Vậy “giả thuyết”, hoặc “giả thuyết khoa học”, hoặc đơn giản hơn, “giả thuyết nghiên cứu” (Hypothese) là gì? Sách hướng dẫn NCKH nước ngoài phần lớn định nghĩa giả thuyết là một sự giải thích (explanation) sơ bộ về bản chất sự vật. Trong các bài giảng về phương pháp luận NCKH, chúng tôi đưa ra những định nghĩa để người học dễ thao tác hơn: “Giả thuyết là nhận định sơ bộ, là kết luận giả định của nghiên cứu”, hoặc “Giả thuyết là luận điểm cần chứng minh của tác giả”, hoặc, đối với những người mới làm quen với NCKH, chúng tôi đưa ra một định nghĩa rất đơn giản: “Giả thuyết là câu trả lời sơ bộ, cần chứng minh, vào câu hỏi nghiên cứu của đề tài”.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về giả thuyết khoa học: Black và Champion (1976) định nghĩa giả thuyết là"phát biểu thiên về một cái gì đó mà tính xác thực của nó chưa được biết đến" Theo Bailey(1978), giả thuyết là"Một mệnh đề được phát biểu dưới hình thức có thể kiểm chứng được và điều đó tiên đoán mối quan hệ đặc thù giữa hai hay nhiều biến số. Nói cách khác, nếu ta nghĩ rằng có mối quan hệ nào đó thì trước tiên hãy phát biểu điều đó dưới dạng giả thuyết, rồi sau đó kiểm thử giả thuyết này trong lĩnh vực tương ứng". Theo Kerlinger(1986): " Giả thuyết là một mệnh đề phỏng đoán về mối quan hệ giữa 2 hay nhiều biến số." Theo Vũ Cao Đàm (2005), giả thuyết là một nhận định sơ bộ "một kết luận giả định về bản chất sự vật, do người nghiên cứu đặt ra để chứng minh hoặc bác bỏ" Từ các định nghĩa trên, rõ ràng một giả thuyết gồm có các đặc tính sau: -là một mệnh đề có tính định hướng...