Văn bản ngữ văn 10

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
namblue

cho mk xin dàn ý của bài : Hãy nêu vẻ đẹp chân dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ"Nhàn''

Giúp mk vs ạ mk đang cần gấp.mong mọi người giúp vs ạ...thanks

ĐỖ CHÍ DŨNG
30 tháng 10 2019 lúc 20:19
I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi tập: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn nhất Việt Nam thế kỉ XVI với những sáng tác ghi dấu mốc lớn trên con đường phát triển lịch sử văn học. Bạch vân quốc ngữ thi tập là tập thơ Nôm nổi tiếng của ông.

- Giới thiệu bài thơ Nhàn (xuất sứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung): là bài thơ Nôm số 73 trong tập Bạch vân quốc ngữ thi tập, làm khi tác giả cáo quan về ở ẩn, nói về cuộc sống thanh nhàn nơi thôn dã và triết lí sống của tác giả.

II. Thân bài

1. Hai câu đề: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Mai, quốc, cần câu: Là những dụng cụ lao động cần thiết, quen thuộc của người nông dân.

- Phép liệt kê kết hợp với số từ “một”: Gợi hình ảnh người nông dân đang điểm lại công cụ làm việc của mình và mọi thứ đã sẵn sàng.

- Nhịp thơ 2-2-3 thong thả đều đặn

→ Cuộc sống ở quê nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn bó với công việc nặng nhọc, vất vả, lam lũ của một lão canh điền. Nhưng tác giả rất yêu và tự hào về thú vui điền viên ấy

- Trạng thái “thơ thẩn”: chăm chú vào công việc, tỉ mẩn

→ Tâm trạng hài lòng, vui vẻ cùng trạng thái ung dung, tự tại của nhà thơ.

- Cụm từ phủ định “dầu ai vui thú nào”: Phủ nhận những thú vui mà người đời thường hay theo đuổi.

⇒ Hai câu thơ khái quát hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà vất vả, lam lũ, mệt nhọc nhưng tâm hồn lúc nào cũng thư thái, thanh thản.

⇒ Tâm thế ung dung, tự tại, triết lí sống nhàn của ẩn sĩ “nhàn tâm”.

2. Hai câu thực: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Nghệ thuật đối: ta – người, dại – khôn: Nhấn mạnh quan niệm sống mang tính triết lí, thâm trầm của nhà thơ.

- Nghệ thuật ẩn dụ:

+ “Nơi vắng vẻ”: Tượng trưng cho chốn yên tĩnh, thưa người,nhịp sống yên bình, êm ả. Ở đây ngụ ý chỉ chốn quê nhà

+ “Chốn lao xao”: Tượng trưng cho chốn ồn ào, đông đúc huyên náo, tấp nập, cuộc sống xô bồ, bon chen, giành giật, đố kị. Ở đây chỉ chốn quan trường.

- Cách nói ngược: Ta dại – người khôn:

+ Ban đầu có vẻ hợp lí vì ở chốn quan trường mới đem lại cho con người tiền tài danh vọng, còn ở thôn dã cuộc sống vất vả, cực khổ.

+ Tuy nhiên, dại thực chất là khôn bởi ở nơi quê mùa con người mới được sống an nhiên, thanh thản. Khôn thực chất là dại bởi chốn quan trường con người không được sống là chính mình

⇒ Thể hiện quan niệm sống “lánh đục về trong” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

⇒ Thái độ tự tin vào sự lựa chọn của bản thân và hóm hỉnh mỉa mai quan niệm sống bon chen của thiên hạ.

3. Hai câu luận: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.

- Sự xuất hiện của bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông.

- Cuộc sống gắn bó, hài hòa với tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Việc ăn uống: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá.

- Là những món ăn thôn quê dân giã, giản dị thanh đạm và có nguồn gốc tự nhiên, tự cung tự cấp

- Chuyện sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

- Thói quen sinh hoạt tự nhiên, thoải mái, có sự giao hòa, quấn quýt giữa con người với thiên nhiên.

- Cách ngắt nhịp 4/3 nhịp nhàng, kết hợp với cách điệp cấu trúc câu.

→ Gợi sự tuần hoàn, nhịp nhàng thư thái, thong thả.

⇒ Hai câu thơ miêu tả bức tranh bốn mùa có cả cảnh đẹp, cả cảnh sinh hoạt của con người

⇒ Sự hài lòng về cuộc sống đạm bạc, giản dị, hòa hợp với tự thiên mà vẫn thanh cao, tự do thoải mái của Nguyễn Bỉnh Kiêm.

4. Hai câu kết: Triết lí sống nhàn

- Sử dụng điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao

→ Thể hiện sự tự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhẹ vinh hoa phù phiếm.

- Động từ “nhìn xem”: Tô đậm thế đứng cao hơn người đầy tự tin của Nguyễn Bỉnh Khiêm

⇒ Triết lí sống Nhàn: Biết từ bỏ những thứ vinh hoa phù phiếm vì đó chỉ là một giấc mông, khi con người nhắm mắt xuôi tay mọi thứ trử nên vô nghĩa, chỉ có tâm hồn, nhân cách mới tồn tại mãi mãi.

