Bài 4: Ôn tập chương Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thu Hương

Cho phương trình:

cos2\(x\) - (2m+1)cos\(x\) + m + 1 = 0

a) Tìm m để phương trình có 3 nghiệm thuộc \(\left[\frac{-\pi}{2};\pi\right]\)

b) Tìm m để phương trình có 5 nghiệm phân biệt thuộc \(\left(0;\frac{5\pi}{2}\right)\)

cầu cao nhân giúp mình với :(( 1 trong 2 câu thui (=^x^=) mình cảm ơn!

Nguyễn Việt Lâm
31 tháng 10 2020 lúc 22:06

\(\Leftrightarrow2cos^2x-\left(2m+1\right)cosx+m=0\)

\(\Leftrightarrow2cos^2x-cosx-2m.cosx+m=0\)

\(\Leftrightarrow cosx\left(2cosx-1\right)-m\left(2cosx-1\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left(cosx-m\right)\left(2cosx-1\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}cosx=\frac{1}{2}\\cosx=m\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=-\frac{\pi}{3}+k2\pi\\x=\frac{\pi}{3}+k2\pi\\cosx=m\end{matrix}\right.\)

a/ Do pt đầu có 2 nghiệm thuộc \(\left[-\frac{\pi}{2};\pi\right]\) (là \(x=\pm\frac{\pi}{3}\)) nên pt có 3 nghiệm thuộc khoảng đã cho khi và chỉ khi \(cosx=m\) có đúng 1 nghiệm trên khoảng đã cho

Từ đường tròn lượng giác ta được \(\left[{}\begin{matrix}m=1\\-1\le m< 0\end{matrix}\right.\)

b/ Do pt đầu có 3 nghiệm thuộc \(\left(0;\frac{5\pi}{2}\right)\) (là \(x=\frac{\pi}{3};\frac{5\pi}{3};\frac{7\pi}{3}\)) nên để pt có 5 nghiệm pb thuộc khoảng đã cho khi và chỉ khi \(cosx=m\) có 2 nghiệm pb trên khoảng đã cho

Từ đường tròn lượng giác ta suy ra \(-1< m\le0\)


Các câu hỏi tương tự
hạ băng
Xem chi tiết
phan cẩm tú
Xem chi tiết
Kuramajiva
Xem chi tiết
Ngô Chí Thành
Xem chi tiết
lu nguyễn
Xem chi tiết
James Pham
Xem chi tiết
Mai Anh
Xem chi tiết
lu nguyễn
Xem chi tiết
Ngô Chí Thành
Xem chi tiết