Cho 80g bột đồng vào 200ml dung dịch AgNO3, sau 1 thời gian phản ứng đem lọc thu được dung dịch A và 95,2g chất rắn B. Cho tiếp 80g bột chì vào dung dịch A . Phản ứng xong thì tách được dung dịch D chỉ chứa một muối duy nhất và 67,05 g chất rắn E. Cho 40g kim loại R hóa trị 2 phản ứng với 1/10 dung dịch D . Sau phản ứng hoàn toàn đem lọc tách được 44,575 g chất rắn F.
A) Tính nồng độ mol dd AgNO3 ban đầu
B) Xác định tên kim loại R
1/ Trong nước thải nhà máy có các muối Pb(NO3)2, Cu(NO3)2 là những chất độc hại. Hãy nêu phương pháp hóa học xử lý nước thải này trước khi cho chảy vào sông ngòi.
2/ Tách Al có lẫn Ag và Cu.
3/ Từ Fe các hóa chất cần thiết hãy viết các phương trình hóa học điều chế Fe2O3.
4/ Dung dịch MgSO4 có lẫn một ít dung dịch CuSO4 và FeSO4. Bằng phương pháp hóa học hãy nêu cách làm sạch dung dịch MgSO4.
5/Trinh bày cách tách dung dịch Cu(NO3)2 có trong hỗn hợp gồm 2 dung dịch Cu(NO3)2 và dung dịch AgNO3. Viết phương trình phản ứng và giải thích.
6/ Tinh chế Ag từ hỗn hợp: Zn, Fe, Ag
7/ Bằng cách nào từ Cu có thể điều chế Cu(OH)2. Viết phương trình phản ứng.
Hoàn thành sơ đồ phản ứng, biết A, B, C, D là các chất khác nhau
KClO3 ---> A ---> B ---> C ---> D ---> Pb
D -> NaOH
Viết phương trình hoá học của cacbon với các oxit sau:
a/CuO, b/PbO c/CO2 d/FeO
Hãy cho biết các loại phản ứng: Vai trò của C trong các phản ứng, ứng dụng của các phản ứng đó trong sản xuất
1 thanh sắt 100g nhúng vào 100ml hỗn hợp Cu(NO3)2 0,2 M và AgNO3 0,2M. Sau 1 thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch, làm khô, cân được 101,72g(giả thiết các kim loại tạo ra đều bám hết vào thanh sắt)
a. Tính khối lượng sắt đã phản ứng. b.Giả sử thể tích dung dịch sau phản ứng ko thay đổi. Tính nồng độ MOL sau phản ứng.
Có 4 kim loại: A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng :
a) A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hiđro.
b) C và D không có phản ứng với dung dịch HCl.
c) B tác dụng với dung dịch muối của A và giải phóng A.
d) D tác dụng được với dung dịch muối của C và giải phóng C.
Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hoá học giảm dần):
a) B, D, C, A; b) D, A, B, C ;
c) B, A, D, C ; d) A, B, C, D ; e) C, B, D, A.
Hai lá kim loại X hóa trị 2 có khối lượng bằng nhau. một lá ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2 một lá ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2. Sau 1 thời gian phản ứng khối lượng lá thứu nhất giảm đi 0,2%, khối lượng là thứ 2 tăng 28,4% so với ban đầu. Xác định X biết rằng trong cả hai trường hợp X bị hòa tan như nhau
Cho 21g MgCO3 tác dụng với một lương vừa đủ dd HCl 2M, khí sinh ra đc dẫn vào nước vôi trong lấy dư, thu đc một kết tủa
a/ Viết PTHH của các phản ứng xảy ra
b/ Tính thể tích dd HCl đã dùng
c/ Tính khối lượng kết tủa tạo thành. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.