⇒ Thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Coi khinh danh lợi, cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sáng.

5. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, dễ cảm

- Cách kể, tả tự nhiên, gần gũi

- Các biện pháp tu từ: Liệt kê, đối lập, điển tích điển cố.

- Nhịp thơ chậm, nhẹ nhàng, hóm hỉnh

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nhàn

- Thể hiện những cảm nhận của mình về bài thơ: Là bài thơ hay, giàu ý nghĩa.

Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
31 tháng 10 2019 lúc 11:45

1. Hai câu đề: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Mai, cuốc, cần câu: Là những dụng cụ lao động cần thiết, quen thuộc của người nông dân.

- Phép liệt kê kết hợp với số từ “một”: Gợi hình ảnh người nông dân đang điểm lại công cụ làm việc của mình và mọi thứ đã sẵn sàng.

- Nhịp thơ 2-2-3 thong thả đều đặn

→ Cuộc sống ở quê nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn bó với công việc nặng nhọc, vất vả, lam lũ của một lão canh điền. Nhưng tác giả rất yêu và tự hào về thú vui điền viên ấy.

- Trạng thái “thơ thẩn”: chăm chú vào công việc, tỉ mẩn

→ Tâm trạng hài lòng, vui vẻ cùng trạng thái ung dung, tự tại của nhà thơ.

- Cụm từ phủ định “dầu ai vui thú nào”: Phủ nhận những thú vui mà người đời thường hay theo đuổi.

⇒ Hai câu thơ khái quát hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà vất vả, lam lũ, mệt nhọc nhưng tâm hồn lúc nào cũng thư thái, thanh thản.

⇒ Tâm thế ung dung, tự tại, triết lí sống nhàn của ẩn sĩ “nhàn tâm”.

2. Hai câu thực: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Nghệ thuật đối: ta – người, dại – khôn: Nhấn mạnh quan niệm sống mang tính triết lí, thâm trầm của nhà thơ.

- Nghệ thuật ẩn dụ:

+ “Nơi vắng vẻ”: Tượng trưng cho chốn yên tĩnh, thưa người, nhịp sống yên bình, êm ả. Ở đây ngụ ý chỉ chốn quê nhà

+ “Chốn lao xao”: Tượng trưng cho chốn ồn ào, đông đúc huyên náo, tấp nập, cuộc sống xô bồ, bon chen, giành giật, đố kị. Ở đây chỉ chốn quan trường.

- Cách nói ngược: Ta dại – người khôn:

+ Ban đầu có vẻ hợp lí vì ở chốn quan trường mới đem lại cho con người tiền tài danh vọng, còn ở thôn dã cuộc sống vất vả, cực khổ.

+ Tuy nhiên, dại thực chất là khôn bởi ở nơi quê mùa con người mới được sống an nhiên, thanh thản. Khôn thực chất là dại bởi chốn quan trường con người không được sống là chính mình

⇒ Thể hiện quan niệm sống “lánh đục về trong” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

⇒ Thái độ tự tin vào sự lựa chọn của bản thân và hóm hỉnh mỉa mai quan niệm sống bon chen của thiên hạ.

3. Hai câu luận: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.

- Sự xuất hiện của bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông.

- Cuộc sống gắn bó, hài hòa với tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Việc ăn uống: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá.

- Là những món ăn thôn quê dân giã, giản dị thanh đạm và có nguồn gốc tự nhiên, tự cung tự cấp

- Chuyện sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

- Thói quen sinh hoạt tự nhiên, thoải mái, có sự giao hòa, quấn quýt giữa con người với thiên nhiên.

- Cách ngắt nhịp 4/3 nhịp nhàng, kết hợp với cách điệp cấu trúc câu.

→ Gợi sự tuần hoàn, nhịp nhàng thư thái, thong thả.

⇒ Hai câu thơ miêu tả bức tranh bốn mùa có cả cảnh đẹp, cả cảnh sinh hoạt của con người

⇒ Sự hài lòng về cuộc sống đạm bạc, giản dị, hòa hợp với tự thiên mà vẫn thanh cao, tự do thoải mái của Nguyễn Bỉnh Kiêm.

4. Hai câu kết: Triết lí sống nhàn

- Sử dụng điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao

→ Thể hiện sự tự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhẹ vinh hoa phù phiếm.

- Động từ “nhìn xem”: Tô đậm thế đứng cao hơn người đầy tự tin của Nguyễn Bỉnh Khiêm

⇒ Triết lí sống Nhàn: Biết từ bỏ những thứ vinh hoa phù phiếm vì đó chỉ là một giấc mộng, khi con người nhắm mắt xuôi tay mọi thứ trở nên vô nghĩa, chỉ có tâm hồn, nhân cách mới tồn tại mãi mãi.

⇒ Thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Coi khinh danh lợi, cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sáng.


