: gc HBM= 60o=>gc HMB= 30o

=>\(BH=\frac{1}{2}BM\)mà BH= \(\frac{1}{2}BC\)(cmt )

=> BM=BC=> tg BMC cân ở B

BN là đường p.g của gcMBC

=> BN đồng thời là đường trung trực của tgMBC hay của cạnh MC


Các câu hỏi tương tự
Có lẽ ... Yêu 1 người .....
Xem chi tiết
Mai Shiro
Xem chi tiết
hồ huy bảo
Xem chi tiết
Tran Lam Phong
Xem chi tiết
Tran Thu
Xem chi tiết
Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Phạm Nguyễn Thanh Tâm
Xem chi tiết
Hà Hương Linh
Xem chi tiết
Huyền Anh Kute
Xem chi tiết