Khách vãng lai đã xóa
Phương Dung
31 tháng 10 2019 lúc 17:54

Tham khao nha:

A. Mở bài:

– Nhàn là một chủ đề lớn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cả trong thơ chữ Hán và chữ Nôm: “rỗi nhàn”, “thân nhàn”, “phận nhàn”…Bài thơ Nhàn là bức chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm được chụp từ nhiều góc độ khác nhau: cuộc sống, tâm hồn và trí tuệ.

B. Thân bài:

a. Góc độ thứ nhất, Nhàn là bức chân dung cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

– Hai câu đầu thể hiện vẻ đẹp của ông trong cuộc sống thuần hậu:

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

+ Cụ Trạng về sống giữa thôn quê như một “lão nông tri điền”, với những công cụ quen thuộc của nhà nông: “mai” để đào đất, “cuốc” để xới đất, “cần câu” để câu cá. Cách sử dụng số từ : “Một…, một…, một…” cho thấy tư thế hoàn toàn chủ động, chu đáo và sẵn sàng của ông, hòa vào cuộc sống mới – cuộc sống của những người nông dân lam lũ, vất vả. Thái độ của Cụ Trạng hoàn toàn vui vẻ, không chút buồn phiền: “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”

– Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn mang đậm vẻ đạm bạc mà thanh cao:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

+ Sự đạm bạc là ở những thức ăn quê mùa, dân dã: măng trúc, giá đỗ. Các món ăn đạm bạc, cây nhà lá vườn do chính bàn tay và sức lao động của Cụ Trạng làm ra. Không chỉ thế, ông sinh hoạt cũng như bao người dân quê khác: không cao sang, quyền quý, mà cũng tắm hồ, tắm ao…
+ Đạm bạc mà không ảm đạm. Đạm bạc mà thanh cao. Cuộc sống thanh cao trong sự trở về với thiên nhiên, mùa nào thức ấy.

Hai câu thơ là một bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với bốn mùa : xuân, hạ, thu, đông.

b. Góc độ thứ hai, Nhàn là bức chân dung tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

– Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn là người thẳng thắn, trung nghĩa. Vì dâng sớ xin vua chém mười tám tên lộng thần không được, nên ông cáo quan về quê sống, chứ không phải ông trốn tránh cuộc đời như nhiều người nghĩ. Nhờ vậy, chúng ta mới có dịp tìm hiểu con người ông qua Nhàn – một bài thơ được sáng tác khi ông đã rời bỏ chốn quan trường.

– Yêu thiên nhiên nên ông trở về sống với thiên nhiên. Yêu đến độ giữa con người và thiên nhiên không còn khoảng cách. Bốn mùa, mùa nào cũng có những ưu đãi cuộc sống thanh tao của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Về với thiên nhiên, sống hòa hợp với tự nhiên là thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục, không bị cuốn hút vào vòng xoáy danh lợi.

– Nhân cách của ông đối lập với danh lợi như nước với lửa:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao.

+ “Nơi vắng vẻ” đối lập với “chốn lao xao”, “ta dại” đối lập với “người khôn”. Ta tìm nơi vắng vẻ là nơi không người cầu cạnh ta, ta cũng không cầu cạnh người, là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, thảnh thơi của tâm hồn. Người đến chốn lao xao là đến chốn sang trọng, ngựa xe tấp nập, thủ đoạn, bon chen, mua danh bán tước…Thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự phủ nhận danh lợi : “Để rẻ công danh đổi lấy nhàn” (thơ Nôm, bài 13).

c. Góc độ thứ 3, Nhàn là bức chân dung trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm

– Cụ Trạng là người trí tuệ sáng suốt, tỉnh táo và uyên thâm. Ông tìm đến say để mà tỉnh:

Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Ông tỉnh táo chọn lựa cho mình một nơi thư thái của tâm hồn “nơi vắng vẻ”, mặc cho người đời đua nhau tìm “chốn lao xao”. Như vậy không có nghĩa là ông thích cuộc sống nhàn hạ, thích hưởng thụ, thích xa lánh xã hội và cuộc đời. Ông chỉ muốn bảo toàn nhân cách trong sạch của mình giữa cuộc sống phàm tục, muốn tìm về với thiên nhiên xa rời danh lợi. Bởi ông nhận ra công danh, phú quý chỉ là giấc chiêm bao.

C. Kết bài:

Bài thơ là bức chân dung tự họa của Nguyễn Bỉnh Khiêm về con người và nhân cách. Qua Nhàn, chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn quan điểm của Bạch Vân cư sĩ về cuộc sống Nhàn. Nhàn ở đây là hòa mình vào thiên nhiên, phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao. Chúng ta hãy xác định cho mình một quan điểm sống phù hợp, đừng vì danh lợi và những thứ xa hoa phù phiếm mà đánh mất đi nhân cách của mình. Chúng ta hãy cống hiến hết mình cho dân, cho nước mà không chút vụ lợi vì bản thân.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
GUD GUYS
Xem chi tiết
Y Nhi
Xem chi tiết
Anh Mii
Xem chi tiết
Trâm Nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Thị Tâm
Xem chi tiết
namblue
Xem chi tiết
Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Khánh Linh
Xem chi tiết
Kẹo Oo
Xem chi tiết